Những câu hỏi liên quan
Phạm Lê Thúy Anh
Xem chi tiết
๖ۣۜHả๖ۣۜI
30 tháng 11 2021 lúc 20:55

Là mọi người hãy hạn chế sử dụng túi nilon. Vì 1 túi nilon mất 500- 600 mới phân hủy đc

Nguyễn Hồng Nhung
30 tháng 11 2021 lúc 20:56

Chủ đề chính của văn bản "Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000" là: Hạn chế sử dụng bao bì ni lông để bảo vệ Trái Đất, ngôi nhà chung của chúng ta trước nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đang gia tăng mạng.

Amyvn
30 tháng 11 2021 lúc 20:56

chủ đề: Một ngày không sử dụng bao bì nilông. ⇒ Thông qua những con sốngày tháng cụ thể, đi từ thông tin khái quát đến cụ thể ⇒ lời thông báo trực tiếp ngắn gọn dễ hiểu dễ nhớ.

Dương Hải Băng
Xem chi tiết
Trần Thị Ngọc Trâm
23 tháng 1 2017 lúc 10:33

1)

Trong văn đàn Việt Nam, nhà văn Nguyên Hồng được đồng nghiệp và bạn đọc ưu ái gọi bằng một "danh hiệu": Nhà văn của phụ nữ và trẻ em.

Nhà văn Nguyên Hồng sinh năm 1918 mất năm 1982. Tên khai sinh của ông là Nguyễn Nguyên Hồng, quê ở thành phố Nam Định. Nguyên Hồng sống chủ yếu ở thành phố cảng Hải Phòng. Nguyên Hồng từng có một tuổi thơ bất hạnh. Hồi kí Những ngày thơ ấu được coi là những dòng hồi ức sinh động, chân thực đầy cay đắng về tuổi thơ không êm đềm của nhà văn.

Ông viết nhiều thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết, kí, thơ. Các tác phẩm chính của Nguyên Hồng: Bỉ vỏ (tiểu thuyết, 1938); Những ngày thơ ấu (hồi kí, 1938); Trời xanh (tập thơ, 1960); Cửa biển (bộ tiểu thuyết 4 tập: 1961, 1967, 1973, 1976); Núi rừng Yên Thế (bộ tiểu thuyết lịch sử nhiều tập chưa viết xong); Bước đường viết văn (hồi kí, 1970).

Trong những tác phẩm của Nguyên Hồng, hình ảnh người phụ nữ và trẻ em trong xã hội cũ được nhà văn dành nhiều niềm yêu thương, đồng cảm. Với những đóng góp của Nguyên Hồng dành cho nền văn học dân tộc, ông được nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996.

Văn bản Trong lòng mẹ được trích từ tập hồi kí Những ngày thơ ấu. Hồi kí là một thể thuộc loại kí, nhằm ghi những sự việc thuộc quá khứ, qua sự nhớ lại. Hồi kí đòi hỏi phải hết sức tôn trọng tính chân thực của câu chuyện; sự việc, số liệu, thời gian phải chính xác. Bởi thế, tác phẩm được coi là thiên truyện kể về tuổi thơ cay đắng của chính tác giả. Đó là cả một quãng đời cơ cực mồ côi cha, không được sống với mẹ mà phải sống với người cô độc ác được tái hiện lại sinh động. Chính tình mẫu tử thiêng liêng, tình yêu tha thiết đối với mẹ đã giúp chú bé vượt qua giọng lưỡi xúc xiểm độc ác của người cô cùng với những dư luận không mấy tốt đẹp về người mẹ tội nghiệp. Đặc biệt, đoạn truyện tả cảnh đoàn tụ giữa hai mẹ con là một đoạn văn thấm đẫm tình cảm và thể hiện sâu sắc tinh thần nhân đạo. Nó góp phần lí giải tại sao Nguyên Hồng được trân trọng gọi là "nhà văn của phụ nữ và trẻ em".

Trần Thị Ngọc Trâm
23 tháng 1 2017 lúc 10:35

2)

Nam Cao (1915-1951) là một trong những nhà văn Việt Nam tiêu biểu nhất thế kỉ 20. Nhiều truyện ngắn của ông được xem như là khuôn thước cho thể loại này. Đặc biệt một số nhân vật của Nam Cao trở thành những hình tượng điển hình, được sử dụng trong ngôn ngữ hàng ngày.

Nam Cao (1915-1951) là một trong những nhà văn Việt Nam tiêu biểu nhất thế kỷ 20. Nhiều truyện ngắn của ông được xem như là khuôn thước cho thể loại này. Đặc biệt một số nhân vật của Nam Cao trở thành những hình tượng điển hình, được sử dụng trong ngôn ngữ hàng ngày. (nên giới thiệu thêm p/c nghệ thuật, các tác phẩm...)

“Lão Hạc” của Nam Cao ra mắt bạn đọc năm 1943. Câu chuyện về số phận thê thảm của người nông dân Việt Nam trong bối cảnh đe doạ của nạn đói và cuộc sống cùng túng đã để lại xúc động sâu xa trong lòng độc giả. Đặc biệt, tác giả đã diễn tả tập trung vào tâm trạng nhân vật chính – lão Hạc – xoay quanh việc bán cho' đã giúp ta hiểu thêm tấm lòng của một người cha đáng thương, một con người có nhân cách đáng quý và một sự thực phũ phàng phủ chụp lên những cuộc đời lương thiện
Kết thúc bi kịch cũng là thật sự chấm dứt những dằn vặt riêng tư của lão Hạc, nhưng để lại bao suy ngẫm về số phận những con người nghèo khổ lương thiện trong xã hội cũ.

Xem chi tiết
Kẹo dẻo
6 tháng 9 2016 lúc 13:47

Hôm nay mk ms hk nè.

Kẹo dẻo
6 tháng 9 2016 lúc 13:50

-Không nói xấu,lừa dối,không đổ lỗi cho người khác,dũng cảm nhận khuyết điểm.

-Không lấy đồ dùng của người khác,bảo vệ cái đúng,không che giấu cái sai.

Nguyen Thi Mai
6 tháng 9 2016 lúc 13:53

-Với cha mẹ thầy cô: 
+Ngay thẳng, thật thà, không gian dối trong kiểm tra, không dối trá
+Dũng cảm nhận khuyết điểm
+ Phê bình người có lỗi

Phương Anh (NTMH)
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
18 tháng 8 2016 lúc 9:16

Văn bản là một thư của người bố gửi cho con, nhưng tại sao tác giả lại lấy nhan đề “Mẹ tôi” vì:

- Hình thức của văn bản là bức thư của người bố gửi cho con nhưng nội dung mà bức thư đề cập đến lại là người mẹ. Người mẹ là nhân vật chính của câu chuyện.

- Người bố viết thư vì thái độ vô lệ của con đối với mẹ, mục đích giáo dục con cần phải lễ độ và kính yêu mẹ. Vì vậy nhan đề “Mẹ tôi” là hoàn toàn chính xác.

- Có ý kiến cho rằng có thể thay thế nhan đề khác như: “Hối hận”, “Một lỗi lầm”. Hai nhan đề này cũng phản ánh được nội dung sự việc, nhưng nó là nghiêng về thể hiện nhân vật tôi hơn là người mẹ. Thứ nữa nó làm mất đi giá trị biểu cảm.

Lê Thị Anh Thương
18 tháng 8 2016 lúc 9:18

      Mặc dù có nhan đề " Mẹ tôi " nhưng văn bản lại được viết dưới dạng một bức thư của người bố gửi cho con trai. Cách thể hiện độc đáo này giúp cho những phẩm chất của người mẹ được thể hiện một cách khách quan và trực tiếp. Đồng thời qua đó, người viết thư có điều kiện để bộc lộ trọn vẹn cảm xúc, thái độ của mình mà không làm cho đứa con phải xấu hổ, từ đó nhanh chóng hiểu ra vấn đề

thao nguyen phuong hien
18 tháng 8 2016 lúc 15:39

Mặc dù có nhan đề là Mẹ tôi nhưng văn bản lại được viết dưới dạng một bức thư của người bố gửi cho con trai. Cách thể hiện độc đáo này giúp cho những phẩm chất của người mẹ (nội dung chủ yếu của tác phẩm) được thể hiện một cách khách quan và trực tiếp. Đồng thời qua đó, người viết thư có điều kiện để bộc lộ trọn vẹn thái độ, cảm xúc của mình mà không làm cho người tiếp thu (đứa con) phải xấu hổ, từ đó nhanh chóng hiểu ra vấn đề

Phạm Lê Thúy Anh
Xem chi tiết
NguyễnGia Hân
Xem chi tiết
Phạm Vĩnh Linh
16 tháng 6 2021 lúc 18:54

Tham khảo:

"Trong gia đình, vì em là con út nên ai cũng thương yêu em hết mực, nhưng mẹ là người gần gủi, chăm sóc em nhiều nhất. 

Năm nay, mẹ em gần bốn mươi mốt tuổi. Với thân hình mảnh mai, thon thả đã tô đậm cho mẹ với vẻ đẹp của người mẹ hiền từ, mái tóc đen óng mượt mà dài ngang lưng được mẹ thắt lên gọn gàng khi ra đường. Đôi mắt mẹ đen láy luôn nhìn em với ánh mắt trìu mến gần gũi. Khuôn mặt mẹ hình trái xoan với làn da trắng. Đôi môi mỏng đỏ hồng nằm dưới chiếc mũi cao thanh tú làm cho càng nhìn càng thấy đẹp. Khi cười nhìn mẹ tươi như hoa, đóa hoa hồng vừa nở sớm mai. Đôi bàn tay mẹ tròn trịa, trắng trẻo đã nuôi nấng, dìu dắt em từ thưở em vừa lọt lòng. Giọng nói của mẹ đầy truyền cảm, lúc mượt mà như tiếng ru, lúc ngân nga như tiếng chim họa mi buổi sớm. Mẹ em may và thêu rất đẹp, đặc biệt là may áo dài, thường ngày mẹ hay mặc bộ đồ bộ gọn gàng, khi đi dạy học mẹ mặc những bộ áo dài cũng do mẹ tự may trông thật duyên dáng, sang trọng. 

Ở nhà, mẹ là người đảm nhiệm công việc nội trợ. Mẹ giao cho em các công việc nhẹ nhàng như: quét nhà, gấp quần áo… Còn ba thì phụ mẹ giặt đồ, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, thỉnh thoảng mẹ mua hoa về chưng ở phòng khách cho đẹp nhà. Mỗi khi khách đến mẹ luôn đón tiếp nồng hậu, mời khách đĩa trái cây và nước mát. Sáng mẹ là người thức dậy sớm để chuẩn bị thức ăn sáng cho cả nhà, để hai anh em cùng cắp sách đến trường kịp giờ học. Khi em ốm đau mẹ phải thức suốt đêm để chăm sóc. Buổi tối, mẹ thường dành khoảng ba mươi phút để giảng bài cho em, sau đó mẹ ngồi chấm bài, soạn giáo án chuẩn bị cho tiết lên lớp ngày mai ở trường… Mẹ rất nhân hậu, hiền từ, khi lên lớp mẹ xem học trò như các con của mình, cũng dìu dắt thương yêu hết mực nên mẹ được rất nhiều học sinh yêu mến. Khi em phạm lỗi, mẹ chỉ nhắc nhỡ chứ không mắng và cũng chưa đánh em bao giờ. 

Mẹ em thật đáng quí, em luôn yêu thương mẹ và tự hào vì được làm con của mẹ. Mỗi khi được mẹ ôm ấp, nằm trong lòng mẹ em cảm thấy thật ấm áp. Trong trái tim em, mẹ là tất cả, mẹ là cô tiên tuỵêt vời nhất trong cuộc đời em… Em mong sao cho mình mau lớn để có thể giúp cho mẹ đỡ vất vả hơn. Em hứa sẽ chăm học và cố gắng học thật giỏi để trả ơn cho mẹ và thầy cô đã dạy dỗ, nuôi nấng em nên người. Mẹ ơi, con yêu mẹ lắm!"

Phạm Vĩnh Linh
16 tháng 6 2021 lúc 19:03

Tham khảo:

“Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần...”

Mỗi khi lời ca dao ấy vang lên, em lại bồi hồi nhớ đên mẹ của mình. Các bạn khác tự hào mẹ mình là bác sĩ, giáo viên,...và em, em cũng vẫn luôn tự hào mẹ của mình. Mẹ yêu quý của em – một người nông dân hiền lành, chăm chỉ.

Mẹ em sinh ra ở một vùng quê nghèo khó, tuổi thơ không đủ đầy đã không tạo cho mẹ cơ hội học hành. Mẹ theo nghiệp ông bà và bố em, làm một người nông dân bình dị. Cuộc sống một nắng hai sương đã ít nhiều ảnh hưởng đến vẻ ngoài của mẹ. Dù chưa bước sang tuổi bốn mươi nhưng khuôn mặt trái xoan của mẹ đã hiện lên những nỗi vất vả, những nếp nhăn mờ nhạt. Đôi mắt mẹ ẩn hiện chút quầng thâm nhưng ấm áp và chan chứa yêu thương. Đôi môi mỏng luôn hấp háy những lời khuyên chân thành. Mẹ không có làn da trắng mịn, cũng không có thân hình đầy đặn như nhiều người phụ nữ cùng tuổi khác. Nước da mẹ hơi sạm đi vì nắng, vì mưa, dáng người gầy gầy và đôi vai thì hơi trĩu xuống vì những gánh gồng với cánh đồng lúa quê nhà. Nhưng ở mẹ, luôn lấp lánh sự kiên cường, niềm tin và tinh thần lạc quan vào cuộc sống.

Mẹ là một người nông dân cần cù, chăm chỉ. Từ sáng sớm tinh mơ, mẹ tất bật chuẩn bị bữa sáng cho gia đình em, dọn dẹp nhà cửa tinh tươm mới yên tâm chuẩn bị ra đồng. Ánh nắng ban mai màu hồng vắt lên đôi vai mẹ, theo bước chân mẹ ra cánh đồng lúa rộng bao la. Mẹ cẩn thận làm cỏ, bón phân, phun thuốc, từng vụ mùa trôi qua, mạ mọc mầm thành cây lúa, thóc vàng đầy cả sân phơi. Đôi bàn tay gầy gò, đầy vết trai sạn của mẹ vô cùng khéo léo. Ngoài cánh đồng lúa, mẹ chăm bón cho khu vườn nhỏ trước nhà tươi tốt, đầy sức sống. Mùa nào thức ấy, mẹ xới đất, trồng rau, trồng hoa và nhiều cây ăn quả khác. Những giống cây dưới đôi bàn tay mẹ như được thổi những phép màu kỳ diệu, tươi tốt, sinh sôi nảy nở. Từ những thức quà quê trong lành ấy, mẹ khéo léo nấu những bữa ăn cơm lành canh ngọt, cả nhà ai cũng yêu hương vị ấy.

Tất bật sớm khuya, mẹ vẫn không bao giờ quên chăm lo cho việc học hành của chúng em. Không được học hành nhiều, nhưng mẹ viết chữ rất đẹp và thuộc rất nhiều bài thơ, ca dao, tục ngữ. Những ngày còn bé, mẹ cẩn thận cầm đôi tay nhỏ bé của em, uốn nắn cho em từng nét chữ. Dưới ánh trăng sáng vằng vặc và làn gió hiu hiu, đưa theo hương cau thoang thoảng, mẹ truyền cảm đọc những câu thơ, những câu ca dao, tục ngữ. Mỗi khi em thắc mắc mẹ lại ân cần dừng một chút, giảng giải cho em. Mẹ dạy em bao điều thú vị, dạy em cả những bài học quý giá để khôn lớn thành người.

Thời gian trôi qua, mẹ như thiên thần hộ mệnh của chúng em. Lúc ốm đau, mẹ túc trực sớm khuya, lo lắng thay từng chiếc khăn để đắp lên vầng trán nóng hổi. Lúc em ngoan ngoãn, học hành chăm chỉ, khuôn mặt mẹ không giấu được niềm tự hào và hạnh phúc. Mẹ hi sinh cả cuộc đời để xây dựng tổ ấm gia đình, xây dựng cuộc sống vui vẻ cho em.

Mẹ đối với em là món quà vô giá mà cuộc đời mang đến. Có mẹ là niềm hạnh phúc lớn nhất cuộc đời em. Nhờ tình yêu bao la của mẹ, em được sống, được trưởng thành, biết trân trọng hơn những con người một nắng hai sương làm ra hạt gạo như mẹ. 

Bài này được không?

Bùi Thái Thịnh
Xem chi tiết
Phuoc Nguyen
Xem chi tiết
Nguyễn Tiến Đạt
Xem chi tiết
Vladimir Ilyich Lenin
29 tháng 3 2018 lúc 20:24

Những ý lớn cần có.Tự phát triển ý thành bài nhé ! :)
- Giới thiệu chung về Nguyễn Trãi ,câu nói được nói ra như thế nào ? (Nếu có)
- Giải thích chung câu nói :

Muốn có của ăn của để, muốn thành đạt thì phải có nỗ lực của bản thân.Không có gì không làm mà có

- Phân tích :

Một người muốn biết thì phải học,cũng như những đứa trẻ khi mới được sinh ra chúng phải học để lớn. học để biết và học để làm ngườiKhông có gì là tự dưng mà có, không được người khác chỉ bảo thì cũng do chính bản thân con người tự tìm kiếm học hỏiVà hơn hết cuộc sống con người luôn muốn hướng theo hướng tích cực có của ăn của để.Vậy làm sao để có?Sẽ có nếu con người biết cách tìm tòi, học hỏi, không ngại khó ngại khổ, không ỉ lại đùn đẩy cho người khác.

- Ý nghĩa lớn của câu nói :

Học làm nên sự nghiệp, học nuôi sống bản thân nhưng học mà không làm thì cũng không thể phục vụ chính mình

- Lời khuyên của câu trên :

Tự biết cách để hoàn thiện bản thân.Học để thấm sâu xã hội, để làm thầy và để phục vụ chính bản thân chúng ta.

- Liên hệ đến một số câu ca dao, tục ngữ :

Đi một ngày đàng học một sàng khônCó công mài sắt, có ngày nên kimĐi một ngày đàng,học một sàng khôn....

Nguyễn Tiến Đạt
29 tháng 3 2018 lúc 20:30

mk cần bài văn chứ ko thích dàn bài