Phân tích nguyên nhân 3 lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên giành thắng lợi của nhà Trần. (Nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan)
phân tích những nguyên nhân thắng lợi của nhà trần trong 3 lần kháng chiến chống quân xâm lược mông nguyên
nhớ là phân tích nguyên nhân chứ ko phải là nêu nguyên nhân
lịch sử 7 giúp mk với
Chiến tranh Nguyên Mông – Đại Việt lần thứ nhất hay Kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ nhất là cách người Việt Nam gọi cuộc chiến đấu của quân dân Đại Việt chống lại quân đội của đế quốc Mông Cổ do Uriyangqatai (Ngột Lương Hợp Thai) chỉ huy vào trong khoảng thời gian nửa tháng cuối tháng 1 năm 1258 (hay năm Nguyên Phong[1] thứ 7). Cuộc chiến mở đầu với thất bại của quân Đại Việt trong trận Bình Lệ Nguyên, sau đó là trận ở Phù Lỗ, dù thắng nhưng quân đội của Ngột Lương Hợp Thai không đánh bại được đạo quân chủ lực của nhà Trần. Quân Mông Cổ tiến vào kinh thành của Đại Việt trong 9 ngày. Quân đội nhà Trần đã đại phá quân Nguyên trong trận Đông Bộ Đầu khiến cho đội quân này phải chạy về phía Bắc, sau đó còn phải hứng chịu một cuộc tập kích khác của thủ lĩnh miền núi - Hà Bổng. Cuộc chiến này đã kết thúc với chiến thắng của nước Đại Việt, ghi dấu công lao của vua Trần Thái Tông trong việc lãnh đạo quân dân Đại Việt chiến đấu chống quân đội Mông Cổ.
- Toàn dân tích cực tham gia kháng chiến.
- Công cuộc chuẩn bị kháng chiến chu đáo, toàn diện về mọi mặt của nhà Trần.
- Có sự lãnh đạo tài tình của nhà quân sự thiên tài: Trần Hưng Đạo, vua nhà Trần, chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo.
- Tinh thần hi sinh, quyết chiến, quyết thắng của toàn dân mà nòng cốt là quân đội nhà Trần.
Nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên là gì? Em hãy phân tích những đóng góp của Trần Quốc Tuấn trong những lần kháng chiến chống Mông -Nguyên?
Tham khảo
Nguyên nhân :
- Công cuộc chuẩn bị kháng chiến chu đáo, toàn diện về mọi mặt của nhà Trần. - Có sự lãnh đạo tài tình của nhà quân sự thiên tài: Trần Hưng Đạo, vua nhà Trần với chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo. - Tinh thần hi sinh, quyết chiến, quyết thắng của toàn dân mà nòng cốt là quân đội nhà Trần.
những nguyên nhân nào đưa đến thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của 3 lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên của quân dân nhà Trần ?
Tk
Nguyên nhân thắng lợi:
- Sự ủng hộ của tất cả các tầng lớp nhân dân
- Nhà Trần chuẩn bị chu đáo về mọi mặt, đặc biệt là sự đoàn kết giữa triều đình và nhân dân.
- Sự lãnh đạo tài năng của Trần Quốc Tuấn.
- Có đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn.
Ý nghĩa lịch sử:
- Đập tan tham vọng xâm lược Đại Việt của đế chế Nguyên, bảo về độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.
- Đánh tan kẻ thù hùng mạnh nhất bấy giờ.
- Củng cố niềm tin cho nhân dân.
- Xây đắp nên truyền thống quân sự Việt Nam.
- Để lại bài học vô giá là dựa vào dân để đánh giặc.
C1: Phân tích nguyên nhân thắng lợi của 3 lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên
C2: Ý nghĩa lịch sử của 3 lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên
C3: Trình bày những thành tựu về văn học, giáo dục và khoa học kĩ thuật thời Trần
Phân tích nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên của quân dân ta dưới thời Trần?
- Sự chuẩn bị chu đáo của nhà Trần về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến.
- Tinh thần hy sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân ta.
- Chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo vương triều Trần:
+ thấy được chỗ mạnh chỗ yếu của kẻ thù
+ biết phát huy chỗ mãnh của quân ta
- Nhà Trần chủ động giải quyết bất hòa, tạo nên hạt nhân của khối đoàn kết dân tôc.
- các vị vua, danh tướng đánh trận giỏi.
nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc, hăng hái tổ chức các đội dân binh phối hợp chiến dấu với quân đội.
-> làm cho quân giặc lâm vào thế bị động
-> thể hiện tinh thần quyết tâm bảo vệ nước nhà, chung sức đồng lòng của nhân dân, nhà Trần.
Nguyên nhân nào là quan trọng nhất quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên của nhà Trần và trở thành bài học quan trọng bậc nhất trong công cuộc dựng nước và giữ nước?
A. Tích cực chủ động chuẩn bị đối phó với giặc
B. “Biết lấy ít địch nhiều, lấy yếu đánh mạnh”
C. Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân
D. Thực hiện chủ trương “vườn không, nhà trống”
ĐÁP ÁN : C NHA BẠN OK
1.nguyên nhân và ý nghĩa dẫn đến phát triển kinh tế thời Lý
2.so sánh thể chế nhà nước các quốc gia phong kiến phương Đông và phương Tây. Vì sao có sự khác nhau đó
3.nguyên nhân dẫn tới sự phát triển kinh tế thời Trần
4.Địa danh sông Bạch Đằng có liên quan đến sự kiện lịch sử nào?
5.Vì sao Trần Hưng Đạo trả lời vua: "Thế giặc năm nay dễ đánh" trong cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên lần thứ 3
6.Nguyên nhân và ý nghĩa thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên
7.Nguyên nhân và ý nghĩa thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Tống
2. Phương đông
- Thời gian hình thành sớm, kết thúc muộn
- Chế độ quân chủ tập quyền, vua có quyền lực tối cao
- Nền kinh tế dựa trên Nông nghiệp là chính, kết hợp TCN
- Xã hội phân chia 2 giai cấp chính: Địa chủ và nông dân
Phương tây
- RA đời muộn, kết thúc sớm
- Chế độ dân chủ, quyền lực do 1 hay nhiều nhóm quyết định
- Kinh tế dựa trên thương nghiệp, buôn bán là chính
4. kháng chiến chống quân Nguyên mông lần thứ 3
6. ý nghĩa :
Thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên đã đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Nguyên, bảo vệ được độc lập toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia của dân tộc, đánh bại một kẻ thù hùng mạnh và tàn bạo nhất thế giới bây giờ, trong bối cảnh nhiều nước đã bị đánh bại và nô dịch, so sánh lực
của dân tộc Việt Nam, có ý nghĩa nâng cao lòng tự hào, tự cường chính đáng cho dân tộc ta, củng cố niềm tin cho nhân dân.
Thắng lợi đó đã góp phần xây đắp nên truyền thông quân sự Việt Nam, truyền thống chiến đấu của một nước nhỏ nhưng luôn phải chống lại những kẻ thù mạnh hơn nhiều lần đến xâm lược.
Thắng lợi đó đã để lại bài học vô cùng quý giá, đó là củng cố khối đoàn kết toàn dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là sự quan tâm của nhà nước đến toàn dân, dựa vào dân để đánh giặc.
Thắng lợi trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên không những bảo vệ được độc lập của Tổ quốc mà còn góp phần ngăn chặn những cuộc xâm lược của quân Nguyên đối với Nhật Bản và các nước phương Nam, làm thất bại mưu đồ thôn tính miền đất còn lại ở châu Á của Hốt Tất Liệt.