viết bài văn khoảng 200 chữ về đồ dùng sinh hoạt ở nhà em
Hãy viết 1 bài văn ngắn khoảng 200-250 chữ . Hãy kể về những trải nghiệm của em trong hoạt động hè vừa qua
Trong hoạt động hè vừa qua, em đã có những trải nghiệm thú vị và đáng nhớ. Một trong những hoạt động mà em tham gia là đi du lịch cùng gia đình. Chúng tôi đã đến một vùng quê yên bình, nơi có những cánh đồng xanh mướt và những con suối trong lành. Em đã được tham gia vào các hoạt động ngoài trời như câu cá, bơi lội và đi bộ đường dài. Cảm giác thả mình vào không gian tự nhiên và thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên thật tuyệt vời.
Ngoài ra, em cũng đã tham gia vào một khóa học nghệ thuật. Em đã học vẽ tranh và làm đồ handmade. Qua quá trình học, em đã rèn luyện được kỹ năng sáng tạo và khám phá thêm về bản thân. Em đã tạo ra những tác phẩm mà em tự hào và có thể chia sẻ với bạn bè và gia đình.
Cuối cùng, em cũng đã tham gia vào một hoạt động tình nguyện. Em đã tham gia dọn dẹp môi trường và trồng cây xanh. Việc này giúp em nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường và góp phần xanh hơn cho thế giới xung quanh.
Tổng kết lại, hoạt động hè vừa qua đã mang lại cho em những trải nghiệm thú vị và bổ ích. Em đã học hỏi được nhiều điều mới, rèn luyện kỹ năng và tận hưởng những khoảnh khắc đáng nhớ.
Viết đoạn văn ở phần thân bài (khoảng 6 câu) tả một đồ dùng học tập của em.
Gợi ý: Em có thể viết đoạn văn tả bao quát hoặc đoạn văn tả chi tiết một đồ dùng học tập. Khi tả bao quát, cần nêu những đặc điểm về hình dáng, kích thước, màu sắc, chất liệu, những điểm nổi bật về cấu tạo…của đồ dùng học tập được chọn; chú ý dùng nhiều từ ngữ gợi tả, dùng cách so sánh, nhân hóa để làm cho đoạn văn sinh động, hấp dẫn.
Tham khảo (đoạn văn tả chiếc bút mực)
Cây bút nhỏ nhắn, xinh xinh dài bằng một gang tay, tròn trĩnh như ngón tay trỏ. Nắp bút làm bằng mạ kền vàng óng ả. Trên nắp bút có khắc dòng chữ Hồng Hà ánh vàng. Thân bút là một ống nhỏ bằng nhựa màu đen, trơn bóng, càng về sau càng thót lại như búp măng non. Mở nắp bút, hiện lên trước mắt em là một chiếc ngòi nhỏ xíu sáng lấp lánh. Em xoay thân bút theo chiều kim đồng hồ để lấy mực. Chiếc ruột gà làm bằng cao su, sau nhiều ngày nhịn đói bỗng được bữa no nê. Trong ruột gà, có một ống nhỏ, như que tăm dùng để dẫn mực.
Viết bài văn : Thuyết minh về 1 số đồ dùng sinh hoạt Viết ngắn nhất có thể nha😅😅
Tham khảo :
Chiếc bàn học là một đồ dùng học tập và sinh hoạt rất thân thiết với mỗi chúng ta thời cắp sách tới trường. Chiếc bàn học là người bạn gần gũi, thân thuộc của mỗi lứa tuổi học sinh lúc ở trường cũng như lúc ở nhà.
Chiếc bàn học xuất hiện từ thời xa xưa, khi con người có kiến thức thì chiếc bàn học được ra đời, theo thời gian qua nhiều giai đoạn nhiều quá trình con người đã thiết kế ra một sản phẩm đa dạng – chiếc bàn học phù hợp với mọi lứa tuổi học sinh để phục vụ nhu cầu học tập, sinh hoạt của con người.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại bàn học đa dạng phong phú với nhiều hãng khác nhau, chiếc liệu phù hợp với túi tiền của người mua. Mỗi học sinh ngoài học ở trường ban ngày còn phải tự học ở nhà nên ngày nay, cho ra đời hai loại bàn phổ biến bàn học trên lớp và bàn học ở nhà.
Đặc biệt khi viết muốn nét chữ được đẹp, mềm mại, việc học trở nên dễ dàng hơn thì chiếc bàn học nào cũng vậy, phải có mặt bàn phẳng, nhẵn. Nếu mặt bàn gồ ghề thì chắc hẳn mỗi học sinh đều thấy chán nản với việc học của mình, không thích góc học tập của mình. Vật liệu để làm chiếc bàn học thường bằng gỗ, nhưng phần lớn bằng gỗ thường, bàn học thường gồm: mặt bàn, ngăn bàn và chân bàn, thuyết minh về chiếc bàn học của em
Ở trường học hiện nay, chiếc bàn học thường gắn liền với ghế ngồi để tránh những trường hợp ghế bị đổ. Mặt bàn phẳng, hình chữ nhật, có chiều dài độ 110-120 cm, chiều rộng khoảng 50-60 cm. Bốn chân bàn được đóng bằng gỗ chắc chắn, vững chãi.
Bàn có ngăn bàn thụt lại, được đóng cố định để đựng sách vở. Ghế cách bàn khoảng 15 cm giúp học sinh giữ đúng tư thế khi ngồi, không bị vẹo cột sống. Một số ghế có lưng tựa giúp học sinh không bị mỏi lưng, giúp cho việc học trở nên thoải mái.
Ở nhà, trong góc học tập của mỗi người học trò đều có một cái bàn. Tùy theo kích thước của phòng học, sở thích của mỗi người mà cái bàn học có dài, rộng, hẹp khác nhau. Đời sống kinh tế ngày càng phát triển nhu cầu của con người càng cao đã khiến cho nhiều hãng sản xuất bàn ghế ra đời.
Tuy nhiên, hãng sản xuất bàn ghế có uy tín trên cả nước hiện nay được người dùng tin tưởng là bàn ghế Xuân Hòa, loại bàn được sử dụng rộng rãi thường là loại có mặt bàn bằng gỗ tấm bào nhẵn hoặc gỗ dán phẳng lì được sơn màu bóng nhoáng trông rất đẹp. Tuy vậy loại bàn này rất dễ hỏng.
Thông thường, bàn học ở nhà cũng có bốn chân để nâng đỡ mặt bàn để chiếc bàn ở tư thế vững chắc. Tùy theo loại bàn, con người thiết kế chân bàn khác nhau như hình vuông, hình chữ nhật… Để tạo nên vẻ thẩm mĩ, người ta thiết kế chân bàn bằng các con tiện.
Cái bàn nào cũng cần chiếc ngăn kéo vì nó là nơi làm ngăn bàn đựng đồ dùng, sách vở.Góc học của một học sinh, trên chiếc bàn học còn có giá để sách giúp đựng được nhiều sách vở hơn, làm bàn học trở nên ngăn nắp hơn.
Chiếc bàn học là người bạn thân thiết của ta, ta phải biết yêu quý, trân trọng và bảo vệ. Để chiếc bàn học không bị hỏng thì không được xô đẩy bàn ghế, không được trèo lên bàn ghế, không vẽ bậy lên bàn, giữ bàn luôn ngay ngắn. Nên sắp xếp sách vở gọn gàng sau khi học xong.
Chỉ nhìn qua những thứ xếp đặt, bày biện trên mặt bàn là có thể hiểu được phần nào đạo đức, nếp sống, nếp sinh hoạt và tinh thần học tập của cô, cậu học trò – chủ nhân của chiếc bàn học ấy. Vì vậy, ta cần có ý thức giữ gìn bàn học ở lớp cũng như ở nhà, nên trang trí học tiết vào bàn học ở nhà để nơi học tập thêm sinh động và đa dạng.
tk
Trong gia đình, luôn có những vật dụng hữu ích và cần thiết cho cuộc sống sinh hoạt. Trong đó, chiếc phích hay còn gọi là bình thủy- đồ dùng để giữ nhiệt cho nước nóng rất thông dụng, xuất hiện trong mọi gia đình.
Phích nước thì quen thuộc trong mỗi gia đình nhưng ít có ai biết đến nguồn gốc của nó. Vào năm 1892, một nhà bác học người Anh, Pawar, đã cải tiến chiếc máy đo nhiệt lượng của Newton thành chiếc bình thủy có khả năng giữ nhiệt. Chiếc bình thủy có thiết kế nhỏ gọn, không quá to, cồng kềnh hay khó di chuyển như chiếc máy trước nên rất được thông dụng.
Từ khi được xuất hiện, đến nay, chiếc phích nước đã được cải tiến rất nhiều. Phích nước được phân thành nhiều loại, được làm từ những vật liệu khác nhau, với cấu tạo và những hình dáng khác nhau. Vê hình dáng, phích nước thường có hình trụ, làm bằng nhựa hoặc bằng sắt; đế bằng, cao khoảng 35- 40 cm giúp cho phích đứng thẳng mà không bị đổ.
Phích có cấu tạo hai phần: phần vỏ có nắp. Nắp trong làm bằng gỗ hay xốp, nắp ngoài làm bằng nhựa hay bằng nhôm. Quai xách, tay cầm gắn với thân phích. Ngoài phích có hoa văn ( họa tiết hay phong cảnh) với nhiều màu sắc khác nhau. Chiếc phích có phần ruột làm bằng thủy tinh tráng bạc để giữ nhiệt, đáy có một núm- van hút khí. Van càng nhỏ thì khả năng giữ nhiệt càng cao. Ở giữ vỏ phích và ruột phích là một lớp chân không để cách nhiệt.
Có nhiều loại phích được sử dụng nhưng phổ biến là hai loại: loại nhỏ: chưa được một lít nước, loại lớn chứa được 2,5- 3 lít nước. Hiện nay, loại phích đã quen thuộc với bao thế hệ gia đình trong bao nhiêu năm qua là phích Rạng Đông với nhiều kiểu dáng, màu sắc và rất bền, giá cả hợp lí với người dùng.
Trong ngày, chiếc phích giúp giữ nhiệt ở nhiệt độ từ 70- 100 độ. Có chiếc phích trong nhà, sẽ bớt được rất nhiều thời gian và công sức để đun nước mỗi khi có việc. Chiếc phích là người bạn không thể thiếu khi uống trà hay pha cà phê. Nhiệt độ nước sẽ quyết định rằng trà có ngon, có đạt đúng hương vị của nó không. Với những nhà khi chuẩn bị sinh đẻ, những chiếc phích là vật dụng rất cần thiết.
Chẳng gì tiện lợi và nhanh gọn bằng chiếc phích có thể di chuyển dễ dàng. Những chiếc phích đi liền với những năm tháng thời bao cấp cầm từng đồng để đi mua nước nóng ngoài đầu hẻm vì ngại đun nước mới, đi liền với sự xuất hiện của những đứa trẻ cũng như trong bữa cơm của mỗi gia đình. Dù cho thời ấy, một chiếc phích cũng chẳng rẻ là bao nhưng không thể không có trong mỗi gia đình. Và đến ngày nay, những chiếc phích vẫn có một vị trí không đổi trong mỗi căn nhà.
Nó là người bạn của người già và trẻ em. Một phích nước đem lại sức khỏe với mỗi chén trà, cốc sữa nóng trong mùa đông lạnh. Vì vậy, khi sử dụng, chúng ta cần có cách bảo quản đúng. Phích mới được mua về, nên đổ nước ấm khoảng nửa bình, sau đó đậy nắp lại.
Sau khoảng vài phút, mở phút ra, tráng với một lượt nước mới rồi đổ nước nóng vào. Như thế sẽ giúp cho chiếc phích không bị sốc nhiệt và nổ, tăng tuổi thọ cho phích. Vào buổi sáng, nếu còn nước cũ ngày hôm qua, nên đổ đi, tráng sạch cặn rồi đổ nước mới vào. Muốn giữ được nhiệt lâu, không nên đổ nước quá đầy, giữ một khoảng trống giữ nước và nút vì hệ số truyền nhiệt của nước lớn hơn của không khí.
Sau một thời gian sử dụng, những chiếc phích làm từ kim loại sẽ bị gỉ, làm giảm khả năng bảo vệ của phích. Cần thay vỏ mới để an toàn khi sử dụng. Những chiếc phích bị vỡ ruột cũng có thể thay ruột phích mới để tiết kiệm, không cần thiết phải mua phích mới. Những chiếc bình thủy thế cần để xa tầm tay trẻ em và những nơi có lửa, để những nơi cao ráo.
Ngày nay, nhiều loại ấm đun nước, ấm siêu tốc ra đời khiến những chiếc bình thủy chục năm nay bỗng dần bị lép vế. Nhưng những chiếc phích vẫn luôn là người bạn đồng hành thân thiết, tiện lợi nhất trong di chuyển và sinh hoạt của mỗi người.
Viết một đoạn văn khoảng 5 câu nói về các hoạt động của học sinh trong giờ ra chơi ở sân trường em. Nếu tác dụng của từng dấu phẩy được dùng trong đoạn văn.
(1) Sân trường em được lát xi măng rộng bao la và phẳng lì. (2) Trên sân trường, sáu cây bàng to sum suê xanh biếc tỏa bóng mát. (3) Trong giờ học, cảnh trường vắng vẻ, êm đềm. (4) Khi một hồi trống dội vang, sân trường náo động hẳn lên. (5) Từ các lớp, hàng trăm học sinh túa ra sân trường. (6) Chỗ này đá cầu, chỗ kia nhảy dây, học sinh lớp Một chạy đuổi nhau như cướp. (7) Tiếng cười nói, tiếng reo hò náo động cả sân trường...
→ Các câu số 2, 3, 4, 5: Dấu phẩy ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ, vị ngữ.
→ Câu 6: Dấu phẩy ngăn cách các vế câu của câu ghép.
→ Câu 7: Dấu phẩy ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
Viết một đoạn văn khoảng 5 câu nói về các hoạt động của học sinh trong giờ ra chơi ở sân trường em. Nêu tác dụng của từng dấu phẩy được dùng trong đoạn văn.
(1) Sân trường em được lát xi măng rộng bao la và phẳng lì. (2) Trên sân trường, sáu cây bàng to sum suê xanh biếc tỏa bóng mát. (3) Trong giờ học, cảnh trường vắng vẻ, êm đềm. (4) Khi một hồi trống dội vang, sân trường náo động hẳn lên. (5) Từ các lớp, hàng trăm học sinh túa ra sân trường. (6) Chỗ này đá cầu, chỗ kia nhảy dây, học sinh lớp Một chạy đuổi nhau như cướp. (7) Tiếng cười nói, tiếng reo hò náo động cả sân trường...
→ Các câu số 2, 3, 4, 5: Dấu phẩy ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ, vị ngữ.
→ Câu 6: Dấu phẩy ngăn cách các vế câu của câu ghép.
→ Câu 7: Dấu phẩy ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
Viết một đoạn văn khoảng 5 câu nói về các hoạt động của học sinh trong giờ ra chơi ở sân trường em. Nếu tác dụng của từng dấu phẩy được dùng trong đoạn văn.
Viết một đoạn văn khoảng 5 câu nói về các hoạt động của học sinh trong giờ ra chơi ở sân trường em. Nếu tác dụng của từng dấu phẩy được dùng trong đoạn văn.
Viết bài văn miêu tả lại cảnh sinh hoạt ở khu nhà em ở.
Chủ nhật, mọi người trong gia đình đều rảnh rỗi. Bố mẹ không phải đi làm. Còn em được nghỉ học. Vì vậy, cả nhà đã quyết định sẽ làm một bữa tiệc nhỏ. Rất lâu rồi mọi người không có dịp quây quần bên nhau.
Chị Hòa và em cảm thấy rất vui vẻ, háo hức. Từ chiều, bố lái xe đưa ba mẹ con ra siêu thị để mua đồ. Bố mẹ nói sẽ làm một bữa tiệc nướng nên đã mua rất nhiều nguyên liệu: thịt, rau củ, hoa quả, nước ngọt... Khi về nhà, em cũng vào bếp để giúp mẹ một số công việc lặt vặt. Còn chị Hòa ở ngoài sân để giúp bố chuẩn bị bàn ăn, bếp nướng.
Một tiếng sau, công việc chuẩn bị đã xong xuôi. Em và mẹ mang các khay thức ăn ra sân. Bố đảm nhận công việc nướng đồ ăn. Mọi người vừa ăn, vừa trò chuyện vui vẻ. Thỉnh thoảng, bố lại nhắc đến những vấn đề thời sự nóng hổi để cả nhà cùng bàn luận. Ai cũng chăm chú lắng nghe và nói ra những suy nghĩ của mình.
Sau bữa ăn, hai chị em còn giúp mẹ dọn dẹp, rửa bát. Xong xuôi, mọi người cùng ngồi trò chuyện ở phòng khách. Em còn giúp mẹ gọt hoa quả nữa. Bố mẹ hỏi han tình hình học tập của hai chị em. Chị Hòa đã chia sẻ nguyện vọng của mình về kì thi đại học sắp tới. Chị mong muốn trở thành một kiến trúc sư. Em tin rằng chị sẽ thực hiện được ước mơ của mình. Em cũng kể cho bố mẹ nghe về tình hình học tập của mình. Lâu lắm rồi, gia đình của em mới có giây phút sum họp bên nhau, trò chuyện vui vẻ như vậy.
Đây là khoảng thời gian cuối tuần thật ý nghĩa với gia đình của em. Nhờ vậy, em cảm thấy thêm yêu thương mọi người trong gia đình của mình nhiều hơn.
viết một đoạn văn khoảng 5 câu nói về các hoạt động của học sinh trong giờ ra chơi ở sân trường em nêu tác dụng của từng dấu phẩy được dùng trong đoạn văn
Sau mấy phút tập thể dục, các bạn chuyển ngay sang những trò chơi riêng của mình. 2) Kia là một nhóm nam đá cầu nghe chan chát. 3) Những quả cầu vun vút bay vồng lên từ chân bạn này sang bạn khác rất tuyệt. 4) Này là một nhóm nữ đang say sưa với trò nhảy dây. 5) Các bạn luân phiên người vào người ra, tóc bay lòa xòa.
Tác dụng của dấu phẩy:
- Ngăn cách trạng ngữ với CN và VN
- Ngăn cách các vế câu.