Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nhi Nguyễn
Xem chi tiết
mhuyen
Xem chi tiết
(-_-)Hmmmm
9 tháng 12 2021 lúc 14:33

một số câu như này thì dài quá mik mất quá nhiều thời gian để làm bạn cố gắng tra gu gồ ... để làm nhé

 

Vương Hương Giang
9 tháng 12 2021 lúc 14:39

Bn có thể chia ra để dễ lm hơn nhé

Đại Tiểu Thư
9 tháng 12 2021 lúc 14:51

Tham khảo:

Câu 1: 

Thế nào là khoan dung? 

⇒ Khoan dung có nghĩa là rộng lòng tha thứ. Người có lòng khoan dung luôn tôn trọng và thông cảm với người khác, biết tha thứ cho người khác khi họ hối hận và sửa chữa sai lầm.

Biểu hiện của lòng khoan dung :

- Biết tha lỗi cho người khác khi họ đã biết lỗi.

- Có tấm lòng luôn bao dung và rộng lượng.

- Biết đặt mình vào vị trí của người khác.

- Biết cảm thông cho người khác.

.....

Những câu châm ngôn,danh ngôn,tục ngữ hoặc câu ca dao nói về lòng khoan dung:

- Cao cành nở ngọn, mọi bạn mọi đến.

- Đánh kẻ chạy đo, không ai đánh người chạy lại.

- Chín bỏ làm mười.

- Một sự nhịn là chín sự lành.

...

Câu 2 :
Theo dự thảo, các tiêu chuẩn danh hiệu về Gia đình văn hóa gồm: 1- Gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng; pháp luật của Nhà nước; tích cực tham gia các phong trào thi đua của địa phương nơi cư trú; 2- Gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, tương trợ giúp đỡ mọi người trong cộng đồng; 3- Tổ chức lao động, ...

 

- Xây dựng Gia đình văn hóa có ý nghĩa rất quan trọng trong chiến lược xây dựng con người, xây dựng xã hội văn minh hiện đại, giàu bản sắc văn hóa dân tộc. ... Người ta thường nói gia đình là tế bào của xã hội, tế bào ấy có lành mạnh thì xã hội mới phát triển tốt đẹp.

 

Là học sinh chúng ta cần:

- Không cãi vã với những thành viên trong gia đình.

- Xây dựng cuộc sống văn minh.

- Tạo mối quan hệ tốt với hàng xóm,láng giếng.

...

 

Câu 3:

Vì :

+ giúp ta có thêm kinh nghiệm,sức mạnh để vươn lên trong cuộc sống.

+ giúp ta nhớ về cội nguồn của gia đình,dòng họ.

+ Thể hiện đạo lí " Uống nước nhớ nguồn ".

....

Trách nhiệm của công dân trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống gia đìn,dòng họ :

- Bảo vệ truyền thống.

- Tự hào về truyền thống gia đình,dòng họ.

- Không mặc cảm về truyền thống gia đình,dòng họ.

...

Câu 4:

a) Nhận xét của em về :

- Cô T : Cô T là bao dung độ lượng.

- Cô M: Cô M là người hay nói xấu về cô T.

b) Qua tình huống trên,em rút ra bài học cho bản thân nên có lòng bao dung độ lượng.

ngọc baby
Xem chi tiết
chuche
30 tháng 12 2021 lúc 14:01

tk:

c13:

 

Biểu hiện của lòng khoan dung: Lòng khoan dung là một đức tính cao quý của con người, lòng khoan dung được thể hiện rất rõ qua sự thấu hiểu, sự đồng cảm của một người đối với một hoặc nhiều người. Người có lòng khoan dung sẽ dễ dàng tha thứ cho người khác khi người đó biết hối lỗi. ý nghĩa của khoan dung. Là một đức tính quí báu của con người. 

 

 c14:Khoan dung có nghĩa là rộng lòng tha thứ, bỏ qua cho lỗi lầm hoặc sai phạm của người khác đối với mình. Người có lòng khoan dung luôn tôn trọng và thông cảm với người khác, biết tha thứ cho người khác khi họ hối hận và sửa chữa lỗi lầm. Người bao dung, độ lượng sẽ được mọi người yêu mến, tin cậy và có nhiều bạn tốt.  

 

c15:Gia đình văn hoá là gia đình hoà thuận, hạnh phúc, tiến bộ, làm tốt nghĩa vụ công dân, thực hiện kế hoạch hóa gia đình. - Để xây dựng gia đình văn hóa, thì mỗi người trong gia đình cần thực hiện đúng bổn phận và trách nhiệm, sống giản dị, không sa vào tệ nạn xã hội. -------- 

 

 c18:Biểu hiện của tính tự tin: Chủ động trong mọi công việc Dám tự quyết định và hành động một cách chắc chắn, không hoang mang dao động   

Ng Ngann
30 tháng 12 2021 lúc 15:48

Câu 13. Biểu hiện của khoan dung là gì?

→ Khoan dung là lòng vị tha,biết thông cảm và biết tha lỗi cho người khác khi họ đã biết lỗi.

Câu 14. Ý nghĩa của khoan dung đối với cuộc sống?

→ Khoan dung trong cuộc sống giúp chúng ta được mọi người yêu mến và được mọi người tin cậy.

Câu 15. Ý nghĩa của việc xây dựng gia đình văn hóa?

→ Ý nghĩa : giúp gia đình chúng ta phấn đấu,noi theo để trở thành một  cộng đồng văn hóa.

Câu 16.  Bản thân có vai trò gì trong việc xây dựng gia đình văn hóa?

→ Bản thân em có vai trò như : giúp mọi người nhận thực được đâu là đúng và đâu là sai,....

Câu 17.

Câu 17. Kể tên một số truyền thống tốt đẹp của gia đình cần được giữ gìn và phát huy?

→ Một số truyền thống tốt đẹp của gia đình,dòng họ :

+ Truyền thống hiếu học.

+ Truyền thống ca hát.

+ Truyền thống dệt vải.

....

Có phải truyền thống nào cũng cần phát huy không?

→ Có một số truyền thống không cần phát huy truyền thống gia đình,dòng họ. Ví dụ như : 

+ Truyền thống cá độ.

+ Truyền thống bài bạc.

+ Truyền thống hút chích.

....

Câu 18. Biểu hiện của tự tin là gì?

→ Biểu hiện của tự tin:

+ Chủ động và tự giác trong học tập.

+ Chủ động làm việc nhà.

....

Câu 19.Cách rèn luyện sự tự tin của bản thân ?

+ Lắng nghe ý kiến của nhiều người.

+ Thái độ thẳng thắn.

....

Câu 20. Chúng ta cần thể hiện sự tự tin trước mọi người như thế nào?

→ Chúng ta cần dũng cảm đối diện với sự thật.

+ Dám nghĩ dám làm.

....

 

 

Nguyễn Uyên Minh
Xem chi tiết
Đại Tiểu Thư
12 tháng 12 2021 lúc 17:30

Tham khảo:

Gia đình văn hóa là một chỉ tiêu được chính phủ Việt Nam đề ra để thực hiện trong nhiều gia đình ở Việt Nam ở cấp tổ dân phố nhằm tạo ra một số tiêu chuẩn về văn hóa và khuyến khích các gia đình đạt các tiêu chuẩn này.

Biểu hiện gia đình văn hóa:


-Mọi người trong gia đình phải tôn trọng sở thích cá nhân của từng thành viên, không can thiệp thô bạo.

-Nhường nhịn nhau.

-Trao đổi, góp ý cho nhay khi có những thói quen, việc làm chưa tốt.

-Gia đình có con chăm học, ngoan ngoãn, chăm làm.

-Thành viên trong gia đình hòa thuận, yêu thương nhau, không làm điều gì tổn hại đến danh dự gia đình.

 

Vì:

Mỗi gia đình là mỗi cá thể của Xã hôi. Vậy nên, xây dựng được gia đình văn hóa chính là xây dựng xã hội tốt đẹp.

Xây dựng gia đình văn hóa, chính là đào tạo con người, sống chuẩn mực, yêu thương lẫn nhau. Đây là nhân tố hết sức cần thiết cho xã hội.

Một gia đình văn hóa, sẽ làm gương cho các gia đình khác, tạo hiệu ứng để mọi gia đình khác phấn đấu, noi theo để có thể thành một cộng đồng văn hóa.

Xây dựng gia đình văn hóa còn là giữ gìn, phát huy tốt truyền thống của gia đình, vùng miền, đất nước. Đây là một việc hết sức quan trọng trong công cuộc bảo vệ tổ quốc.

Vương Hương Giang
12 tháng 12 2021 lúc 17:51

Trả lời:

– Để xây dựng gia đình văn hóa, mỗi người trong gia đình cần:

+ Kính trọng ông bà, cha mẹ; là cha mẹ phải thương yêu, chăm sóc con cái, gia đình hòa thuận, đầm ấm.

 

+ Sống lành mạnh, giản dị, không đua đòi ăn chơi + Tránh xa các tệ nạn xã hội + Con cái chăm ngoan, học giỏi

+ Ông bà, cha mẹ gương mẫu là tấm gương để con cháu noi theo, thực hiện kế hoạch hóa gia đình.

+ Mọi thành viên trong gia đình phải tích cực lao động theo khả năng của mình, làm ra nhiều của cải nhằm nâng cao mức sống gia đình, làm cho gia đình ngày càng đầy đủ, ấm no…

+ Sinh hoạt văn hóa, tinh thần trong gia đình lành mạnh.

+ Không sử dụng văn hóa phẩm độc hại, thấp kém.

Uyên Bui
Xem chi tiết
👁💧👄💧👁
22 tháng 12 2020 lúc 19:18

Em không đồng ý với ý kiến đó. Vì xây dựng gia đình văn hóa là trách nhiệm của mỗi thành viên trong gia đình, kể cả con cái cũng cần có ý thức góp phần xây dựng gia đình văn hóa bằng các việc làm cụ thể. Qua đó, cần phải xây dựng gia đình văn hóa vì xây dựng gia đình văn hóa có ý nghĩa rất lớn đối với gia đình và xã hội:

+ Đối với gia đình: Gia đình là tổ ấm nuôi dưỡng, hình thành nhân cách, nhận thức và tư duy mỗi con người, như vậy mỗi thành viên của một gia đình văn hóa có thể góp phần xây dựng đất nước, xây dựng xã hội...

+ Đối với xã hội: Gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình có văn hóa, có phát triển thì xã hội mới vững mạnh, phát triển; mỗi gia đình văn hóa cũng góp phần làm xã hội văn minh, thân thiện...

Vì thế, học sinh cần có những hành động cụ thể để xây dựng gia đình văn hóa:

+ Cần chăm ngoan học giỏi, lễ phép, vâng lời người lớn

+ Không đua đòi ăn chơi, sa ngã vào các tệ nạn xã hội...

+ Tuyên truyền rộng rãi trong cộng đồng cần có ý thức xây dựng gia đình văn hóa.

Chu Gia Linh
Xem chi tiết
Huyền
23 tháng 12 2023 lúc 21:23

“Xây dựng gia đình văn hóa có ý nghĩa rất quan trọng trong tình hình hiện nay, góp phần phát triển lực lượng sản xuất, ổn định và cải thiện đời sống, thực hiện kế hoạch hóa dân số, gìn giữ và phát huy những truyền thống đạo"

   ĐÂY NHÉ !
khoa trịnh
Xem chi tiết
Ng Ngann
5 tháng 1 2022 lúc 19:54

Câu 1: Gia đình văn hoá là gia đình sống hoà thuận,yêu thương nhau,bảo vệ nhau trước mọi hoàn cảnh,...

Ý nghĩa : Giúp gia đình có thêm gắn kết với nhau,...

Mỗi người cần :

+ Kính trọng người lớn.

+ Luôn luôn lễ phép.

....

 

Ng Ngann
5 tháng 1 2022 lúc 19:58

Câu 2: 

+ Tự tin là tin tưởng vào bản thân mình,...

+ Cần:

- Chủ động làm bài tập.

- Tham gia các hoạt động tập thể.

....

Tình huống:

a) Việc làm của An là không đúng,vì An luôn làm bài cho Hoà.

b) Nếu em là An em sẽ khuyên bạn nên chăm chỉ học,không nên lười học,...Nếu bài khó An có thể hướng dẫn Hoà làm bài.

 

Thu Trang
Xem chi tiết
Trang Seet
14 tháng 11 2016 lúc 19:04
Xây dựng Gia đình văn hóa có ý nghĩa rất quan trọng trong chiến lược xây dựng con người, xây dựng xã hội văn minh hiện đại, giàu bản sắc văn hóa dân tộc. Khi mặt trái của cơ chế thị trường cùng những ảnh hưởng tiêu cực từ bên ngoài tràn vào tác động đến con người, việc xây dựng gia đình văn hóa bền vững, hạnh phúc càng trở nên cấp bách.

Người ta thường nói gia đình là tế bào của xã hội, tế bào ấy có lành mạnh thì xã hội mới phát triển tốt đẹp. Nhận thức rõ vai trò to lớn của gia đình trong việc xây dựng con người, xây dựng xã hội mới, Ðảng và Nhà nước đã khẳng định xây dựng gia đình là vấn đề lớn, hết sức hệ trọng của dân tộc và của thời đại. Chính phủ hiện đang xây dựng Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam giai đoạn 2011-2020, thực hiện Ðề án Phát triển gia đình Việt Nam bền vững, ban hành các luật, các chính sách đối với gia đình.

Phong trào xây dựng Gia đình văn hóa đã có từ những năm 60 của thế kỷ 20, đến nay đã lan rộng khắp cả nước. Từ thực tế phong trào cho thấy, chỉ có phát huy tốt những giá trị của gia đình truyền thống, phong trào mới đi vào chiều sâu có chất lượng, thật sự lôi cuốn nhiều gia đình tham gia. Từ đời này sang đời khác, ông cha ta đã tạo dựng một nền nếp gia phong như con cháu hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, vợ chồng chung thủy, anh em đoàn kết thuận hòa... Ðó có thể xem là tinh hoa văn hóa của dân tộc. Gia phong đã trở thành nội dung cốt lõi của việc xây dựng gia đình văn hóa, từ đó gia đình mới trở thành một tế bào xã hội khỏe khoắn, lành mạnh, thực hiện mọi chủ trương, chính sách của Ðảng và Nhà nước, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ở các tỉnh, thành phố, số lượng Gia đình văn hóa đạt tỷ lệ khá cao, thường là 50%, mặc dù đâu đó vẫn còn hiện tượng hình thức chủ nghĩa, chưa đúng thực chất. Các cuộc liên hoan, gặp mặt những Gia đình văn hóa toàn quốc và các địa phương thường xuyên được tổ chức đã thật sự nêu tấm gương sáng cho các gia đình và cho cộng đồng. Ở đó, gia đình nhiều thế hệ sống đầm ấm hạnh phúc, nuôi dạy con cháu thành đạt, giúp nước, giúp dân, các tấm gương hiếu đễ, tình nghĩa thủy chung, thương yêu đùm bọc lẫn nhau. Ở đó xuất hiện những giá trị nhân văn mới như bình đẳng trong gia đình, trong quan hệ vợ chồng, cha mẹ với con cái, hôn nhân tiến bộ cùng tồn tại bên trong nền nếp gia phong. Ðó là những bông hoa tươi đẹp trong bức tranh toàn cảnh gia đình Việt Nam.

Tuy nhiên, trong tình hình hiện nay, mặt trái của cơ chế thị trường cùng với lối sống thực dụng tôn thờ đồng tiền, các sản phẩm văn hóa độc hại bên ngoài tràn vào cùng với các tệ nạn xã hội đang tiến công mạnh mẽ vào các gia đình. Từ đó, tình trạng ly hôn, ly thân, sống thử không đăng ký kết hôn, quan hệ tình dục, nạo phá thai trước hôn nhân gia tăng. Nhiều giá trị đạo đức gia đình đang xuống cấp. Các tệ nạn xã hội như ma túy, cờ bạc, rượu chè bê tha và đại dịch HIV/AIDS đang len lỏi thâm nhập vào các gia đình... Ðặc biệt, bạo lực gia đình đang là vấn đề nổi cộm. Trong hội nghị "Chia sẻ kinh nghiệm nhân rộng địa bàn triển khai mô hình phòng, chống bạo lực gia đình" vừa diễn ra tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đưa ra con số thống kê: Theo báo cáo chưa đầy đủ, tính đến tháng 9-2011 có 33.904 vụ bạo lực gia đình, trong đó số vụ bạo lực với người già: 1.739; số vụ bạo lực với phụ nữ 12.699; số vụ bạo lực với trẻ em 2.822, dư luận xã hội vô cùng bức xúc trước những vụ bạo lực gia đình như vậy. Thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức triển khai thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai thí điểm mô hình phòng, chống bạo lực gia đình trên toàn quốc giai đoạn 2008-2010. Ở các mô hình này đã thành lập và tổ chức hoạt động các câu lạc bộ, nơi sinh hoạt vui chơi, giải trí của các gia đình trong cộng đồng, đồng thời tuyên truyền nâng cao nhận thức về giáo dục gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình. Thành lập các nhóm phòng, chống bạo lực gia đình gồm: công an viên, trưởng thôn, ấp, tổ dân phố, chi hội phụ nữ, cựu chiến binh... Nhóm được thành lập và hoạt động theo Quyết định của Chủ tịch UBND cấp xã. Ðể có biện pháp ngăn chặn kịp thời các vụ bạo lực, bảo vệ an toàn sức khỏe và tính mạng cho nạn nhân, nhóm đã chủ động lập danh sách các đối tượng có nguy cơ cao gây bạo lực gia đình, vừa tuyên truyền giáo dục vừa có biện pháp ngăn chặn kịp thời. Sau ba năm thực hiện, mô hình này thật sự có hiệu quả, số vụ bạo lực gia đình giảm hẳn.

Như vậy, việc xây dựng Gia đình văn hóa đang đứng trước những thách thức lớn đòi hỏi không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động với phương châm xây đi đôi với chống và lấy xây làm chính. Trước hết, mỗi người cần nhận thức sâu sắc vai trò ý nghĩa của việc xây dựng gia đình. Mỗi thành viên trong gia đình phải phát huy tốt những giá trị đạo đức của gia đình truyền thống, giữ vững gia phong, làm tốt việc giáo dục con cái, trong đó người lớn luôn luôn gương mẫu để gia đình phát triển sức mạnh nội sinh, trở thành thành lũy ngăn chặn tiêu cực từ bên ngoài ùa vào. Tuy nhiên, gia đình luôn luôn bị ảnh hưởng của môi trường chung quanh. Có những đứa trẻ ở nhà chăm chỉ, ngoan ngoãn nhưng bố mẹ có ngờ đâu nó bị bạn bè lôi kéo đua xe trái phép, chơi trò chơi điện tử thiếu tiền trả nên đi gây án... Người ta bàn nhiều đến việc kết hợp ba môi trường giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội. Xây dựng gia đình không thể chỉ "đóng cửa bảo nhau" mà rất cần đến sự hỗ trợ của cộng đồng, nhất là trong tình hình hiện nay có nhiều vấn đề không thể giải quyết trong nội bộ gia đình mà phải dựa vào cộng đồng, chính quyền và pháp luật. Cho nên việc xây dựng gia đình rất cần sự quan tâm của chính quyền, đoàn thể địa phương, coi đó là nhiệm vụ quan trọng trong xây dựng khu dân cư vững mạnh. Trong lúc tập trung xây dựng, nâng cao chất lượng Gia đình văn hóa, cũng phải phòng, chống quyết liệt những hiện tượng tiêu cực xâm hại. Cần có những biện pháp loại trừ những sản phẩm độc hại trong các ấn phẩm văn hóa, nghệ thuật... Tất cả đều phải được làm thường xuyên và bài bản mang tính liên ngành và có sự chung tay góp sức của toàn xã hội.

Nguyen Thi Nguyet
25 tháng 2 2017 lúc 12:32

Ý nghĩa : góp phần xây dựng xã hội văn minh tiến bộ , làm giàu đẹp cộng đồng và xã hội , mọi người rèn luyện thêm được ý thức xây dựng xã hội văn minh

Thảo Phương
13 tháng 5 2017 lúc 10:20

Đối với cá nhân và gia đình:

+ Gia đình là tổ ấm nuôi dưỡng và giáo dục mỗi con người.

+ Gia đình là văn hóa góp phần rất quan trọng hình thành nên những con người phát triển đầy đủ sống có văn hóa, đạo đức, và chính những con người đó đem lại sự bình yên hạnh phúc và sự phát triển bền vững cho gia đình.

- Đối với xã hội:

+ Gia đình là tế bào của xã hội

+ Gia đình bình yên thì xã hội ổn định. - Vì vậy xây dựng gia đình văn hóa là góp phần xây dựng xã hội văn minh tiến bộ, hạnh phúc.

Trịnh Thị Kim Chi
Xem chi tiết
Lê Thị Quyên
2 tháng 3 2017 lúc 8:40

- Em đồng ý với ý kiến (5).

Bởi vì con cái là một thàrh viên trong gia đình cho nên có thể tham gia bàn bạc các công việc của gia đình mình và phải có trách nhiệm và bổn phận đôi với gia đình.

- Em không đồng ý với các ý kiến (1), (2), (3), (4), (6), (7).

(1) và (2) là thể hiện quan niệm lạc hậu trọng nam khinh nữ;

(3) và (6): Trong gia đình cần có sự phân công công việc cụ thể để mọi người có trách nhiệm đối với gia đình của mình, nhưng không có nghĩa là mỗi người trong gia đình chỉ cần hoàn thành công việc của mình là đủ mà cần có sự chia sẻ, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau, tất cả vì sự êm ấm hạnh phúc của gia đình bé nhỏ.

(4) Ý kiến gia đình có nhiều con là hạnh phức là chưa đúng. Bởi nếu đông con, chăm sóc, nuôi dạy sẽ vất vả, khó khăn hơn những gia đình ít con.

- Đông con sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của cha mẹ, nhất là người mẹ

- Đông con sẽ làm ảnh hưởng đến công tác (công việc) của cha mẹ.

- Nếu đông con và nghèo túng là gia đình bất hạnh chứ không thể là gia đình có hạnh phúc.

(5) và (7): Trẻ em là một thành viên của gia đình cho nên trẻ em có trách nhiệm và bổn phận tham gia bàn bạc công việc gia đình và góp sức mình để xây dựng gia đình văn hóa.