Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Hhhhhhhhhh
Xem chi tiết
B.Thị Anh Thơ
11 tháng 12 2020 lúc 17:56

- Về điều kiện tự nhiên, nước Nhật không được ưu đãi như Mĩ, hơn nữa Nhật bước ra khỏi Chiến tranh thế giới thứ hai với tư thế kẻ thất bại, cho nên gặp nhiều khó khăn nhưng đã vươn lên đứng vững và ngày càng phát triển.

- Chính phủ Nhật tỏ ra năng động và linh hoạt trong việc hoạch định đường lối, chiến lược phát triển phù hợp với từng giai đoạn lịch sử

- Nhật Bản rất chú trọng tới vấn đề giáo dục và đào tạo. Người lao động Nhật luôn giữ vững bản sắc dân tộc đồng thời tiếp nhận tri thức văn minh nhân loại, được đào tạo một cách cơ bản, khoa học và có khả năng thích nghi nhanh nhậy với những tiến bộ mới, cho thấy nhân tố con người là một nguyên nhân quan trọng đối với sự phát triển kinh tế Nhật Bản.

- Nhật Bản cũng là quốc gia rất chú trọng và đầu tư nhiều cho khoa học – kĩ thuật. Từ việc tiếp nhận các thành tựu khoa học – kĩ thuật của Nhật đã dần dần tự nâng cao trình độ khoa học – kĩ thuật của bản thân để thúc đẩy sản xuất phát triển.

HaNguyen_13
21 tháng 12 2020 lúc 18:38

•Sau chiến tranh thế giới thứ hai, kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh mẽ, được coi là "sự phát triển thần kì". Cùng với Mĩ và Tây Âu, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế- tài chính trên thế giới.

•Những nguyên nhân chính của sự phát triển đó là do:

+Truyền thống văn hoá và giáo dục lâu đời của người Nhật.

+Con người Nhật Bản được đào tạo chu đáo và có ý chí vươn lên.

+Sự quản lí có hiệu quả của các xí nghiệp, công ti.

+Vai trò điều tiết và đề ra các chiến lược phát triển kinh tế của Chính phủ.

 

 

 

 

Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
26 tháng 8 2023 lúc 10:40

- Kinh tế Hoa kỳ phát triển:

+ Quy mô GDP lớn nhất thế giới, 

+ Có cơ cấu đa dạng, dịch vụ chiếm tỉ trọng rất cao trong cơ cấu GDP.

+ Đang tập trụng vào lĩnh vực có trình độ khoa học- công nghệ cao, hoạt động nghiên cứu và phát triển.

+ Nhiều lĩnh vực kinh tế đứng đầu mang tính dẫn dắt đối với kinh tế thế giới. 

- Nguyên nhân:

+ Vị trí địa lí thuận lợi cho giao lưu, trao đổi hàng hóa.

+ Tài nguyên thiên nhiên phong phú.

+ Nguồn lao động dồi dào, có trình độ cao.

+ Tham gia toàn cầu hóa kinh tế.

+ Qúa trình sản xuất luôn gắn liền với nghiên cứu khoa học - kỹ thuật.

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
24 tháng 6 2019 lúc 6:50

- Sau Chiến tranh thế giưới thứ nhất, Nhật Bản là nước thứ hai (sau Mĩ) thu được nhiều lợi nhuận và không thiệt hại gì nhiều. Nhật Bản trở thành một cường quốc duy nhất ở châu Á được các nước lớn, trong đó có Mĩ thừa nhận.

- Tuy nhiên, nền kinh tế Nhật Bản tăng trưởng không đều, không ổn định, mất cân đối giữa nông nghiệp và công nghiệp, lại chịu nhiều tác động của trận động đất (tháng 9-1923) làm cho thủ đô Tô-ki-ô gần như sụp đổ.

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
2 tháng 10 2018 lúc 11:49

- Sự phồn vinh của kinh tế Mĩ được thể hiện ở mức tăng trưởng cao của các ngành kinh tế. Chỉ trong vòng 6 năm (1923-1929), sản lượng công nghiệp tăng 69%. Năm 1929, Mĩ chiếm 48% sản lượng công nghiệp thế giới, vượt qua sản lượng công nghiệp của 5 cường quốc công nghiệp là Anh, Pháp, Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản cộng lại. Mĩ đứng đầu thế giới về các ngành công nghiệp sản xuất ô tô, thép, dầu mỏ… Đặc biệt, sự bùng nổ của ngành sản xuất ô tô đã tác động mạnh đến các ngành công nghiệp khác. Năm 1919, nước Mĩ sản xuất được 7 triệu ô tô, đến năm 1924 đạt 24 triệu chiếc.

- Về tài chính, từ chỗ phải vay nợ châu Âu 6 tỉ đô la trước chiến tranh, Mĩ đã trở thành chủ nợ của thế giới (riêng Anh và Pháp nợ Mĩ 10 tỉ đô la). Năm 1929, Mĩ nắm 60% số vàng dự trữ của thế giới.

- Mặc dù đạt mức tăng trưởng cao, nhưng ngay cả trong thời kì phồn vinh này, nhiều ngành công nghiệp của Mĩ chỉ sử dụng 60-80% công suất. Sự phát triển kinh tế chạy theo lợi nhuận, theo chủ nghĩa tự do thái quá đã đưa đến sự phát triển không đồng bộ giữa các ngành công nghiệp, giữa công nghiệp với nông nghiệp, và không có kế hoạch dài hạn cho sự cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng.

Trần Thị Minh Duyên
Xem chi tiết
minh nguyet
2 tháng 6 2021 lúc 15:08

Tham khảo ạ:

Những năm 20 của thế kỉ XX, Mĩ bước vào thời kì phồn vinh và trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới.

* Biểu hiện:

- Công nghiệp:

+ Trong vòng 6 năm (1923-1929), sản lượng công nghiệp tăng 69%

+ Năm 1929, Mĩ chiếm 48% sản lượng công nghiệp thế giới, vượt qua sản lượng công nghiệp của 5 nước Anh, Pháp, Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản cộng lại.

+ Đứng đầu thế giới về sản xuất ôtô, thép, dầu mỏ,…

- Tài chính: Trở thành chủ nợ của thế giới. Năm 1929, Mĩ nắm 60% trữ lượng vàng của thế giới.

* Hạn chế:

- Sự phát triển không đồng bộ giữa các ngành công nghiệp, giữa công nghiệp với nông nghiệp.

- Không có kế hoạch dài hạn cho sự cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng,…

Đỗ Thanh Hải
2 tháng 6 2021 lúc 15:08

Tham khảo ạ

Những năm 20 của thế kỉ XX, Mĩ bước vào thời kì phồn vinh và trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới.

* Biểu hiện:

- Công nghiệp:

+ Trong vòng 6 năm (1923-1929), sản lượng công nghiệp tăng 69%

+ Năm 1929, Mĩ chiếm 48% sản lượng công nghiệp thế giới, vượt qua sản lượng công nghiệp của 5 nước Anh, Pháp, Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản cộng lại.

+ Đứng đầu thế giới về sản xuất ôtô, thép, dầu mỏ,…

- Tài chính: Trở thành chủ nợ của thế giới. Năm 1929, Mĩ nắm 60% trữ lượng vàng của thế giới.



 

Trần Thị Minh Duyên
2 tháng 6 2021 lúc 15:08

Trong thập niên 20 của thế kỉ XX, Mĩ bước vào thời kì phồn vinh và trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại, tài chính quốc tế.

Trần Thị Minh Duyên
Xem chi tiết
Minh Nhân
2 tháng 6 2021 lúc 15:45

Tham Khảo !

Kinh tế:

- Nhật Bản là nước thu nhiều lợi nhuận đứng thứ hai thế giới sau chiến tranh thế giới thứ nhất, không mất mát gì trong chiến tranh.

- Trong những năm đầu (1914 - 1919), công nghiệp tăng 5 lần, sản xuất phát triển, hàng hóa xuất khẩu ra các thị trường châu Á.

- Nền nông nghiệp không có gì thay đổi, giá gạo tăng, đời sống nhân dân khó khăn. Tàn dư của phong kiến tồn tại nặng nề ở nông thôn.

- Năm 1927 Nhật lâm vào khủng hoảng tài chính, chấm dứt sự phục hồi của kinh tế Nhật.

Trần Thị Minh Duyên
2 tháng 6 2021 lúc 15:46

Tình hình kinh tế nước Nhật sau Chiến tranh thế giới thứ nhất:

- Công nghiệp: trong vòng 5 năm (1914 - 1919), sản lượng công nghiệp của Nhật Bản tăng gấp 5 lần. Sau Chiến tranh, nhiều công ty mới xuất hiện mở rộng sản xuất và xuất khẩu hàng hóa ra các thị trường châu Á.

- Nông nghiệp: không có gì thay đổi, những tàn dư phong kiến còn tồn tại nặng nề ở nông thôn. Giá thực phẩm, nhất là giá gạo, tăng cao làm cho cuộc sống nhân dân rất khó khăn. Đặc biệt là trận động đất lớn tháng 9/1923 làm cho thủ đô Tô-ki-ô hầu như sụp đổ hoàn toàn.

Mai Hương
2 tháng 6 2021 lúc 15:49

THAM KHẢO :

Kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất:

Trong vòng 5 năm đầu, sản lượng công nghiệp của Nhật Bản tăng gấp 5 lần.Nhiều công ty xuất hiện, mở rộng sản xuất và xuất khẩu hàng hóa ra các thị trường châu Á.Nông nghiệp chưa có gì thay đổi, đời sống nhân dân còn thấp.

=>Kinh tế Nhật Bản tuy có phát triển vài năm đầu chiến tranh nhưng không ổn định, bấp bênh, nông nghiệp lạc hậu, trì trệ, mất cân đối.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
8 tháng 8 2023 lúc 17:02

Tham khảo:
EU thiết lập thị trường chung trong khối là bởi vì:
EU thiết lập thị trường chung trong khối là  nhằm xóa bỏ đi những trở ngại trong việc phát triển kinh tế trên cơ sở thực hiện bốn mặt tự do của lưu thông:
Tự do di chuyển, tự do lưu thông dịch vụ, tự do lưu thông hàng hóa và tự do lưu thông tiền vốn.
Mặt khác, việc thiết lập thị trường chung trong khối sẽ giúp cho các nước đẩy mạnh phát triển nền kinh tế, tăng cường sức cạnh tranh của EU đối với các trung tâm kinh tế lớn ở trên thế giới.
Việc hình thành thị trường chung châu Âu và đưa vào sử dụng đồng tiền chung ơ-rô có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển EU: nó đã thực sự mang lại những lợi ích lớn.
Cụ thể đó là:
Việc đưa vào sử dụng đồng tiền chung có tác dụng nâng cao sức cạnh tranh của thị trường chung châu Âu, thủ tiêu những rủi ro khi chuyên đổi tiền tệ, tạo thuận lợi trong chuyển giao vốn trong EU và đơn giản công tác kế toán của các doanh nghiệp đa quốc gia.

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
12 tháng 9 2018 lúc 8:29

* Tình hình kinh tế: Những năm 20 của thế kỉ XX Mĩ bước vào thời kì phồn vinh, là nước giàu nhất thế giới

- Biểu hiện

     + 1929, sản lượng công nghiệp chiếm 48% sản lượng công nghiệp thế giới

     + Đứng đầu về sản xuất ôtô, thép, dầu mỏ ...

     + 1929, nắm 60% trữ lượng vàng của thế giới

Nguyễn Thị Thùy Trang
Xem chi tiết