Những câu hỏi liên quan
Linh Bùi
Xem chi tiết
Mai Hiền
28 tháng 12 2020 lúc 16:54

Câu 1:

* Giống nhau:

     - Đều có sự tự nhân đôi của NST.

     - Đều trải qua các kì phân bào tương tự.

     - Đều có sự biến đổi hình thành NST theo chu kì đóng và tháo xoắn.

     - NST đều tập trung trên mặt phẳng xích đạo ở kì giữa.

     - Đều là cơ chế sinh học đảm bảo ổn định vật chất di truyền qua các thế hệ.

* Khác nhau:

Nguyên phân                                                          Giảm phân

- Xảy ra ở tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai.

- Chỉ 1 lần phân bào.

- Mỗi NST tương đồng nhân đôi thành 2 NST kép gồm hai crômatit.

- Kì đầu không xảy ra trao đổi chéo giữa hai crômatit cùng nguồn gốc.

- Kì giữa các NST tập trung thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo.

- Xảy ra ở tế bào sinh dục khi chín.

- Gồm 2 lần phân bào liên tiếp.

- Mỗi NST nhân đôi thành một cặp NST tương đồng kép gồm 4 crômatit.

- Kì đầu I xảy ra hiện tượng tiếp hợp và trao đổi chéo giữa hai crômatit khác nguồn gốc.

- Kì giữa I các NST tập trung thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo.

Kì sau, crômatit trong từng cặp NST tương đồng kép tách thành 2 NST đơn phân li về hai cực tế bào.Kì sau I các NST đơn ở trạng thái kép trong từng cặp NST tương đồng phân li để tạo ra các tế bào con có bộ NST đơn ở trạng thái kép, khác nhau về nguồn gốc.
Kì cuối: Hình thành 2 tế bào con giống nhau và giống hệt mẹ (2n NST).

- Kì cuối I: Hình thành hai tế bào con có bộ NST n kép.

- Kì cuối II tạo ra 4 tế bào con chứa bộ NST n.

Ý nghĩa:

- Là kết quả phân hóa để hình thành nên các tế bào sinh dưỡng khác nhau.

- Duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào và cơ thể.

Ý nghĩa:

- Hình thành nên nhiều loại giao tử khác nhau.

- Các giao tử chứa bộ NST n qua thụ tinh sẽ khôi phục lại bộ 2n của loài.

- Là cơ sở tạo ra biến dị tổ hợp, làm phong phú đa dạng cho sinh giới.

Bình luận (0)
Mai Hiền
28 tháng 12 2020 lúc 16:55

Câu 2:

Những diễn biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân

+ Kì đầu: NST bắt đầu co xoắn. Màng nhân và nhân con biến mất. Trung tử và thoi phân bào xuất hiện. Thoi phân bào đính vào 2 phía của tâm động.

+ Kì giữa: NST co xoắn cực đại và xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

+ Kì sau: 2 cromatit trong từng NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn và đi về hai cực của tế bào.

+ Kì cuối: NST duỗi xoắn, nằm trong 2 nhân mới. Tế bào hình thành eo thắt để phân chia tế bào chất.

 

Bình luận (0)
Mai Hiền
28 tháng 12 2020 lúc 16:59

Câu 3:

Đặc điểm cấu tạo của ADN:

- ADN (axit deoxiribonucleic) là một axit nucleic, cấu tạo từ các nguyên tố: C, H, O, N và P.

- Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân: với đơn phân là nuclêôtit.

- Cấu tạo 1 nuclêôtit gồm:

+ 1 phân tử đường (C5H10O4).

+ 1 phân tử axit photphoric (H3PO4).

+ Bazo nito gồm 4 loại: ađenin (A), timin (T), xitozin (X) và guanin (G).

- Mỗi phân tử ADN gồm hàng vạn, hàng triệu đơn phân.

ADN có cấu tạo đa dạng và đặc thù vì:

 ADN có tính đa dạng và đặc thù thể hiện ở: số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong cấu trúc của ADN có thể tạo ra vô số các phân tử ADN khác nhau.

ADN được tạo ra từ nhân đôi có cấu trúc giống hệt mẹ vì:

Nhân đôi ADN diễn ra theo 2 nguyên tắc:

+ Nguyên tắc bổ sung: các Nu tự do liên kết bổ sung với mạch ADN gốc (A liên kết với T, G liên kết với X)

+ Nguyên tắc bán bảo toàn: trên mỗi phân tử ADN con, có 1 mạch là của ADN mẹ, còn 1 mạch mới tổng hợp.

=> Vì vậy 2 ADN con được tạo thành qua cơ chế nhân đôi lại giống ADN mẹ

 

Bình luận (0)
Tuyet Pham
Xem chi tiết
Nguyễn Thư
Xem chi tiết
Phan Tiến Nghĩa
8 tháng 11 2019 lúc 13:09

SO SÁNH NST THƯỜNG VÀ NST GIỚI TÍNH
*GIỐNG NHAU:
-Thành phần cấu tạo nên NST là ADN và Protein loại Híton.
-Có tính đặc trưng theo loài
-Luôn tồn tại thành cặp tương đồng( trừ cặp XY)
-Mang gen qui định tình trạng của cơ thể
- Có hiện tượng nhân đôi, đóng xoắn, tháo xoắn, sắp xếp trên mặt phẳng của thoi phân bào, phân li về 2 cực tế bào vào các kì.
*KHÁC NHAU
NST THUỜNG:
1. Có nhiều cặp trong tế bào lưỡng bội
2. Luôn tồn tại thành cặp tương đồng
3. Giống nhau ở cá thể đực và cái
4.Không qui định giới tình
5. Mang gen qui định tính trạng thường không liên quan đến giới tính.
NST GIỚI TÍNH
1. Chỉ có 1 cặp trong tế bào lưỡng bội
2. Có thể là cặp tương đồng (XX) hoặc không tương đồng(XY)
3. Khác nhau ở cá thể đực và cái
4. Qui định giới tính
5. Qui định tính trang liên quan giới tính

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Trang Nguyen
Xem chi tiết
Mai Hiền
3 tháng 1 2021 lúc 16:00

Cấu tạo hóa học của ADN:

- ADN (axit deoxiribonucleic) là một axit nucleic, cấu tạo từ các nguyên tố: C, H, O, N và P.

- Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân: với đơn phân là nuclêôtit.

- Cấu tạo 1 nuclêôtit gồm:

+ 1 phân tử đường (C5H10O4).

+ 1 phân tử axit photphoric (H3PO4).

+ Bazo nito gồm 4 loại: ađenin (A), timin (T), xitozin (X) và guanin (G).

- Mỗi phân tử ADN gồm hàng vạn, hàng triệu đơn phân.

- ADN có tính đa dạng và đặc thù thể hiện ở: số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong cấu trúc của ADN có thể tạo ra vô số các phân tử ADN khác nhau.

 Phân tử ADN đa dạng và đặc thù bởi những yếu tố nào 

- Tính đặc thù của phân tử ADN do mỗi phân tử ADN được đặc trưng số lượng, thành phần và đặc biệt là trình tự sắp xếp của các nuclêôtit.

- Tính đa dạng của phân tử ADN: do phân tử ADN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân (các đơn phân là 4 loại nuclêôtit A, T, G, X). Khi thay đổi số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các nucleotit thì có thể tạo vô số phân tử ADN khác nhau.

Bình luận (0)
Đỗ Uyên
3 tháng 1 2021 lúc 19:25

Cấu tạo hóa học của ADN: cấu tạo từ 5 nguyên tố: C,H,O,N và P. ĐƯợc cấu tao theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là 4 loại nucleotide: adenine (A), cytosine (C), guanine (G) và thymine (T).

ADN đa dạng và đặc thù bởi số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của 4 loại nucleotide. Do trình tự sắp xếp khác nhau của 4 loại nucleotide đã tạo nên tính đa dạng và đặc thù của ADN, đây là cơ sở phân tử cho tính đa dạng và đặc thù của các loài sinh vật.

Bình luận (0)
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
21 tháng 8 2017 lúc 6:30

ADN có tính đa dạng và đặc thù vì ADN có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, nghĩa là gồm nhiều phân tử còn gọi là đơn phân. Đơn phân của ADN là nuclêôtit gồm 4 loại (A, T, G, X). Bốn loại nuclêôtit sắp xếp theo nhiều cách khác nhau tạo ra vô số loại phân tử ADN khác nhau: Chúng khác nhau về trình tự sắp xếp, về số lượng và thành phần các nuclêôtit.

Bình luận (0)
Kamado Tanjirou ๖ۣۜ( ๖ۣۜ...
Xem chi tiết
Leonor
1 tháng 11 2021 lúc 22:07

Tham khảo!

ADN có tính đa dạng và đặc thù vì ADN có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, nghĩa là gồm nhiều phân tử còn gọi là đơn phân. ... Bốn loại nuclêôtit sắp xếp theo nhiều cách khác nhau tạo ra vô số loại phân tử ADN khác nhau: Chúng khác nhau về trình tự sắp xếp, về số lượng và thành phần các nuclêôtit.  

Bình luận (0)
Milly BLINK ARMY 97
1 tháng 11 2021 lúc 22:07

- Vì ADN có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, nghĩa là gồm nhiều phân tử còn gọi là đơn phân. Đơn phân của ADN là nuclêôtit gồm 4 loại (A, T, G, X). Bốn loại nuclêôtit sắp xếp theo nhiều cách khác nhau tạo ra vô số loại phân tử ADN khác nhau: Chúng khác nhau về trình tự sắp xếp, về số lượng và thành phần các nuclêôtit.

(Tham khảo)

Bình luận (0)
Minh Thư
1 tháng 11 2021 lúc 22:29

ADN có tính đa dạng và đặc thù vì:

+ Tính đặc thù của ADN là số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các nuclêôtit quy định

+ Do sự sắp xếp khác nhau của 4 loại nuclêôtit đã tạo nên tính đa dạng của ADN

Bình luận (0)
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
26 tháng 4 2017 lúc 17:00

Đáp án B

Tính đa dạng và đặc thù của phân tử ADN là cơ sở cho tính đa dạng và đặc thù của các loài sinh vật

Tính đa dạng của sinh giới là do các biến dị tổ hợp

Bình luận (0)
Nguyễn Thư
Xem chi tiết
gunny
5 tháng 11 2019 lúc 20:03

vì 

1 tấn +100km3+1km2+1000m=

giúp mình với help me

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Shiba Inu
5 tháng 11 2019 lúc 20:03

Tính đặc thù của phân tử ADN do mỗi phân tử ADN được đặc trưng số lượng, thành phần và đặc biệt là trình tự sắp xếp của các nuclêôtit.

Tính đa dạng của phân tử ADN: do phân tử ADN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân (các đơn phân là 4 loại nuclêôtit A, T, G, X). Khi thay đổi số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các nucleotit thì có thể tạo vô số phân tử ADN khác nhau.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
❡ʀ¡ی♬
5 tháng 11 2019 lúc 20:04
Tính chất của ADN:Tính đa dạng: khi thay đổi số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các nucleotit có thể tạo vô số các ADNTính đặc thù: mỗi phân tử ADN đặc trưng bởi số lượng, trình tự sắp xếp và thành phần các nucleotit
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
10 tháng 4 2017 lúc 20:48

AND có cấu tạo rất đa dạng và đặc thù do số lượng, thành phần, trật tự sắp xếp của các nuclêôtit, do cách sắp xếp khác nhau của bốn loại nuclêôtit.

Bình luận (0)
Hiiiii~
10 tháng 4 2017 lúc 20:49

AND có cấu tạo rất đa dạng và đặc thù do số lượng, thành phần, trật tự sắp xếp của các nuclêôtit, do cách sắp xếp khác nhau của bốn loại nuclêôtit.

Bình luận (0)
Nguyễn Đinh Huyền Mai
10 tháng 4 2017 lúc 20:55

AND có cấu tạo rất đa dạng và đặc thù do số lượng, thành phần, trật tự sắp xếp của các nuclêôtit, do cách sắp xếp khác nhau của bốn loại nuclêôtit.

Bình luận (0)