Bài 5 trang 114 SGK Ngữ văn 8 tập 1
giúp mình viết bài này với
Bài 5 trang 114 SGK Ngữ văn 8 tập 1
(bạn nào giúp mình khác khác trên mạng với)
Câu 4 (trang 79, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài: Theo em nhân vật Thị Mầu là người như thế nào? Hãy viết một đoạn văn (khoảng 6-8 dòng) nêu lên nhận xét của mình về nhân vật này.
Thị Mầu là người con gái có cá tính riêng, dám vượt qua khuôn khổ vốn có của Nho Giáo để bày tỏ và thể hiện mình, Thị Mầu như đại diện cho bao nỗi khát vọng của người phụ nữ xưa. Tuy những hành động của Mầu trong chùa là điều không nên làm nhưng bởi sự hối thúc, khao khát của tình yêu mà lí trí bị lu mờ.
Nhân vật Thị Mầu trong chèo cổ biểu hiện cho một phẩm chất khác của người phụ nữ Việt Nam đó là khát khao yêu đương. Đây là quyền cơ bản của người phụ nữ nói riêng và con người nói chung. Khi lớn lên phải được tự do tìm hiểu, yêu đương và phải lấy người mình yêu. Nhưng đối lập với quyền ấy trong xã hội phong kiến là một lớp sơn đạo đức giả tạo của chế độ hà khắc để trói buộc bao người phụ nữ phải tuân theo “tam tòng” , “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” chứ không được lựa chọn tình yêu và hạnh phúc của riêng mình. Cô ý thức tự do trong tình yêu bộc lộ ở lời nhủ mình và khuyên chị em chớ nghe họ hàng. Thị Mầu là con người của nghệ thuật.
Câu 1 (trang 111, SGK Ngữ văn 10, tập 2)
Đề bài: Theo bạn, mục đích của bài viết này là gì?
Mục đích của bài viết là muốn truyền tải đến người đọc rằng trong cuộc đời có nhiều lúc chúng ta phải lựa chọn, lựa chọn đó có thể làm thay đổi cuộc sống của chúng ta hoặc là thành công, hạnh phúc hoặc thất bại, đau khổ và điều đó tùy vào chính tâm trạng của chúng ta.
mọi người giúp mình với mọi người hãy viết một bài văn ở đề 1,2 phần ĐỀ VĂN THAM KHẢO sgk ngữ văn lớp 7 tập 2 trang 140 với
Tham khảo
Đề 1:
Các luận điếm cần phải làm sáng rõ về lí và có dẫn chứng sinh động.
– Lợi và hại khi ham thích trò chơi điện tử, truyền hình, ca nhạc,… một cách quá mức :
+ Lợi: tác dụng giải trí.
+ Hại:
– Dành quá nhiều thời gian làm lãng phí thời gian học tập, thời gian cho các hoạt động cần thiết.
– Hại sức khỏe: Các hoạt động trò chơi, ca nhạc hay truyền hình thường khiến người ta ngồi lì một chỗ, ít vận động, cơ thể ít được rèn luyện. Đồng thời khi chơi điện tử, xem truyền hình nhiều làm mắt phải điều tiết mạnh, liên tục.
– Trò chơi điện tử đôi khi gây “nghiện”, gây nhiều hậu quả vô cùng tai hại : bỏ bê học tập, không quan tâm người thân, bạn bè làm mất tình cảm, …
– Thiên nhiên đem lại cho ta sức khỏe, sự hiểu biết và niềm vui vô tận:
+ Thiên nhiên rất rộng lớn, có thể là đồng cỏ xanh, là bầu trời nắng gió, … Những hàng cây xanh ngày ngày thải ô-xi cho chúng ta hít thở không khí trong lành hơn. Màu xanh của cây lá, màu sắc tự nhiên tạo ra cảm giác thoải mái, tinh thần tươi khỏe, ..
+ Thiên nhiên đem cho ta những hiểu biết vô tận về thế giới, giúp ta hiểu rõ hơn về sự phong phú, đa dạng các loài động vật.
+ Khi lớn lên, kỉ niệm về tuổi thơ với thiên nhiên tươi đẹp hay với chiếc điện thoại, máy tính và những bộ phim sẽ khắc sâu hơn trong tâm trí.
– Chúng ta nên sống gần gũi thiên nhiên, yêu mến thiên nhiên, giảm bớt những trò chơi điện tử vô bổ, những bài hát, bộ phim, không quá say mê vào chúng.
Đề 2:– Giải thích các từ Hán Việt :
+ Nhất, nhị, tam: chỉ thứ tự thứ nhất, thứ hai, thứ ba.
+ Canh: làm canh tác.
+ Trì, viên, điền: theo thứ tự là ao, vườn, ruộng.
– Ý nghĩa của câu tục ngữ:
+ Giá trị kinh tế của các mô hình lao động của nhà nông : Làm ao, tức là nuôi cá, tôm sẽ thu được lợi ích kinh tế cao, tiếp đến là làm vườn (trồng hoa quả), cuối cùng là làm ruộng (trồng lúa, hoa màu).
+ Lời khuyên: Trong kinh tế nông nghiệp, muốn làm giàu nhanh thì nên ưu tiên làm nuôi cá, tiếp làm vườn rồi làm ruộng. Hay có thể kết hợp cả ba kiểu loại. Nên lựa chọn mô hình kinh tế phù hợp với điều kiện và khai thác tốt điều kiện tự nhiên.
Câu 4 (trang 53, SGK Ngữ Văn 10, tập hai)
Đề bài: Em có bất ngờ với tình huống này không? Vì sao?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ tình huống đã diễn ra trong phần này.
- Nêu ý kiến cá nhân.
Lời giải chi tiết:
- Tình huống: Đúng lúc cuộc đối thoại giữa Quan Công và Trương Phi căng thẳng nhất thì một toán quân mã của Sái Dương kéo đến.
- Em vừa bất ngờ, vừa thích thú với tình huống này bởi tình huống ấy càng làm mối nghi ngờ về Quan Công trong lòng Trương Phi rõ nét hơn. Từ đó, tình huống truyện được đẩy lên cao trào, gây sự hấp dẫn và khiến người đọc căng thẳng theo từng câu chữ.
- Tình huống: Đúng lúc cuộc đối thoại giữa Quan Công và Trương Phi căng thẳng nhất thì một toán quân mã của Sái Dương kéo đến.
- Em vừa bất ngờ, vừa thích thú với tình huống này bởi tình huống ấy càng làm mối nghi ngờ về Quan Công trong lòng Trương Phi rõ nét hơn. Từ đó, tình huống truyện được đẩy lên cao trào, gây sự hấp dẫn và khiến người đọc căng thẳng theo từng câu chữ.
Câu 8 (trang 120, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài: Nêu một số điểm giống và khác nhau giữa viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội (Bài 1) và viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá tác phẩm thơ (Bài 2)
* Giống nhau: Liên hệ, mở rộng, so sánh với thực tiễn đời sống và suy nghĩ của bản thân
- Xác định các luận điểm trong bài viết và lựa chọn các dẫn chứng cụ thể, sinh động
- Triển khai bài viết đảm bảo sáng rõ ý kiến và hệ thống luận điểm
* Khác nhau:
- Bài văn nghị luận phân tích, đánh giá tác phẩm thơ
+ Chỉ ra giá trị của các yếu tố hình thức trong việc thể hiện nội dung, chủ đề của các tác phẩm thơ
+ Suy nghĩ, nhận xét về những thành công và hạn chế của tác giả về những giá trị và sự tác động của tác phẩm thơ đối với người đọc
- Bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội
+ Tìm hiểu đề; xem lại các tác phẩm đã học liên quan đến vấn đề xã hội đặt ra của đề bài.
Câu 5 (trang 20, SGK Ngữ Văn 10, tập hai)
Đề bài: Điểm khác biệt về hình thức của bài thơ này so với các bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật là gì? Nêu ý nghĩa của sự khác biệt đó?
– Điểm khác biệt về hình thức của bài thơ này so với các bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật: Trong bài thơ, tác giả đã vận dụng một cách sáng tạo thể thơ Đường luật với sự đan xen của câu sáu chữ và câu bảy chữ.
– Ý nghĩa: Việc sử dụng như vậy sẽ tạo nên âm điệu cho bài thơ và đồng thời như thể hiện sự dồn nén trong câu chữ những tình cảm của ông.
Câu 5 (trang 111, SGK Ngữ văn 10, tập 2)
Đề bài: Hãy nêu một luận điểm trong bài viết trên mà bạn thấy tâm đắc hoặc còn băn khoăn. Lí do nào khiến bạn thấy luận điểm ấy thuyết phục mình hay làm bạn muốn đối thoại với tác giả?
Luận điểm khiến tôi tâm đắc nhất là: “Cuộc đời dù tiến hay lũi, vẫn phải tiếp tục bước đi”. Đúng vậy, cuộc đời là một cuộc hành trình, vì vậy, chúng ta không thể mãi đứng lại một chỗ. Dù lựa chọn con đường nào, chúng ta cũng phải bước tiếp bởi bất kì con đường nào chỉ cần chúng ta bước đi bằng cả tinh thần, nhiệt huyết, trách nhiệm, chắc chắn sẽ gặt hái được hạnh phúc và thành công.
Câu 5 (trang 88, SGK Ngữ văn 10, tập 2)
Đề bài: Nêu quan điểm chính của tác giả bài viết. Hãy bàn luận về quan điểm ấy.
Quan điểm chính của tác giả bài viết là nỗ lực phục hồi tầng ozone là sự thành công của nỗ lực toàn cầu, chung tay góp sức bảo vệ Trái Đất.
- Theo tác giả, lỗ thủng tầng ozone là một vấn đề nghiêm trọng và với nỗ lực của một cá nhân hay một tổ chức thì không thể nào “vá” được lỗ thủng đó. Quá trình phục hồi tầng ozone cũng là một trong số những thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu và chỉ trong một thời gian không dài, tầng ozone đã cơ bản được phục hồi, cuộc sống của con người quay trở về quỹ đạo cuộc sống.
- Các nhà khoa học – những “thám tử” đã ngày đêm nghiên cứu, tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến thủng tầng ozone và từ đó đề ra các giải pháp trực quan nhằm “vá” lại lỗ thủng đó. Nỗ lực phục hồi tầng ozone như một trận chiến lâu dài, và người dân trên Trái Đất là những người đang chiến đấu để bảo vệ bản thân, gia đình, bạn bè, ... khỏi cái chết.
=> Quan điểm của tác giả là một quan điểm đúng đắn, có sự góp sức, nỗ lực của toàn cầu mà tầng ozone dần được phục hồi.