Câu 1: Trình bày những hiểu biết của em về cuộc cách mạng Tân Hội 1911?
câu 1 nêu diễn biến và những mặt hạn chế của cách mạng tân hợi 1911 để khẳng định đây là một cuộc cách mạng dân chủ tư sản chưa triệt để
câu 2 trình bày nội dung và kết quả của cuộc duy tân minh trị ? vì sao cuộc duy tân minh trị được coi là cách mạng tư sản ?
câu 3 thế nào là cách mạng xã hội chủ nghĩa.Nêu ý nghĩa cách mạng tháng 10 nga năm 1917
câu 4 kết cục chiến tranh thế giới thứ 2,loài người rút ra bài học gì từ 2 cuộc chiến tranh thế giới
câu 5 chỉ ra những điểm mới của phong trào độc lập dân tộc Đông Nam Á (1918-1939).Vì sao sau chiến tranh thứ giới thứ nhất phong trào độc lập dân tộc ở châu Á lại bùng nổ mạnh mẽ.
GIÚP MÌNH VỚI !!!!
1) Cuộc cách mạng nào được xem là cuộc cách mạng đầu tiên trên thế giới? trình bày những hiểu biết của em về cuộc cách mạng đó?
2) Xã hội pháp trước cách mạng phân chia thành mấy đẳng cấp? Nêu vị trí, vai trò của các đẳng cấp đó trong xã hội?
1Hãy trình bày nội dung cuộc duy tân của Thiên hoàng Minh Trị năm 1868?
2. Trình bày ý nghĩa của cuộc cách mạng Tân hợi 1911?
3. Hãy cho biết kết cục của chiến tranh thế giới thứ nhất
1.
Tháng 1-1868, sau khi lên ngôi, Thiên hoàng Minh Trị đã thực hiện cuộc cải cách tiến bộ nhằm đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu. Cuộc Duy tân Minh Trị được tiến hành trên nhiều lĩnh vực:
- Về kinh tế:
+ Thống nhất tiền tệ
+ Xóa bỏ sự độc quyền ruộng đất của giai cấp phong kiến
+ Tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn
+ Xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống,… phục vụ giao thông liên lạc.
- Về chính trị - xã hội: Bãi bỏ chế độ nông nô, đưa quý tộc tư sản hóa và đại tư sản lên nắm chính quyền.
- Về giáo dục:
+ Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học - kĩ thuật trong chương trình giảng dạy.
+ Cử những học sinh ưu tú đi du học ở phương Tây.
- Về quân sự:
+ Tổ chức quân đội theo kiểu phương Tây, chế độ nghĩa vụ thay cho chế độ trưng binh.
+ Công nghiệp đóng tàu, sản xuất vũ khí được chú trọng
2.Lật đổ chính quyền mãn thanh, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, ảnh hưởng nhất định đối với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của một số nước châu Á.
3.Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc với sự thất bại của phe Liên Minh, gây nên thiệt hại nặng nề về người và của.
+ 10 triệu người chết.
+ 20 triệu người bị thương.
+ Chiến phí 85 tỉ đô la.
- Các nước Châu Âu trở thành con nợ của Mỹ.
- Bản đồ thế giới thay đổi.
- Cách mạng tháng Mười Nga thành công đánh dấu bước chuyển lớn trong cục diện thế giới.
Hãy trình bày hiểu biết của em về cách mạng Tân Hợi
- Lãnh đạo: Tôn Trung Sơn
- Mục đích: Đánh đổ Mãn Thanh, khôi phục Trung Quốc. Thực hiện chính sách cải cách ruộng đất
- Phạm vi, qui mô: Tôn Trung Sơn thành lập Trung Quốc đồng minh hội và đề ra học thuyết "Tam dân" ( Dân tộc độc lập - dân quyền tự do - dân sinh hạnh phúc)
- Diễn biến:
+ 10/10/1911, khởi nghĩa vũ trang bùng nổ ở Vũ Xương thắng lợi;
+ 29/12/1911, chính phủ lâm thời thành lập, Tôn Trung Sơn lên làm Tổng thống;
- Kết quả:
+ 2/1912, Viên Thế Khải làm Tổng thống, cách mạng kết thúc.
- Tính chất:
+ Là cuộc cách mạng của giai cấp tư sản Trung Quốc.
- Ý nghĩa:
+ Lật đổ phong kiến Mãn Thanh, thành lập Trung Hoa Dân Quốc;
+ Tạo điều kiện kinh tế tư bản chủ nghĩa TQ phát triển;
+ Gây ra ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, trong đó có VN.
- Hạn chế:
+ Không nêu lên vấn đề đánh đuổi đế quốc;
+ Không giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
Trình bày diễn biến , kết quả của cuộc cach mạng Tân Hợi năm 1911? Tại sao đây là cuộc cách mạng chưa triệt để
* Kết quả của Cách mạng Tân Hợi:
- Đã lật đổ triều đại Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại lâu đời ở Trung Quốc, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
- Có ảnh hưởng nhất định đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á.
*Diễn biến chính:
– 10-10-1911: Cách mạng bùng nổ ở Vũ Sương, nhanh chóng lan ra khắp miền nam và miền trung Trung Quốc
– 29-12-1911: Lực lượng cách mạng tuyên bố thành lập Trung Hoa Dân Quốc, bầu Tôn Trung Sơn làm đại tổng thống, thông qua hiến pháp
– 2-1912: Tôn Trung Sơn từ chức, trao quyền lại cho Viên Thế Khải. Cuộc cách mạng kết thúc
*Cách mạng Tân Hợi không triệt để thể hiện qua các điểm sau:
- Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.
- Không thủ tiêu tận gốc giai cấp phong kiến, mà chỉ thỏa hiệp
- Chưa đánh đuổi được thực dân xâm lược cũng như không dám đấu tranh giành lại quyền lợi của dân tộc
- Cuộc cách mạng còn non yếu về mặt đường lối và tổ chức.
Câu 1: Đánh giá công xã Pa-ri
Câu 2 : Vì sao nói hóa học tự nhiên TK XVIII - XIX phát triển
Câu 3 : Trình bày nguyên nhân , diễn biến , kết quả , ý nghĩa . Tính chất , diễn biến của cách mạng Tân Hợi 1911 ? Chứng minh cuộc cách mạng Tân Hợi là cuộc cách mạng dân chủ tư sản chưa triệt để ?
Câu 4 : Vì sao nói kỉ thuật chủ yếu phát triển TK XVIII-XIX ?
Câu 5 : Trình bày nguyên nhân diễn biến kết quả ý nghĩa của cuộc cách mạng Nga 1905-1907 ? Chứng minh đảng công nhân xã hội dân chủ Nga là đảng kiểu mới
MONG MẤY BẠN GIẢI GIÚP
1.Công xã Pa-ri là một Nhà nước kiểu mới.
3.
Cuộc cách mạng Tân Hợi 1911 do Trung Quốc đồng minh hội lãnh đạo5.- Nguyên nhân bùng nổ cách mạng :
+ Đầu thế kỉ XX, nước Nga lâm vào tình trạng khủng hoảng, đời sống nhân dân nói chung, nhất là công nhân rất cực khổ, họ phải lao động từ 12 đến 14 giờ/ngày nhưng tiền lương không đủ sống.
+ Từ năm 1905 đến năm 1907, Níia hoàna đây nhân dân vào cuộc chiến tranh với Nhật Bản để tranh giành thuộc địa, bị thất bại nặng nề, càng làm cho nhân dân chán ghét chế độ. Nhiều cuộc bãi công nổ ra với những khẩu hiệu 'Đả đảo chế độ chuyên chế". "Đả đảo chiến tranh", "Ngày làm 8 giờ",...
- Diễn biến :
+ Trong các phong trào đấu tranh chống Nga hoàng, lớn nhất là cuộc Cách mạng 1905 - 1907 có sự tham gia của công nhân, nông dán và binh lính
+ Mở đầu là ngày 9 - 1 - 1905, 14 vạn công nhân Pê-téc-bua và gia đình tay khổng vũ khí kéo đến trước Cung điện Mùa Đông đưa bản yêu sách đến Nga hoàng. Nga hoàng ra lệnh cho quân đội nổ súng vào đoàn người làm hơn 1000 người chết và bị thương, trở thành "Ngày chủ nhật đẫm máu". Lập tức. công nhân nổi dậy cầm vũ khí khởi nghĩa.
+ Tiếp đó. tháng 5 - 1905, nông dân nhiều vùng nổi dậy phá dinh cơ của địa chủ phong kiến, lấy của người giàu chia cho người nghèo.
+ Tháng 6 — 1905, binh lính trên chiến hạm Pô-tem-kin cũng khởi,nghĩa.
+ Đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa vũ trang ờ Mát-xcơ-va (12 - 1905) của các chiến sĩ cách mạng kéo dài gần hai tuần lễ, khiến Chính phủ Nga hoàng lo sợ.
+ Sau cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Mát-xcơ-va. phong trào cách mạng vẫn tiếp tục diễn ra ờ nhiều nơi, đến năm 1907 mới tạm dừng.
Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga là Đảng kiểu mới vì đấu tranh kiên quyết cho quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động, tuân thủ theo những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác. dựa vào quần chúng nhân dân lao động đấu tranh vì sự tiến bộ của xã hội.
Nêu ý nghĩa lịch sử của Cách mạng Tân Hợi (1911). Tại sao nói Cách mạng Tân Hội là cuộc cách mạng tư sản không triệt để?
Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng Tân Hợi (1911):
Lần đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc, chế độ quân chủ chuyên chế bị lật đổ, chế độ cộng hòa ra đời.
Cách mạng đã tạo điều kiện cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Trung Quốc và có ảnh hưởng đáng kể đến phong trào giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á.
- Nói Cách mạng Tân Hợi là cuộc cách mạng tư sản không triệt để vì:
Đây là cuộc cách mạng đã lật đổ chế độ phong kiến lâu đời ở Trung Quốc, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. Song cuộc cách mạng này không nêu vấn đề đánh đuổi đế quốc, không tích cực chống phong kiến, chưa đụng chạm đến giai cấp địa chủ phong kiến, không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.
Từ nhân vật chị Dậu, kết hợp với những hiểu biết về xã hội, em hãy viết đoạn văn khoảng 1 trang giấy trình bày suy nghĩ của em về cách ứng xử của con người trong cuộc sống
Tham khảo:
Văn hóa ứng xử là cách chúng ta thể hiện ra bên ngoài về thái độ, hành vi, cử chỉ, ánh mắt, của chính ta với những người xung quanh. Để là một người ứng xử có văn hóa thì chúng ta phải học cách giao tiếp, về chỉ lời nói, thái độ của chúng ta với mọi người cũng như mọi tình huống trong cuộc sống. Văn hóa ứng xử có ý nghĩa vô cùng quan trọng với chúng ta. Đối với gia đình việc chúng ta thể hiện lòng kính trọng, yêu thương cha mẹ ông mẹ là thể hiện đạo đức của một người con ngoan hiếu thuận. Đối với nhà trường thì lại có một thước đánh giá chuẩn mực hơn, mỗi chúng ta đều có một mực đó là hạnh kiểm và học lực, khi đi học chúng ta thể hiện văn hóa đạo đức của mình ra sao sẽ được thầy cô đánh giá đúng như vậy. Đối với xã hội việc thể hiện văn hóa ứng xử tốt sẽ được mọi người tôn trọng, yêu quí. Từ đó ta có thể thấy ứng xử là điều quan trọng không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Để trở thành những mầm non tươi sáng của thế hệ mới thì chúng ta hãy không ngừng học tập cả về kiến thức trong sách về và kiến thức ngoài thực tiễn. Hãy dập tắt những phần xấu trong tâm trí mình để phần đẹp trỗi dậy và tươi sáng hơn. Những cái đẹp, cái thiện vẫn luôn có chỗ đứng trong cuộc sống. Hãy biến mình thành con người có văn hóa luôn được mọi người quý trọng. Những điều tốt đẹp bạn mang đến sẽ tiếp sức cho đất nước chúng ta hướng đến một đất nước có nền văn hóa ứng xử tốt đẹp.
Em tham khảo:
Cách ứng xử là yếu tố quan trọng tạo nên thành công của mỗi con người trong cuộc sống. Ứng xử là cách thể hiện thái độ, hành vi, là sự giao tiếp, xử sự giữa con người với con người. Thông qua đó, tình cảm, khả năng biểu đạt và sự thiết lập mối quan hệ giữa mọi người được hình thành. Một người cư xử đúng mực luôn biết cách tuân thủ những lễ nghi, chuẩn mực đạo đức được xã hội thừa nhận, không tạo nên những hành động thô lỗ, phản cảm. Nhờ vậy, họ dễ dàng nhận được yêu quý và tôn trọng, khiến người đối diện hài lòng, từ đó có thể có những bước tiến xa hơn trong sự nghiệp cũng như các mối quan hệ xã hội. Vậy nhưng, trong xã hội ngày nay, không khó để bắt gặp những cách cư xử thiếu văn hóa, thậm chí là thô thiển, đáng chê trách. Chẳng hạn, trong đám tang nghệ sĩ Minh Thuận, rất nhiều người đã gọi tên, xin chữ kí, đòi chụp ảnh với những người nổi tiếng tham dự, gây mất trật tự an ninh cũng như thể hiện sự thiếu tôn trọng với người đã khuất. Cha ông ta đã dậy: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”. Tất cả chúng ta cần rèn luyện cách ứng xử hằng ngày để có thể trở thành một người giao tiếp thông minh, để có thể đạt được thành công trong công viêc và trong cuộc sống.
- Nêu đặc điểm chủ nghĩa đế quốc Anh
-Nêu đặc điểm chủ nghĩa đế quốc Đức và giải thích
-Trình bày nguyên nhân diễn biến cách mạng Nga(1905-1907)
-Nếu kết quả và hạn chế cách mạng Tân Hợi(1911)
-Trình bày nội dung kết quả cuộc Duy Tân Minh Trị(Nhat)
- Anh:
- Cuối thế kỉ XIX- đầu XX, mặc dù Anh mất dần về vị trí công nghiệp song quá trình tập trung TB ở Anh đc đẩy mạnh với sự xuất hiện của nhiều tổ chức độc quyền kiểm soát các ngành KT lớn như công nghiệp luyện kim, đóng tàu khai thác mỏ.
- Sự tập trung TB trong tay các ngân hàng lớn hình thành những tập đoàn TB tài chính chi phối toàn bộ đời sống KT của Anh như sự xuất hiện của 5 ngân hàng lớn ở Luân đôn
- Anh tăng cường xâm lc thuộc địa và xuất cảng TB. Anh đầu tư TB vào các nc thuộc địa và bóc lột thuộc dịa về mặt tài nguyên, nhân công, thị trường để đem lại nguồn cách xù cho chính quốc. Do đó hệ thống thuộc địa của Anh có mặt khắp các châu lục. Người Anh luôn tự hào là nc " MTrời ko bao h lặn". Lê nin gọi đây là chủ nghĩa đế quốc thực dân
1. Chủ nghĩa đế quốc Anh được gọi là "chủ nghĩa đế quốc thực dân” vì : Cho đến cuối thế kỉ XIX, cả hai đảng Tự do và Bảo thủ cầm quyền ở Anh đều thực hiện chính sách tích cực mở rộng hệ thống thuộc địa, đặc biệt ở châu Á và châu Phi. Đến trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, thuộc địa của Anh đã rải khắp Địa cầu, chiếm 1/4 diện tích lục địa (33 triệu km2) và 1/4 dân số thế giới (400 triệu người). Giai cấp tư sản Anh đã tự hào là "Mặt Trời không bao giờ lặn trên lãnh thổ Anh", Anh đã trở thành cường quốc thực dân hạng nhất. Khác với Pháp, Đức, phần lớn tư bản xuất cảng của Anh đều nằm ngoài châu Âu, chủ yếu là đầu tư sang các thuộc địa. Các công ti lũng đoạn thuộc địa của Anh đã dùng nhiều thủ đoạn bóc lột tinh vi, tàn nhẫn, nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc, thu vẻ những khoản lợi nhuận kếch xù.
2. Đặc điểm của đế quốc Đức là "chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến"
Chủ nghĩa đế quốc Đức là "chủ nghĩa đế quốc quân phiệt, hiếu chiến" vì nước Đức chịu ảnh hưởng sâu sắc của truyền thống quân phiệt Phổ, đã thi hành chính sách đối nội, đối ngoại phản động, hiếu chiến : để cao chủng tộc Đức. đàn áp phong trào công nhân, truyền bá bạo lực, chạy đua vũ trang. Do kinh tế phát triển mạnh nhưng lại bị thua thiệt do ít thuộc địa, giới cầm quyền Đức hung hãn đòi dùng vũ lực chia lại thị trường thế giới.