Những câu hỏi liên quan
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
1 tháng 1 2019 lúc 2:40

Chọn B

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
26 tháng 9 2019 lúc 18:26

Đáp án B

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
19 tháng 7 2018 lúc 7:02

HƯỚNG DẪN

- Căn cứ vào bản đồ nhiệt độ trung bình tháng V - X (mùa hạ) ở trang 9 (Khí hậu) để làm sáng rõ nhận định nhiệt độ trung bình về mùa hạ của Nam Bộ thấp hơn nền nhiệt độ vào mùa hạ ở Bắc Trung Bộ, đồng bằng Bắc Bộ và nam Tây Bắc.

- Do sự khác nhau về góc nhập xạ, nên khu vực ở gần Xích đạo thường có nhiệt độ trung bình cao hơn ở những nơi xa Xích đạo.

- Tuy nhiên, ở nước ta về mùa hạ, gió Tây Nam TBg thổi đến gặp dãy Trường Sơn, gây mưa ở sườn Tây. Khi vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi chạy dọc biên giới Việt - Lào, tràn xuống vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ và phần nam của khu vực Tây Bắc, trở nên khô nóng, làm nhiệt độ tăng cao hơn hẳn sự thay đổi nhiệt độ theo chiều từ bắc vào nam, dẫn đến nhiệt độ trung bình trong những tháng đầu mùa hạ tăng cao hơn nhiều so với Nam Bộ. (Cứ xuống thấp 100m, nhiệt độ tăng 1°C; trong khi đó, khi đi về phía Xích đạo, cứ cách 1 vĩ độ, nhiệt độ chỉ tăng lên khoảng 0,1°C.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
26 tháng 10 2019 lúc 11:46

HƯỚNG DẪN

- Khối khí từ cao áp chí tuyến Bán cầu Nam sau khi vượt qua vùng biển Xích đạo rộng lớn, đã bị biến tính, thổi vào nước ta theo hướng tây nam (gió mùa Tây Nam) có tầng ẩm rất dày, vượt qua các địa hình cao chắn gió và gây mưa cả ở hai phía của sườn núi.

- Khối khí nhiệt đới nóng ẩm Bắc Ấn Độ Dương thổi vào nước ta theo hướng tây nam, có tầng ẩm mỏng hơn, nên chỉ gây mưa lớn ở sườn đón gió; sau khi vượt qua đỉnh núi cao, không còn ẩm nữa, trở nên khô và nhiệt độ tăng lên khi xuống thấp, gây nên thời tiết khô nóng ở sườn khuất gió.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
12 tháng 5 2019 lúc 11:26

HƯỚNG DẪN

a) Vào mùa đông ở vùng khí hậu Nam Bộ khô nóng, còn ở vùng khí hậu Trung và Nam Bắc Bộ lạnh và có mưa phùn.

- Mùa đông ở Nam Bộ chịu tác động của gió Tín phong Bán cầu Bắc thổi từ cao áp chí tuyến Tây Thái Bình Dương đến; đây là khối khí khô, nóng và ổn định nên gây ra thời tiết khô nóng.

- Trung và Nam Bắc Bộ về mùa đông chịu tác động của gió mùa Đông Bắc thối từ áp cao phương Bắc về nên lạnh, sang nửa sau mùa đông gió này lệch về biển nên tăng độ ẩm và gây mưa phùn khi vào Bắc Bộ.

b) Mùa mưa ở Nam Bộ kéo dài hơn ở Bắc Bộ, trong mùa đông ở Bắc Bộ vẫn có những ngày nhiệt độ khá cao, nóng như mùa hạ:

- Mùa mưa ở Bắc Bộ và Nam Bộ trùng với thời gian hoạt động của gió mùa mùa hạ; do tác động kéo dài của gió mùa Tây Nam ở Nam Bộ nên mùa mưa ở đây kéo dài hơn ở Bắc Bộ.

- Mùa đông ở Bắc Bộ có gió mùa Đông Bắc thổi theo từng đợt gây lạnh. Giữa những đợt thổi của gió mùa Đông Bắc, Tín phong Bán cầu Bắc mạnh lên, làm nhiệt độ tăng khá cao

c) Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có chế độ nhiệt ít biến động và không có mùa đông lạnh như ở hai miền địa lí tự nhiên khác.

- Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ vào khoảng thời gian từ tháng IX - IV chịu tác động của Tín phong Bán cầu Bắc từ cao áp chí tuyến Tây Thái Bình Dương thổi đến. Khối khí này khô, nóng, tương đối ổn định nên làm chế độ nhiệt ở đây ít biến động.

- Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ về mùa đông (từ tháng XI - IV) chịu tác động của gió mùa Đông Bắc từ cao áp phương Bắc tràn về nên lạnh và có nhiều biến động. Tín phong Bán cầu Bắc thổi từ cao áp chí tuyến Tây Thái Bình Dương cũng hoạt động mạnh lên ở hai miền này vào những lúc gió mùa Đông Bắc suy yếu, góp phần làm biến động chế độ nhiệt.

d) Tuy có mưa phùn vào mùa đông, nhưng lượng mưa trung bình năm của vùng khí hậu Đông Bắc Bắc Bộ vẫn nhỏ hơn ở vùng khí hậu Nam Bộ:

- Nam Bộ có lượng mưa lớn trong suốt cả các tháng về mùa mưa do chịu tác động mạnh của gió Tây Nam từ cao áp Bắc Ấn Độ Dương đến vào đầu hạ và gió mùa Tây Nam có nguồn gốc từ Bán cầu Nam lên vào giữa và cuối mùa hạ.

- Bắc Bộ vào đầu mùa hạ chỉ có mưa dông nhiệt, lượng mưa không lớn; đến khoảng tháng VIII lượng mưa mới lớn do tác động của dải hội tụ và gió mùa Đông Nam (gió mùa Tây Nam). Cuối mùa mưa, vào khoảng tháng X, những đợt gió mùa Đông Bắc tràn về sớm làm giảm lượng mưa.

Bình luận (0)
Hồng Nhung
Xem chi tiết
Hỉ  Dg
Xem chi tiết
Quang Nhân
10 tháng 6 2021 lúc 8:20

Trường Sơn Đông ; Trường Sơn Tây - bên nắng đốt - bên mưa quây Hiện tượng khí hậu trên ở bắc Trung Bộ nguyên nhân cơ bản do

A. Ảnh hưởng của gió mùa đông bắc và yếu tố địa hình

B. Ảnh hưởng của gió mùa tây nam và yếu tố địa hình

C. Ảnh hưởng của gió tín phong

D. Gió đông nam mang hơi nước từ biển Đông vào

Bình luận (2)
Nông Quang Minh
6 tháng 7 2021 lúc 11:47

B nha bạn

Bình luận (0)
Vy Phạm Yến Dương
4 tháng 11 2021 lúc 10:31

Câu B nha

 

Bình luận (0)
Nhi Vũ
Xem chi tiết
Giang シ)
9 tháng 5 2022 lúc 21:03

Khí hậu của môi trường đới ôn hòa mang tính chất trung gian, thể hiện qua:
- Mùa đông ở đây lạnh hơn môi trường đới nóng nhưng chưa bằng môi trường đới lạnh.
- Mùa hè không nóng bằng môi trường đới nóng nhưng cũng chưa bằng môi trường đới lạnh.
+ Ngoài mang tính chất trung gian thì khí hậu đới ôn hòa còn mang tính chất thất thường:
- Các đợt khí nóng và khí lạnh đột ngột tràn xuống khiến cho nhiệt độ thay đổi chỉ trong vài giờ.
- Gió Tây ôn đới và các khối khí từ đại dương làm cho thời tiết của Đới Ôn hòa trở nên khó dự báo.

Bình luận (0)
Nguyễn Hồng Liên
Xem chi tiết
_BQT_Smod B~ALL~F_
10 tháng 5 2018 lúc 20:21

Vào mùa hạ, gió fơn Tây Nam mang đến thời tiết khô nóng cho vùng Bắc Trung Bộ nước ta vì:

Khối khí từ bán cầu nam vượt qua xích đạo đổi hướng, khi đến Thượng Lào gió đã bị chắn bởi dãy Trường Sơn Bắc. Dãy Trường Sơn Bắc chạy gần như vuông góc với hướng gió, lại có sườn đón gió thoải nên khối khí đã gây mưa hết bên sườn đón gió (sườn Tây) khi tràn vào nước ta gió đã biến tính và trở nên cực kỳ khô và nóng.

Đúng đó ! Tick nha cảm ơn nhiều !


Bình luận (0)