Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
NLCD
Xem chi tiết
Minh Lệ
Xem chi tiết
ひまわり(In my personal...
2 tháng 8 2023 lúc 16:06

Tham khảo!

Yếu tố

ngoại cảnh

Cơ sở khoa học

Ánh sáng

- Ánh sáng là điều kiện cơ bản để cây tiến hành quang hợp, do ảnh hưởng trực tiếp đến phản ứng phân li nước và mức độ kích thích của các phân tử diệp lục, đồng thời, ảnh hưởng đến sự đóng mở của khí khổng nên gián tiếp ảnh hưởng đến hàm lượng $CO_2$ trong tế bào.

- Cường độ ánh sáng, thành phần ánh sáng đều ảnh hưởng đến quá trình quang hợp ở thực vật:

+ Hiệu quả của quang hợp tăng khi tăng cường độ ánh sáng và đạt giá trị cực đại ở điểm bão hòa ánh sáng; vượt qua điểm bão hòa ánh sáng, cường độ quang hợp không tăng mà có thể bị giảm.

+ Ánh sáng đỏ và xanh tím giúp tăng hiệu quả quang hợp. Ngoài ra, thành phần ánh sáng cũng ảnh hưởng tới sự chuyển hóa sản phẩm quang hợp: ánh sáng xanh tím kích thích sự tổng hợp các amino acid, protein; trong khi ánh sáng đỏ lại thức đẩy sự hình thành carbohydrate.

Khí $CO_2$

- $CO_2$ là nguyên liệu trong pha tối của quá trình quang hợp $→$ Trong giới hạn nhất định, khi nồng độ   $CO_2$ tăng thì cường độ quang hợp cũng tăng. Tuy nhiên, nồng độ $CO_2$ tăng quá cao (khoảng \(0,2\%\)) có thể làm cây chết vì ngộ độc, còn nồng độ $CO_2$ quá thấp, quang hợp sẽ không xảy ra.

Nhiệt độ

- Nhiệt độ ảnh hưởng đến hoạt động của các enzyme xúc tác phản ứng trong quang hợp của thực vật; ảnh hưởng đến sự hấp thụ nước và sự đóng mở khí khổng $→$ Khi nhiệt độ tăng thì cường độ quang hợp tăng nhanh và thường đạt cực đại ở nhiệt độ tối ưu, sau đó giảm dần.

Nước

- Nước vừa là nguyên liệu cho quang hợp vừa ảnh hưởng đến sự đóng mở khí khổng $→$ Khi cây hấp thụ đủ nước thì quang hợp mới diễn ra bình thường.

Chất khoáng

- Chất khoáng có ảnh hưởng trực tiếp đến bộ máy và cơ chế quang hợp: các nguyên tố $N,$ $P,$ $S,$ Mg là những nguyên tố cần thiết để xây dựng bộ máy quang hợp; $Fe,$ $Cl$ tham gia vào sự tổng hợp diệp lục, $K$ tham gia điều tiết sự đóng mở khí khổng;… $→$ Cần cung cấp các nguyên tố khoáng đầy đủ và cân đối để quá trình quang hợp đạt hiệu quả cao.

Nam
Xem chi tiết
Trịnh Nam Anh
3 tháng 3 2016 lúc 20:33

- Phải cắt bỏ hết lá ở càng ghép vì để giảm mất nước qua con đường thoát hơi nước nhằm tập trung nước nuôi các tế bào cành ghép, nhất là các tế bào mô phân sinh, được đảm bảo.
- Phải buộc chặt cành ghép (hoặc mắt ghéph) vào gốc ghép nhằm để mô dẫn (mạch gỗ và mạch libem) nhanh chóng nối liền nhau bảo đảm thông suốt cho dòng nước và các chất dinh dưỡng từ gốc ghép đến được tế bào của cành ghép hoặc mắt ghép được dễ dàng.  
ưu điểm của cành chiết và cành giâm so với cây trồng mọc từ hạt:
- Giữ nguyên được tính trạng con người mong muốn.
- Thời gian cho thu hoạch sản phẩm ngắn vì cây từ cành giâm và cành chiết sớm ra hoa, kết quả: chỉ 2-5 năm tuỳ loài cây, tuỳ tuổi sinh lý của cành.

 

Thảo Phương
11 tháng 5 2017 lúc 18:50
Bỏ bớt (không cần phải bỏ hết) để giảm thiểu lượng nước bốc hơi qua lá ở cành đó.
Vì khi vừa ghép cành các mạch trên cành ghép và gốc ghép bị tổn thương và chưa thật sự thông với nhau, nếu nước bốc hơi nhiều quá cành ghép sẽ chết do thiếu nước.
Buộc chặt cành ghép vào gốc ghép để đảm bảo cành không bị xê dịch làm cho mối ghép bị hở (die) và cũng để đảm bảo cách mạch của mối ghép tiếp xúc tốt hơn.
Thanh Bảo Hoàng Lê
15 tháng 11 2021 lúc 9:38

Bỏ bớt (không cần phải bỏ hết) để giảm thiểu lượng nước bốc hơi qua lá ở cành đó.
Vì khi vừa ghép cành các mạch trên cành ghép và gốc ghép bị tổn thương và chưa thật sự thông với nhau, nếu nước bốc hơi nhiều quá cành ghép sẽ chết do thiếu nước.
Buộc chặt cành ghép vào gốc ghép để đảm bảo cành không bị xê dịch làm cho mối ghép bị hở (die) và cũng để đảm bảo cách mạch của mối ghép tiếp xúc tốt hơn.

Trâm anh Nguyễn 8a1
Xem chi tiết
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
17 tháng 1 2019 lúc 9:49

Đáp án D

Ghép cành là phương pháp nhân giống lợi dụng tính chất tốt của một đoạn thân, cành, chồi của loài này (cành ghép) đem ghép vào thân của loài khác (gốc ghép), sao cho phần vỏ của các mô đồng tiếp xúc và khớp với nhau. Sau đó chỗ ghép sẽ liền lại và gốc ghép nuôi cành ghép phát triển.

- Thường thì cành ghép mang các đặc tính tốt con người mong muốn. gốc ghép thuộc loài có tính chống chịu mạnh hơn.

- Ví dụ : Ghép loài tảo quả ngọt và lớn trên gốc cho quả nhỏ, ít ngọt.

Xét các phát biểu của đề bài :

I – Đúng. Cành ghép  hoặc chồi ghép có đặc tính tốt mà con người mong muốn. Gốc ghép có khả năng chống chịu tốt với điều kiện môi trường. Như vậy cây ghép có thể sống tốt và cho sản phẩm mong muốn.

II - Đúng. Chồi hoặc cành ghép phải đồng sinh học với gốc ghép (cùng loài, cùng giống) thì quá trình trao đổi chất, vận chuyển các chất dinh dưỡng, nước... mới diễn ra được. Do đó cành ghép mới có thể sống được.

III - Đúng. Xem giải thích ý I.

IV - Sai. Chất lượng hoa quả của cành ghép hoặc chồi ghép phải tốt hơn gốc ghép. Còn sức sống của cành ghép hoặc chồi ghép thường kém hơn gốc ghép

Trần Lưu Gia Ngân
Xem chi tiết
Đinh Thị Thùy Duyên
10 tháng 5 2016 lúc 10:59

1. Yếu tố khí hậu ảnh hưởng lớn đến sự phân bố của thực vật chủ yếu thông qua nhiêt độ, nước, độ ẩm không khí và ánh sáng. So với thực vật thì động vật chịu ảnh hưởng của khí hậu ít hơn thực vật vì động vật có thể duy chuyển hoặc tự thay đổi để thích nghi với môi trường

2. Ngoài yếu tố khí hậu, sự phân bố của thực vật còn chịu ảnh hưởng của những yếu tố là Đất, địa hình, sinh vật và con người

3. Ảnh hưởng tiêu cực: Thu hẹp môi trường sống của sinh vật, Gây ô nhiễm môi trường sống, săn bắn, chặt phá trái phép các loài động vật - thực vật. Tích cực: Mang các giống cây, con vật đi khắp nơi, mở rộng sự phân bố, xây dựng các khu bảo tồn

Linh Đỗ
Xem chi tiết
Tâm Lê
15 tháng 4 2017 lúc 8:14

- Vai trò của quá trình thoát hơi nước:

+ Nhờ có thoát hơi nước ở lá, nước được cung cấp tới từng tế bào của cây.
+ Thoát hơi nước là động lực đầu trên của dòng mạch gỗ có vai trò: giúp vận chuyển nước và các ion khoáng từ rễ lên lá đến các bộ phận khác ở trên mặt đất của cây; tạo môi trường liên kết các bộ phận của cây; tạo độ cứng cho thực vật thân thảo.

+ Thoát hơi nước có tác dụng hạ nhiệt độ của lá vào những ngày nắng nóng đảm bảo cho các quá trình sinh lý xảy ra bình thường.

+ Thoát hơi nước giúp cho khí CO2 khuếch tán vào bên trong lá cung cấp cho quang hợp.

=> Mối liên quan giữa quá trình thoát hơi nước và quá trình quang hợp: Lá cây thoát hơi nước qua khí khổng tạo lực hút nước và tạo điều kiển để CO2 khuếch tán vào nước. Nước và CO2 được lấy vào lá là nguyên liệu để cây quang hợp

II. THOÁT HƠI NƯỚC QUA LÁ

1. Lá là cơ quan thoát hơi nước

- Lá có cấu tạo thích nghi với chức năng thoát hơi nước

* Khí khổng gồm:

+ 2 tế bào hình hạt đậu nằm cạnh nhau tạo thành lỗ khí, trong các tế bào này chứa hạt lục lạp, nhân và ti thể.

+ Thành bên trong của tế bào dày hơn thành bên ngoài của tế bào

+ Số lượng khí khổng ở mạt dưới của lá thường nhiều hơn ở mặt trên của lá

* Lớp cutin

+ Có nguồn gốc từ lớp tế bào biểu bì của lá tiết ra, bao phủ bề mặt là trừ khí khổng

+ Độ dày của lớp cutin phụ thuộc vào từng loại cây và độ tuổi sinh lý của lá cây (lá non có lớp cutin mỏng hơn lá già)

2. Con đường thoát hơi nước:

a. Qua khí khổng

- Đặc điểm:

+ Vận tốc lớn

+ Được điều chỉnh bằng việc đóng mở khí khổng

- Cơ chế điều chỉnh thoát hơi nước

Nước thoát ra khỏi lá chủ yếu qua khí khổng vì vậy cơ chế điều chỉnh quá trình thoát hơi nước chính là cơ chế điều chỉnh sự đóng- mở khí khổng

+ Khi no nước, thành mỏng của tế bào khí khổng căng ra làm cho thành dày cong theo → khí khổng mở. (Hình a)

+ Khi mất nước, thành mỏng hết căng và thành dày duỗi thẳng → khí khổng đóng lại. Khí khổng không bao giờ đóng hoàn toàn. (Hình b)

b. Qua lớp cutin

- Đặc điểm:

+ Vận tốc nhỏ

+ Không được điều chỉnh

- Cơ chế thoát hơi nước qua cutin:

+ Hơi nước khuếch tán từ khoảng gian bào của thịt lá qua lớp cutin để ra ngoài.

+ Trợ lực khuếch tán qua cutin rất lớn vfa phụ thuộc vào độ dày và đọ chặt của lớp cutin

+ Lớp cutin càng dày thì sự khuếch tán qua cutin càng nhỏ và ngược lại.

III. CÁC TÁC NHÂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH THOÁT HƠI NƯỚC

Các tác nhân từ môi trường ảnh hưởng đến độ mở khí khổng sẽ ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước:

- Nước:

+ Điều kiện cung cấp nước càng cao sự hấp thụ nước càng mạnh, thoát hơi nước càng thuận lợi

+ Độ ẩm không khí thấp dẫn tới thoát hơi nước càng mạnh

- Ánh sáng:

+ Ánh sáng làm tăng nhiệt độ của lá → khí khổng mở (điều chỉnh nhiệt độ) → tăng tốc độ thoát hơi nước

+ Độ mở của khí khổng tăng từ sáng đến trưa và nhỏ nhất lúc chiều tối, ban đêm khí khổng vẫn hé mở.

- Nhiệt độ: ảnh hưởng đến hoạt động hô hấp của rễ → rễ hấp thụ nhiều nước → thoát hơi nước nhiều

- Ion khoáng: Các ion khoáng ảnh hưởng đến hàm lượng nước trong tế bào khí khổng → gây điều tiết độ mở của khí khổng (Ví dụ: ion K+ làm tăng lường nước trong tế bào khí khổng, tăng độ mở của khí khổng dẫn đến thoát hơi nước.)

IV. CÂN BẰNG NƯỚC VÀ TƯỚI TIÊU HỢP LÍ CHO CÂY TRỒNG:

- Khái niệm: Cân bằng nước là sự tương quan giữa lượng nước do rễ hút vào và lượng nước thoát ra qua lá → được tính bằng sự so sánh lượng nước do rễ hút vào (A) và lượng nước thoát ra (B)

+ Khi A = B : mô của cây đủ nước và cây phát triển bình thường.

+ Khi A > B : mô của cây thừa nước và cây phát triển bình thường.

+ Khi A < B : mất cân bằng nước, lá héo, lâu ngày cây sẽ bị hư hại và cây chết

- Hiện tượng héo của cây: Khi tế bào mất nước làm giảm sức căng bề mặt, kéo theo nguyên sinh chất và vách tế bào co lại làm lá rũ xuống gây hiện tượng héo. Có 2 mức độ héo là héo lâu dài và héo tạm thời

+ Héo tạm thời xảy ra khi trong những ngày nắng mạnh, vào buổi trưa khi cây hút nước không kịp so với thoát hơi nước làm cây bị hép, nhưng sau đó đến chiều mát cây hút nước no đủ thì cây sẽ phục hồi lại

+ Héo lâu dài xảy ra vào những ngày nắng hạn hoặc ngập úng hoặc đất bị nhiễm mặn, cây thiếu nước trầm trọng và dễ làm cho cây bị chết

Chú ý: Hạn sinh lý là hiện tượng cây sông trong hiện tượng ngập úng, bị ngập mặn có thừa nước nhưng cây không hút được

- Cần tưới tiêu hợp lý cho cây:

* Cơ sở khoa học:

+ Dựa vào đặc điểm di truyền pha sinh trưởng, phát triển của giống, loại cây

+ Dựa vào đặc điêmt cảu đất và điều kiện thời tiết

* Nhu cầu nước của cây được chẩn đoán theo 1 số tiêu chí sinh lý: áp suất thẩm thấu, hàm lượng nước và sức hút nước của lá cây.



Vua Truy Kich
17 tháng 12 2017 lúc 19:33

ANH THÍCH EM RỒI ĐÓ . ĐỂ ANH XEM ĐÃ????????????????

le viet hung
18 tháng 12 2017 lúc 16:48

hay do

phạm kim liên
Xem chi tiết
Huge Roes
24 tháng 10 2021 lúc 20:01

26D

27C

28B

Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
25 tháng 3 2019 lúc 15:45
Nhân tố sinh thái (đơn vị) Ảnh hưởng của nhân tố sinh thái Dụng cụ đo
Nhiệt độ môi trường (oC) Nhiệt độ ảnh hưởng tới trao đổi chất và năng lượng, khả năng sinh trưởng, phát triển của sinh vật. Nhiệt kế
Ánh sáng (lux) Cường độ chiếu sáng và thành phần quang phổ ảnh hưởng tới khả năng quang hợp của thực vật và khả năng quan sát của động vật. Máy đo cường độ và thành phần quang phổ của ánh sáng
Độ ẩm không khí (%) Độ ẩm không khí có ảnh hưởng rất lớn tới khả năng thoát hơi nước của sinh vật. Âm kế
Nồng độ các loại khí: O2, CO2, ... (%) Nồng độ O2 ảnh hưởng tới quá trình hô hấp của sinh vật. CO2 tham gia vào quá trình quang hợp của thực vật. Tuy nhiên, nồng độ CO2 quá cao thường gây chết đối với hầu hết các loài sinh vật. Máy đo nồng độ khí hoà tan
pH Độ pH ảnh hưởng nhiều tới khả năng hút khoáng của thực vật và do đó, ảnh hưởng tới sinh trưởng của chúng. Giấy quỳ tím