Thuận lợi nhất của khí hậu nước ta đối với sự phát triển kinh tế là
Khí hậu của Đông Nam Á có những thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế?
– Do nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nên khí hậu nóng ẩm; lượng bức xạ lớn, nhiệt độ cao quanh năm, độ ẩm dồi dào; lượng mưa phong phú: trồng lúa nước và phát triển nông sản nhiệt đới khác (cây công nghiệp, ăn quả, chăn nuôi, thủy sản)
—Thuận lợi:
+ Vị trí địa lí: là giao điểm của con đường giao thông quốc tế, từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây. Là cầu nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, lục địa Á - Âu và ÚC -> thuận lợi cho việc phát triển các mối quan hệ, giao lưu buôn bán quốc tế, Đông Nam Á là khu vực có tầm quan trọng hàng đầu trên thế giới.
+ Hệ thống sông ngòi dày đặc : sông Mê Công, sông Hồng, sông Mô Nam, sông I-ra- oa-đi... tạo nên những vùng đồng bằng châu thổ màu mỡ phì nhiêu, lưu lượng nước lớn, hàm lượng phù sa cao... Đây là điều kiện thuận lợi cho sự quần cư, sinh tụ, phát triển nông nghiệp của cư dân Đông Nam Á từ thời cổ xưa.
+ Khí hậu gió mùa : khí hậu nóng, ẩm, mưa nhiều làm cho hệ động thực vật ở Đông Nam Á rất phong phú và đa dạng. Nhiệt độ cao, độ ẩm lớn là điều kiện cho cây cối quanh năm xanh tốt, phát triển nông nghiệp. Người Đông Nam Á từ xa xưa đã biết trồng lúa và các loại cây ăn quả.
+ Biển : vừa là đường giao thông quan trọng, vừa là nguồn cung cấp tài nguyên biển như hải sản, khoáng sản..là điều kiện để phát triển các ngành kinh tế biển như khai thác dầu mỏ, đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản, giao thông biển và du lịch biển.
+ Tài nguyên thiên nhiên : Hệ sinh vật ở Đông Nam Á tương đối phong phú, là quê hương của nhiều loại động thực vật quý hiếm. Ngoài ra, tài nguyên khoáng sản giàu có cũng là nguồn cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu cho các ngành công nghiệp.
- Khó khăn :
+ Địa hình bị chia cắt mạnh —> không có những đồng bằng lớn, khó khăn cho giao thông đường bộ.
+ Sự phức tạp của gió mùa đã gây ra nhiều thiên tai như bão lụt, hạn hán, sương muối và mưa đá.
* Thuận lợi:
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa với nguồn nhiệt ẩm dồi dào, lượng mưa lớn thuận lợi cho phát triển trồng trọt (cây lúa nước, các loại cây công nghiệp lâu năm, hằng năm..).
- Khí hậu có sự phân hóa đa dạng tạo nên cơ cấu cây trồng và vật nuôi đa dạng.
* Khó khăn:
- Khí hậu nóng ẩm cũng là điều kiện để sâu bệnh phát triển mạnh.
- Thiên tai bão nhiệt đới, mưa lớn gây sạt lở, ngập lụt vùng đồng bằng và lũ quét, lũ ống vùng núi
-Địa hình nước ta có ảnh hưởng gì đến sự phát triển kinh tế?( đồng bằng, cao nguyên, ven biển......)
-Đặc điểm chung của khí hậu Việt Nam đầy đủ nhất? Thuận lợi và khó khăn cho sx nông nghiệp?
-Đặc điểm chung của sông ngòi nước ta, kèm theo những câu hỏi nâng cao giải thích tại sao? Thuận lợi khó khăn?
-là một nước ven biển, có thuận lợi gì phát triển kinh tế?
-Vấn đề sử dụng đất?
-vấn đề bảo vệ môi trường của 2 miền địa lý?
Mình cần gấp để soạn đề cương, giúp mình với!
a) Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước
Theo thống kê, nước ta có 2360 con sông dài trên 10 km, trong đó 93% là các sông nhỏ và ngắn. Các sông lớn như sông Hồng, Mê Công chỉ có phần trung và hạ lưu chảy qua lãnh thổ nước ta tạo nên các đồng bằng châu thổ rất rộng lớn và phì nhiêu.
b) Sông ngòi nước ta chảy theo 2 hướng chính tây bắc - đông nam và hướng vòng cung.
c) Sông ngòi nước ta có hai mùa nước: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt
Vào mùa lũ, nước sông ngòi dâng cao và chảy mạnh. Lượng nước mùa lũ gấp hai đến ba lần, có nơi đến bốn lần lượng nước mùa cạn và chiếm 70 - 80% lượng nước cả năm.
Bảng mùa lũ trên các lưu vực sông
d) Sông ngòi nước ta có hàm lượng phù sa lớn
- Hằng năm, sông ngòi vận chuyển tới 839 tỉ m3 nước cùng với hàng trăm triệu tấn phù sa.
- Bình quân một mét khối nước sông có 223 gam cát bùn và các chất hoà tan khác. Tổng lượng phù sa trôi theo dòng nước tới trên 200 triệu tấn/năm.
Phân tích thuận lợi và khó khăn của nhân tố khí hậu đối với sự phát triển nông nghiệp nước ta?
•Thuận lợi
-Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, cây cối xanh quanh năm, trồng 2-3 vụ
-Phân hóa rõ rệt theo chiều Bắc-Nam, theo độ cao và theo mùa->trồng cây nhiệt đới, cận nhiệt đới , ôn đới
•Khó khăn
- Gió Tây Nam , bão , sương muối , sương giá, sâu bệnh...
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc , nguồn nước dồi dào
- Không ổn định : lũ lụt, hạn hán..
1.Dân số nước ta đông và trẻ có những thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển về kinh tế xã hội 2.điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ở Bắc Trung Bộ có những thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế xã hội
Dân số đông và trẻ của Việt Nam:
Thuận lợi:
- Dân số đông có thể cung cấp nguồn lao động lớn cho các ngành công nghiệp và dịch vụ, giúp tạo ra sự đa dạng và linh hoạt trong lực lượng lao động.
- Dân số trẻ mang lại tiềm năng cho sự phát triển và hiện đại hóa của quốc gia, với khả năng học hỏi nhanh chóng và thích nghi với công nghệ mới.
Khó khăn:
- Dân số đông và trẻ cũng có thể tạo ra áp lực lớn trên các nguồn tài nguyên như giáo dục, y tế, việc làm và hạ tầng.
- Cần đảm bảo rằng dân số trẻ được đào tạo và phát triển kỹ năng để có thể đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, tránh tình trạng thất nghiệp.
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ở Bắc Trung Bộ:
Thuận lợi:
- Điều kiện tự nhiên tại Bắc Trung Bộ có sự đa dạng về địa hình, từ núi cao đến vùng đồng bằng, tạo ra tiềm năng phát triển nhiều loại nông nghiệp và nguồn tài nguyên đa dạng.
- Vùng này có lợi thế về du lịch với biển cả, bãi biển đẹp, và di sản văn hóa độc đáo.
Khó khăn:
- Bắc Trung Bộ thường gặp các vấn đề liên quan đến thiên tai như lũ lụt và cạn hạn nước, gây khó khăn cho nông nghiệp và đời sống hàng ngày của người dân.
- Vùng này có sự cạnh tranh với các khu vực khác trong việc thu hút đầu tư và phát triển công nghiệp và dịch vụ.
những thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lí nước ta đối với sự phát triển kinh tế xã hội và phát triển tổ quốc
Kiểm tra hay gì((:? Trong sách học tốt có đấy .-.
I. Những thuận lợi :
1. Thuận lợi trong việc thông thương, giao lưu buôn bán với các nước trong khu vực và trên thế giới.
2. Thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.
3. Giao lưu văn hoá với nhiều nước trên thế giới.
4. Nguồn khoáng sản phong phú, đa dạng, là cơ sở quan trọng để phát triển các ngành công nghiệp.
5. Mang lại khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa thuận lợi cho sinh hoạt, sản xuất và sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng và vật nuôi.
6. Thuận lợi cho phát triển tổng hợp kinh tế biển.
7. Sinh vật phong phú, đa dạng cả về số lượng và chủng loài.
II. Những khó khăn:
1. Thiên tai thường xuyên xảy ra như bão, lũ;
2. Vấn đề an ninh quốc phòng, chủ quyền biên giới, hải đảo.
Trả lời:
►Thuận lợi :
- Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương liền kề với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và địa trung hải, trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động thực vật nên có nhiều tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật vô cùng phong phú.
- Vị trí và hình thể nước ta đã tạo nên sự phân hóa đa dạng của tự nhiên thành các vùng tự nhiên khác nhau giữa miền Bắc với miền Nam, giữa miền núi và đồng vằng, ven biển, hải đảo.
- Việt Nam nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta giao lưu với các nước trong khu vực và trên thế giới.
- Nước ta còn là cửa ngõ mở lối ra biển thuận lợi cho các nước Lào, Đông bắc Thái Lan, Campuchia và khu vực Tây Nam Trung Quốc.
-Vị trí địa lí thuận lợi như vậy có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ, tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trên thế giới, thu hút vốn đầu tư của nước ngoài.
► Khó khăn:
- Nước ta cũng nằm trong vùng có nhiều thiên tai nhất là bão, lũ lụt, hạn hán thường xảy ra hằng năm.
- Biên giới dài, vùng biển rộng lớn nên việc bảo vệ chủ quyền cũng rất khó khăn và tốn kém .
- Đất nước kéo dài theo hướng Bắc - Nam nhưng hệ thống giao thông còn nhiều hạn chế nên gây khó khăn cho việc phát triển kinh tế và vấn đề an ninh quốc phòng.
- Nằm ở vùng kinh tế năng động phải cạnh tranh tích cực với các nước xung quanh (đặc biệt là TQ).
Nguồn lao động của nước ta có những thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế xã hội
Thuận lợi nhất của dân số đông đối với phát triển kinh tế đất nước là
A. lao động có trình độ cao nhiều, khả năng huy động lao động lớn.
B. nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
C. số người phụ thuộc ít, số người trong độ tuổi lao động nhiều.
D. nguồn lao động trẻ nhiều, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
Đáp án: B
Giải thích: Với đặc điểm dân số đông, đó là nguồn lao động dồi dào nhất là cho các ngành cần nhiều lao động như nông nghiệp – công nghiệp chế biến – sản xuất lương thực thực phẩm và là thị trường tiêu thụ rộng lớn rất thuận lợi đối với sự phát triển kinh tế đất của nước.
Thuận lợi nhất của dân số đông đối với phát triển kinh tế đất nước là:
A. lao động có trình độ cao nhiều, khả năng huy động lao động lớn.
B. nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
C. số người phụ thuộc ít, số người trong độ tuổi lao động nhiều.
D. nguồn lao động trẻ nhiều, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
Đáp án cần chọn là: B
Với đặc điểm dân số đông, đó là nguồn lao động dồi dào nhất là cho các ngành cần nhiều lao động như nông nghiệp – công nghiệp chế biến – sản xuất lương thực thực phẩm và là thị trường tiêu thụ rộng lớn rất thuận lợi đối với sự phát triển kinh tế đất của nước.
Phân tích những thuận lợi và khó khă của nguồn lao động đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nước ta ?
Đây là câu trả lời của mình, bạn có thể tham khảo :
-Thuận lợi : tạo ra thị trường tiêu thụ rộng lớn, thúc đẩy nền kinh tế nước ta phát triển.
-Khó khăn : gây trở ngại lớn cho việc phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần,...
Lề, mình nghĩ câu hỏi là " Phân tích những thuận lợi và khó khăn của NGUỒN LAO ĐỘNG đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nước ta ?" hơi hẹp nên khó phân tích lắm, nên suy rộng ra và đổi NGUỒN LAO ĐỘNG -> đặc điểm dân số thì câu hỏi sẽ hay hơn, bao quát và dễ trả lời hơn. ^^
đây là câu trả lời của mk cũng chỉ là mk học wa môn này thôi mong các bạn ko chê
Vị trí địa lí và tài nguyên thiên nhiên
- Việt Nam nằm ở phía Đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm Đông Nam Á, có một vùng biển rộng lớn giàu tiềm năng. Vị trí tiếp giáp trên đất liền và trên biển làm cho nước ta có thể dễ dàng giao lưu về kinh tế và văn hoá với nhiều nước trên thế giới.
- Nước ta có sự đa dạng về tài nguyên thiên nhiên. Nguồn nhiệt ẩm lớn, tiềm năng nước dồi dào, số lượng các giống loài động, thực vật biển và trên cạn khá phong phú, nguồn khoáng sản đa dạng v.v… là những thuận lợi mà thiên nhiên đã dành cho chúng ta. Tuy nhiên những hậu quả của chiến tranh để lại và nhất là việc khai thác không hợp lý tài nguyên ở nước ta đã dẫn đến tình trạng nhiều loại bị suy giảm nghiêm trọng.
2. Dân cư và nguồn lao động
- VN là nước đông dân số, dân số tăng nhanh --> nước ta có nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn. Song trong điều kiện nước ta hiện nay, dân số đông là một trở ngại lớn cho việc phát triển kinh tế và nâng cao đời sống của nhân dân.
- Dân số trẻ --> lực lượng lao động của Việt Nam có khả năng tiếp thu nhanh các kỹ thuật và công nghệ tiên tiến. Nếu được đào tạo và sử dụng hợp lí, họ sẽ trở thành nguồn lực quyết định để xây dựng đất nước.
- Dân cư phân bố không đều gây ra những khó khăn cho việc sử dụng hợp lí nguồn lao động và việc khai thác nguồn tài nguyên hiện có ở mỗi vùng.
3. Đường lối phát triển KT-XH và cơ sở vật chất kỹ thuật