Những câu hỏi liên quan
Hoàng thị ngọc xoan
Xem chi tiết
datcoder
Xem chi tiết
datcoder
3 tháng 12 2023 lúc 22:02

a) Chủ đề của văn bản là sự khan hiếm nước ngọt

b) Các đoạn văn và chủ đề của mỗi đoạn:

- Đoạn 1 (Từ đầu đến … nhầm to): Nhầm tưởng về việc không bao giờ thiếu nước trên trái đất.

- Đoạn 2 (Từ Đúng là bề mặt… đến … trập trùng núi đá): Lí do khan hiếm nước ngọt.

- Đoạn 3 (Còn lại): Phương hướng giải quyết vấn đề khan hiếm nước ngọt.

c) Nội dung các đoạn văn là các luận điểm phục vụ cho chủ đề của văn bản

- Đoạn 1: Giới thiệu nội dung/chủ đề sẽ làm rõ trong văn bản (sự khan hiếm nước ngọt).

- Đoạn 2: nêu lên các bằng chứng để làm rõ chủ đề, chứng minh vì sao nước ngọt khan hiếm.

- Đoạn 3: Đưa ra giải pháp tiết kiệm nước ngọt.

d) Ở đoạn 1, tác giả sử dụng phép liên kết câu thay thế khi chọn những từ đồng nghĩa về biển: đại dương, biển cả,… Ở đoạn kết, câu thứ hai được liên kết với câu thứ nhất bằng phép lặp từ “nước ngọt”.

Hà Thu
Xem chi tiết
Trần Ngọc Định
19 tháng 1 2017 lúc 21:59

(1) Xác định câu chủ đề của đoạn.

- Câu chủ đề của đoạn : “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”.

(2) Câu chủ đề của phần mở đầu văn bản chính là câu chốt thâu tóm nội dung vấn đề nghị luận của cả bài văn. Từ việc xác định chủ đề của đoạn văn, hãy cho biết, văn bản trên nghị luận về vấn đề gì?

- Bài văn này nghị luận vấn đề tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

b) Tìm bố cục của bài văn và lập dàn ý theo trình tự lập luận trong bài. Sử dụng sơ đồ để thể hiện dàn ý của bài văn.

Bài văn có bố cục ba phần:

- Mở bài (từ đầu đến "lũ bán nước và lũ cướp nước") nêu lên vấn đề nghị luận: Tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của nhân dân ta.

- Thân bài (tiếp theo đến "lòng nồng nàn yêu nước"): Chứng minh tinh thần yêu nước trong lịch sử và trong cuộc kháng chiến hiện tại.

- Kết bài (phần còn lại): Nhiệm vụ phát huy tinh thần yêu nước trong công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Đức Hiếu
10 tháng 2 2017 lúc 20:23

2. Tìm hiểu văn bản.

(1) Xác định câu chủ đề của đoạn.

(2) Câu chủ đề của phần mở đầu văn bản chính là câu chốt thâu tóm nội dung vấn đề nghị luận của cả bài văn. Từ việc xác định chủ đề của đoạn văn, hãy cho biết, văn bản trên nghị luận về vấn đề gì?

b) Tìm bố cục của bài văn và lập dàn ý theo trình tự lập luận trong bài. Sử dụng

Đức Hiếu
10 tháng 2 2017 lúc 20:23
1. Bài văn này nghị luận vấn đề tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Câu văn thâu tóm nội dung nghị luận trong bài: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta". 2. Bài văn có bố cục ba phần: – Mở bài (từ đầu đến "lũ bán nước và lũ cướp nước") nêu lên vấn đề nghị luận: Tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của nhân dân ta. – Thân bài (tiếp theo đến "lòng nồng nàn yêu nước"): Chứng minh tinh thần yêu nước trong lịch sử và trong cuộc kháng chiến hiện tại. – Kết bài (phần còn lại): Nhiệm vụ phát huy tinh thần yêu nước trong công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. 3. Để chứng minh cho nhận định: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta", tác giả đã đưa ra các dẫn chứng: – Tinh thần yêu nước trong lịch sử các thời đại. – Tinh thần yêu nước trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, dẫn chứng lại chia ra các lứa tuổi; người trong vùng tạm bị chiếm và nước ngoài; miền ngược, miền xuôi; chiến sĩ ngoài mặt trận và công chức ở hậu phương; phụ nữ và các bà mẹ chiến sĩ; công nhân, nông dân thi đua sản xuất đến điền chủ quyên đất ruộng cho Chính phủ,... Các dẫn chứng tiêu biểu, toàn diện đã chứng minh dân ta có truyền thống nồng nàn yêu nước. 4. Trong bài văn, tác giả đã sử dụng hình ảnh so sánh: tinh thần yêu nước kết thành (như) một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, vì thế nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn; nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. So sánh tinh thần yêu nước với làn sóng mạnh mẽ và to lớn là cách so sánh cụ thể, độc đáo. Lối so sánh như vậy làm nổi bật sức mạnh cuồn cuộn, vô song của tinh thần yêu nước. Hình ảnh so sánh khác là ví tinh thần yêu nước như các thứ của quý. Có khi được trưng bày, có khi được cất giấu. Khi được trưng bày, ai cũng nhìn thấy. Khi được cất giấu thì kín đáo. Như vậy tinh thần yêu nước khi tiềm tàng, khi lộ rõ, nhưng lúc nào cũng có. Cách so sánh này làm cho người đọc hình dung được giá trị của lòng yêu nước; mặt khác nêu trách nhiệm đưa tất cả của quý ấy ra trưng bày, nghĩa là khơi gợi, phát huy tất cả sức mạnh còn đang tiềm ẩn, đang được cất giấu ấy để cho cuộc kháng chiến thắng lợi. 5. a) Câu mở đoạn của đoạn văn này là: “Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước”. Câu kết đoạn của đoạn văn là: "Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước". b) Các dẫn chứng trong đoạn này được đưa ra theo mô hình "từ ... đến ..." và được sắp xếp theo các trình tự: tuổi tác, khu vực cư trú; tiền tuyến, hậu phương; tầng lớp, giai cấp. c) Những sự việc và con người này có mối quan hệ theo các bình diện khác nhau, nhưng bao quát toàn bộ già trẻ, gái trai, miền xuôi, miền ngược, tiền tuyến, hậu phương, nông dân, công nhân, điền chủ,...; nghĩa là toàn thể nhân dân Việt Nam. 6. Nghệ thuật bài văn có những điểm nổi bật: – Bố cục chặt chẽ. – Dẫn chứng chọn lọc và trình bày theo trật tự thời gian (từ xưa đến nay). Nhấn mạnh các dẫn chứng thời nay, đưa các dẫn chứng này theo các bình diện để làm nổi bật tính chất toàn dân. – Hình ảnh so sánh độc đáo, gợi cho người đọc thấy rõ sức mạnh to lớn và giá trị quý báu của tinh thần yêu nước vốn là một khái niệm trừu tượng.
ko có tên
Xem chi tiết
Em Chưa 18
Xem chi tiết
Trương Thị Thu Vân
Xem chi tiết
Trần Phương Vy
30 tháng 9 2021 lúc 17:29

bạn ơi cho tớ hỏi !

Khách vãng lai đã xóa
Bùi Mai Quỳnh Anh
30 tháng 9 2021 lúc 17:37

Cậu phải chọn đề kou cần viết thì mềnh ms viết cko kou đc chớ:)

Khách vãng lai đã xóa
Cao Tùng Lâm
30 tháng 9 2021 lúc 17:49

Kỳ nghỉ hè vừa qua, em cùng gia đình đi tham quan vịnh Hạ Long. Đã lâu lắm rồi em mới có một kì nghỉ hè thoải mái như thế này.

Để chuẩn bị cho chuyến đi em đã sắp xếp quần áo, đồ ăn uống... từ ngày hôm trước. Ô tô khởi hành từ lúc 5 giờ 30 sáng, gia đình em đã có mặt tại điểm tập trung từ lúc năm giờ. Cứ tưởng mình đến sớm hơn cả không ngờ đã có nhiều gia đình khác đến trước, bố em cầm trên tay chiếc túi du lịch to, mẹ thì cầm túi đồ ăn uống, còn em và bé Mi khoác trên vai chiếc ba lô nhỏ xíu đựng một số thứ lặt vặt. Dọc đường bộ từ Hà Nội đến Quảng Ninh, trước mắt em là cả một bức tranh sơn thuỷ hùng vĩ đầy cảm xúc. Ô tô luồn lách qua những chiếc cầu và núi đá nhỏ, sau hơn một tiếng thì đoàn du lịch bắt đầu xuống xe để đi tàu thuỷ tham quan các hang động. Từ những vòm đá cao nhất rủ xuống những dải thạch nhũ cột băng pha trộn đủ mọi màu sắc của cầu vồng, em nghe nói hang đẹp nhất là hang Đầu gỗ. Đây là cung điện với nhiều gian phòng ngoắt ngoéo, chỉ một giọt nước nhẹ rơi xuống từ những dải nhũ đá cũng đủ phá vỡ sự im lặng.


 
Thế là cả buổi sáng, em cùng gia đình chỉ tham quan hang động, mọi người bắt đầu chụp nhanh cảnh đẹp ở đây rồi vội vàng lên xe đến nhà nghỉ. Cả đoàn xuống xe lấy hành lý của mình chờ bác trưởng đoàn liên hệ phòng nghỉ, có những bé chỉ khoảng tầm lớp hai, lớp ba chạy lon ton ở vườn hoa. Riêng bé Mi thì nghịch nhất tí thì lại đuổi bạn làm cho mẹ nhắc nhở liên tục nhưng nó chẳng nghe, cứ thích nô đùa chạy nhảy với các bạn. Chà! Sao bác trưởng đoàn liên hệ gì mà lâu thế, cả đoàn đang định vào gặp thì từ xa, mấy anh hướng dẫn viên đã cầm chìa khóa phát cho từng người.

Buổi chiều cả nhà em ra vườn hoa chụp ảnh làm kỉ niệm rồi lên núi ngay gần nhà nghỉ "Thăng Long" ngắm cảnh, mẹ bảo cả nhà chụp mấy pô nhân lúc trời đẹp, riêng em và bé Mi được chụp riêng hai kiểu. Chụp xong, cả nhà ra chợ mua cá, tôm gọi là đặc sản nghỉ hè. Chà! Chợ Hạ Long sầm uất hơn cả Hà Nội. Ngay từ đầu chợ hàng loạt quầy bán dưa hấu, cá tôm, thịt... được xếp bày hàng chào khách. Nhưng gian tôm, cá là gian đông nhất vì ở đây phần lớn khách du lịch muốn mua quà nhân dịp đi nghỉ mát. Em và mẹ quan sát hàng quần áo trẻ em cạnh quầy bánh kẹo thì khá đông người mua nhất là những bác phụ huynh mua cho con mình mặc. Có hai em chạy lăng nhăng nên bị mẹ mắng, thấy vậy em liền bảo mẹ phải trông bé Mi cẩn thận kẻo lại bị lạc. Buổi tối, những chiếc đèn thắp sáng mọi nơi, em cùng mẹ và bé Mi ra ăn chè ở quán, cạnh khách sạn nơi mà gia đình em đang ở. Còn bố thì đọc báo, xem tivi ở phòng nghỉ.Thời gian trôi qua, cả đoàn bắt đầu lên đường về Hà Nội.


 
Sức hấp dẫn của vịnh Hạ Long đã khiến cho nơi đây quanh năm luôn là điểm hội tụ của khách du lịch trong và ngoài nước. Mọi người đều đến đây tham quan, nghỉ ngơi, tắm biển... Ai cũng thấy khoan khoái, hài lòng trước vẻ đẹp kỳ quan của thế giới.

Khách vãng lai đã xóa
chara
Xem chi tiết
chara
10 tháng 5 2022 lúc 10:33

cái này là giáo dục địa phương nha do tronng này không cókhocroi

Thảo Lê
Xem chi tiết
minh nguyet
10 tháng 7 2021 lúc 20:27

là sao em, kiểu từ chủ đề môi trường xong phát triển ra á?

Thảo Lê
10 tháng 7 2021 lúc 20:48

a. Bảo vệ môi trường; ô nhiễm môi trường

b. Kể về cảnh đẹp quê em

Lê Phước Lập
Xem chi tiết
Hàng Tô Kiều Trang
19 tháng 12 2022 lúc 10:51

1)

Đoạn văn:

Vì lẽ "sống cống hiến cho đời", em hiểu rằng ai trong chúng ta có mặt trên Trái đất này đều cần có một ước mơ. Em cũng vậy, ước mơ của em là được đứng trên bục giảng cầm phấn. Với em, đó là nghề nghiệp vô cùng cao quý, ban phát biết bao điều hay cho những thế hệ trẻ mai sau. Em rất thích nghề nghiệp này, do đó em luôn cố gắng học hành thật giỏi.

2) tận 6 dòng thơ lục bát, hs sao lm nổi.

phương ngọc diễm
15 tháng 8 2023 lúc 20:18

1.  trả lời như sau :

Con người sinh ra trên đời ai cũng có những ước mơ cho riêng mình, và em cũng vậy, ước mơ lớn nhất của em chính là có thể trở thành một bác sĩ. Trong tiềm thức của em thì bác sĩ là một người vô cùng vĩ đại, vì bác sĩ chính là người chữa trị cho tất cả mọi người khi bị ốm đau, bệnh tật. Đã có lần em bị ốm nặng, ho nhiều, người thì rất khó chịu. Bố mẹ đã đưa em đi đến bác sĩ, sau khi được bác sĩ thăm khám và cho uống thuốc thì em đã đỡ rất nhiều, không còn khó chịu như lúc trước nữa, vài ngày sau thì em đã khỏi ốm. Em càng ngưỡng mộ nghề này hơn. Một lý do khác mà em ước trở thành bác sĩ, đó chính là em muốn giúp đỡ cho các bạn, các bác, các cô nghèo nhưng không có tiền đi bệnh viện. Những người đó vô cùng đáng thương vì dù bệnh nặng đến đâu cũng chỉ có thể tự mình cắn răng chịu đựng, không có tiền đi khám khiến cho bệnh tình ngày càng trở nặng hơn. Em sẽ nỗ lực, cố gắng học tập thật tốt để có thể trở thành một người bác sĩ giỏi. Để thực hiện được ước mơ của mình sẽ phải trải qua rất nhiều khó khăn nhưng khi còn có mơ ước thì em sẽ cố gắng thực hiện đến cùng.

còn câu 2: khó quá bạn ạ