Những câu hỏi liên quan
ko tên nhá
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Giang
17 tháng 12 2021 lúc 15:56

TK

https://loigiaihay.com/chien-thang-bach-dang-c82a13767.html

https://loigiaihay.com/em-hay-neu-y-nghia-cua-chien-thang-bach-dang-nam-1288-c82a38401.html

Bình luận (0)
๖ۣۜHả๖ۣۜI
17 tháng 12 2021 lúc 15:56

Tham khảo

Tháng 1/1288, Thoát Hoan chia làm 3 đạo quân tiến vào Thăng Long. Tại đây ta thực hiện " vườn không nhà trống". Quân Nguyên ngày càng rơi vào thế lúng túng khó khăn. Thoát Hoan quyết định rút quân về nước. Nhân cơ hội này, vua Trần và Trần Quốc Tuấn mở cuộc phản công và tiến hành bố trí quân mai phục ở sông Bạch Đằng.

- Tháng 4/1288, đoàn quân Ô Mã Nhi rút theo đường thủy trên sông Bạch Đằng. Khi quân Ô Mã Nhi tiến quân đến bãi cọ, quân Trần ra khiêu chiến rồi giả vờ thua chạy, chờ khi nước triều xuống tổ chức phản công. Toàn bộ cánh thủy binh giặc bị tiêu giệt. Ô Mã Nhi bị bắt sống. Cánh quân Thoát Hoan từ Vạn Kiếp ngược lên Lạng Sơn rút qua Quảng Tây, Trung Quốc cũng bị truy kích và tiêu diệt.

=> Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi.

Bình luận (0)
Le Thanh Tam
Xem chi tiết
nguyễn đức dũng
28 tháng 12 2020 lúc 20:56

Câu 1:

- Kế hoạch "vườn không nhà trống"

- Tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu của kẻ thù

- Biết phát huy lợi thế của quân ta, buộc địch phải theo

- Buộc địch từ thế mạnh chuyển sang thế yếu, ta từ bị động chuyển sang chủ động.

Câu 2:

#, Hoàn cảnh 

- Đầu tháng 4 - 1288, đoàn thuyền do Ô Mã Nhi chỉ huy có kị binh bộ tống rút về theo đường thủy trên sông Bạch Đằng. 

#, diễn biến:

- Khi thuyền chiến của Ô Mã Nhi tiến gần đến trận địa bãi cọc, một số thuyền nhẹ của quân Trần ra khiêu chiến rồi giả vờ thua chạy, quân giặc ra sức đuổi theo, lọt vào trận địa mai phục, đúng lúc nước thủy triều xuống nhanh.

- Từ hai bên bờ, hàng nghìn chiếc thuyền nhỏ của quân Trần đổ ra đánh, phá vỡ đội hình giặc. Bị đánh bất ngờ và quyết liệt, quân giặc hoảng hốt, tranh nhau tháo chạy ra biển, thuyền giặc xô vào bãi cọc đang nhô lên, bị ùn tắc, vỡ đắm.

- Giữa lúc đó, hàng loạt bè lửa xuôi nhanh theo nước triều đang xuống, lao vào thuyền giặc. Những tên sống sót nhảy lên bờ liền bị tiêu diệt. 

# kết quả:

- Toàn bộ cánh thủy binh giặc bị tiêu diệt. Ô Mã Nhi bị bắt sống.

#, ý nghĩa:

- Chiến thắng  Bạch Đằng tháng 4-1288 của vua tôi nhà Trần đã tiêu diệt được ý đồ xâm lược Đại Việt của đế chế Nguyên. Sau làn thất bại này, quân Nguyên đã từ bỏ hoàn toàn tham vọng thôn tính Đại Việt.

(lấy một số ý chính thoi nha)

 

Bình luận (0)
Thư Minh
Xem chi tiết
Kamato Heiji
Xem chi tiết
Phúc
20 tháng 4 2020 lúc 17:36

Trình bày diễn biến , kết quả và ý nghĩa chiến thắng Bạch Đằng năm 1288

* Diễn biến

- Nhận thấy thời cơ tiêu diệt quân Nguyên đã tới, vua Trần và Trần Quốc Tuấn quyết định mở cuộc phản công và tiến hành việc bố trí mai phục ở sông Bạch Đằng.

- Đầu tháng 4-1288, đoàn thuyền do Ô Mã Nhi chỉ huy có kị binh hộ tống rút về theo đường thủy trên sông Bạch Đằng.

- Khi đoàn thuyền của Ô Mã Nhi tiến gần đến bãi cọc, một số thuyền nhẹ của quân Trần ra khiêu chiến rồi giả vờ thua chạy, quân giặc ra sức đuổi theo và lọt vào trận địa mai phục đúng lúc nước triều xuống nhanh.

- Từ hai bên bờ, hàng nghìn chuyến thuyền nhỏ của quân Trần đổ ra đánh.

- Bị đánh bất ngờ và quyết liệt, quân giặc hoảng hốt, tranh nhau tháo chạy ra biển, thuyền giặc xô vào bãi cọc đang nhô lên, bị ùn tắc, vỡ, đắm. Giữa lúc đó, hàng loạt bè lửa xuôi nhanh theo nước triều đang xuống, lao vào thuyền giặc.

- Toàn bộ cánh thủy binh bị tiêu diệt, Ô Mã Nhi bị bắt sống.

* Kết quả

Quân nhà Trần đại thắng, bắt được hơn 400 chiến thuyền, tướng Đỗ Hành bắt được tướng Nguyên là Tích Lệ Cơ và Ô Mã Nhi dâng lên Thượng hoàng Trần Thánh Tông. Khoảng hơn 4 vạn tướng sĩ Nguyên Mông đã bị loại ra khỏi vòng chiến. Tướng Nguyên là Phàn Tiếp bị bắt sống, rồi bị bệnh chết, trong khi một bại tướng khác là Phạm Nhan thì đã bị Trần Quốc Tuấn cho trảm quyết.Cánh thủy quân của quân Nguyên hoàn toàn bị tiêu diệt.

* Ý nghĩa

Chiến thắng vinh quang của quân Đại Việt trong trận sông Bạch Đằng năm 1288 được xem là một trận đánh hủy diệt và thủy chiến lớn nhất trong lịch sử kháng chiến của dân tộc Việt Nam, và cũng được xem là thắng lợi tiêu biểu nhất của quân Đại Việt trong ba cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên-Mông, dẫn đến chấm dứt thắng lợi cho Đại Việt trong cuộc Chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt lần thứ ba.

Bình luận (0)
❤ ~~ Yến ~~ ❤
20 tháng 4 2020 lúc 17:56

DIỄN BIẾN:

- Tháng 1 – 1288, Thoát Hoan chia làm ba đạo quân tiến vào Thăng Long . Tại đây, ta thực hiện "vườn không nhà trống" , quân Nguyên ngày càng rơi vào thế lúng túng, khó khăn, Thoát Hoan quyết định rút quân về nước.

- Nhân cơ hội này, vua Trần và Trần Quốc Tuấn mở cuộc phản công và tiến hành bố trí quân mai phục ở sông Bạch Đằng.

- Tháng 4- 1288, đoàn quân Ô Mã nhi rút quân theo đường thủy trên sông Bạch Đằng. Khi Ô Mã Nhi tiến quân đến bãi cọc, quân Trần ra khiêu chiến rồi bỏ chạy, chờ khi nước triều xuống, tổ chức phản công. Quân của Ô Mã Nhi bị tiêu diệt.

- Cánh quân của Thoát Hoan từ Vạn Kiếp đến Lạng Sơn rút về Quảng Tây cũng bị truy kích và tiêu diệt. Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi.

KẾT QUẢ:

Cuộc kháng chiến lần thứ ba chống quân Nguyên đã kết thúc thắng lợi vẻ vang.

Ý NGHĨA:

- Chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 đã kết thức cuộc chiến tranh xâm lược của quân Nguyên đối với Đại Việt. Trong ba lần tấn công xâm lược, với quyết tâm cao, quân địch đã huy động một lực lượng hùng mạnh, nhiều tướng giỏi hòng đè bẹp nhân dân Đại Việt nhưng cả ba lần đều thất bại.

- Chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 đã đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của Mông – Nguyên, một kẻ thù mạnh và tàn bạo nhất thế giới lúc bấy giờ để bảo vệ độc lập toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chủ quyền quốc gia của Đại Việt.



Bình luận (0)
B.Nhi
Xem chi tiết
Tác giả đào hoa
8 tháng 5 2019 lúc 21:10

Diễn biến của trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng :
- Năm 938, quân Nam Hán kéo vào bờ biển nước ta, lúc này nước triều đang dâng, quân ta khiêu chiến, giả vờ thua rút chạy, giặc đuổi theo vượt qua bãi cọc ngầm.
- Khi nước triều rút, quân ta dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân giặc rút chạy. Trận chiến diễn ra ác liệt (thuyền quân ta nhỏ gọn, dễ luồn lách ; thuyền địch to. cồng kềnh rất khó khăn chạy qua bãi cọc lúc này đã nhô lên do nước triều rút...).
- Vua Nam Hán vội ra lệnh thu quân về nước. Trận Bạch Đằng kết thúc thắng lợi về phía quân ta.
 Ý nghĩa : 

- Đây là một chiến thắng vĩ đại trong lịch sử dân tộc.

- Tiếp tục củng cố và giữ vững nền  độc lập.

- Mở ra thời kì phát triển đất nước.

Bình luận (0)
Đ𝐚𝐧𝐧 𝐋ê
8 tháng 5 2019 lúc 21:14

-kết quả: kết thúc thắng lợi

-ý ngĩa:

+chiến thắng trên sông BĐ là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta trg lịch sử kháng chiến chống quân xâm lược

+chiến thắng đã đập tan hoàn toàn âm mưu xâm lược nc ta của quân Nam Hán

+chiến thắng đã kết thúc hơn 1000 năm nc ta bị triều đại phong kiến phương bắc đô hộ và lập ra một kì nguyên mới: ĐỘC LẬP TỰ DO

- diễn biến: (sgk/ trang 74/75) 

~study well~

Bình luận (0)
Rinu
8 tháng 5 2019 lúc 21:14

A/Diễn biến:

+Năm 938, quân Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy đã tiến vào cửa biển nước ta.

+Lúc thủy triều lên, Ngô Quyền cho một toán thuyền nhẹ ra đánh nhử quân Nam Hán vào bãi cọc ngầm.

+Khi nước rút Ngô Quyền dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại.

+Quân Nam Hán chống cự không nổi đành rút quân ra biển va vào bãi cọc ngầm.

B/Kết quả:

Trận địa cọc ngầm của Ngô Quyền đã kết thúc hoàn toàn thắng lợi.

C/Ý nghĩa:

Chiến thắng Bạch Đằng đã chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc của dân tộc ta mở ra thời kì độc lập lâu dài cho đất nước.

Bình luận (0)
Minh Pham
Xem chi tiết
nguyễn đức dũng
29 tháng 12 2020 lúc 8:32

Ý nghĩa: Chiến thắng  Bạch Đằng tháng 4-1288 của vua tôi nhà Trần đã tiêu diệt được ý đồ xâm lược Đại Việt của đế chế Nguyên. Sau làn thất bại này, quân Nguyên đã từ bỏ hoàn toàn tham vọng thôn tính Đại Việt.

(mình chỉ làm được phần ý nghĩa thoi)

Bình luận (0)
khai sang kim huệ
Xem chi tiết
Phương Dung
18 tháng 12 2020 lúc 19:49

Trận Bạch Đằng 

a. Hoàn cảnh: 

- Tháng 1 – 1288, Thoát Hoan cho quân chiếm đóng Thăng Long  Sau trận Vân Đồn tình thế của quân Nguyên như thế nào? 

- Quân Nguyên ngày càng khó khăn vì thiếu lương thực, nhiều nơi xung yếu bị quân ta chiếm lại, lương thực ngày càng cạn kiệt, quân Nguyên nguy cơ rơi vào tình trạng cô lập.

- Thoát Hoan quyết định rút quân về Vạn Kiếp và từ đây rút quân về nước theo hai đường thuỷ, bộ. 

=> Nhà Trần mở cuộc phản công trên cả 2 mặt trận thuỷ, bộ.

b. Diễn biến: 

- Tháng 4-1288, đoàn thuyền do Ô Mã Nhi chỉ huy rút về nước bằng đường thủy trên sông Bạch đằng. 

- Khi nước triều dâng cao ta nhử địch lọt vào trận địa mai phục. 

- Khi nước triều xuống, quân ta đổ quân đánh, cuộc chiến đấu ác liệt diễn ra. Ô Mã Nhi bị bắt sống. 

- Trên bộ đội quân của Thoát Hoan rút về nước cũng bị quân ta đánh ở nhiều nơi.

c. Kết quả: 

- Cuộc kháng chiến lần thứ ba chống quân Nguyên đã kết thúc thắng lợi vẻ vang. 

- Đập tan ý đồ xâm chiếm Đại Việt của đế chế Nguyên. Kế hoạch bành trướng xuống các nước phía Nam Trung Quốc bị phá tan.

Bình luận (1)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
5 tháng 10 2018 lúc 10:25

- Chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 đã kết thức cuộc chiến tranh xâm lược của quân Nguyên đối với Đại Việt. Trong ba lần tấn công xâm lược, với quyết tâm cao, quân địch đã huy động một lực lượng hùng mạnh, nhiều tướng giỏi hòng đè bẹp nhân dân Đại Việt nhưng cả ba lần đều thất bại.

    - Chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 đã đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của Mông – Nguyên, một kẻ thù mạnh và tàn bạo nhất thế giới lúc bấy giờ để bảo vệ độc lập toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chủ quyền quốc gia của Đại Việt.

Bình luận (0)
Vincentu Fun
Xem chi tiết
sky12
15 tháng 12 2021 lúc 20:49

Tham khảo:

Chiến thắng Bạch Đằng

* Diễn biến:

- Tháng 1/1288, Thoát Hoan tiến vào Thăng Long, nhân dân thực hiện “vườn không, nhà trống” => Quân giặc ra sức càn quét, cướp lương thực nhưng đều bị nhân dân đuổi đánh, đẩy chúng vào thế bị động, cạn kiệt lương thực.

- Trước tình thế nguy khốn, Thoát Hoan quyết định rút quân lên Vạn Kiếp và từ đây rút về nước theo hai đường thủy, bộ.

- Ta quyết định phản công, chọn sông Bạch Đằng làm trận quyết chiến và tiến hành việc bố trí trận mai phục ở sông Bạch Đằng.

- Đầu tháng 4 - 1288, đoàn thuyền của Ô Mã Nhi rút về theo đường thuỷ trên sông Bạch Đằng. Gặp trận địa mai phục của nhà Trần tại đây. Toàn bộ cánh thuỷ binh giặc bị tiêu diệt, Ô Mã Nhi bị bắt sống.

- Cánh quân bộ, do Thoát Hoan chỉ huy, từ Vạn Kiếp theo hướng Lạng Sơn rút chạy về Quảng Tây (Trung Quốc). Trên đường tháo lui, chúng bị quân dân ta tập kích liên tiếp.

Lược đồ diễn biến trận Bạch Đằng 1288

* Kết quả: Cuộc kháng chiến lần thứ ba chống quân Nguyên đã kết thúc thắng lợi vẻ vang.

Bình luận (1)