Những câu hỏi liên quan
Phạm Thị Thủy
Xem chi tiết
Hoàng Thị Tâm
1 tháng 3 2016 lúc 12:48

a) Xác định quy mô, cơ cấu ngành của các trung tâm công nghiệp ở Đồng bằng Sông Cửu Long

1. Hà Nội : Quy mô rất lớn trên 120 nghìn tỉ đồng; Cơ khí, sản xuất oto, hóa chất, phân bón, chế biến nông sản, dệt, may, sản xuất giấy, xenlulo, điện tử, sản xuất vật liệu xây dựng, luyện kim đen

2. Hải Phòng : Quy mô lớn từ trên 40 nghìn tỉ đồng đến 120 nghìn tỉ đồng; Cơ khí, luyện kim đen, chế biến nông sản, điện tử, dệt, may, sản xuất vật liệu xây dựng, hóa chất, phân bón, đóng tàu

3. Bắc Ninh : Trung bình : Từ 9 đến 40 nghìn tỉ đồng ; Cơ khí, chế biến nông sản, dệt, may, sản xuất giấy, xenlulo, điện tử, sản xuất vật liệu xây dựng

4. Phúc Yên : Trung bình : Từ 9 đến 40 nghìn tỉ đồng ; Cơ khí, chế biến nông sản, phân bón, hóa chất, sản xuất nguyên vật liệu xây dựng

5. Hải Dương :Nhỏ : dưới 9 nghìn tỉ đồng;Cơ khí, chế biến nông sản, sản xuất nguyên vật liệu xây dựng

6. Hưng Yên :Nhỏ : dưới 9 nghìn tỉ đồng;Cơ khí, chế biến nông sản, điện tử, phân bón, hóa chất, sản xuất nguyên vật liệu xây dựng

7. Nam Định :Nhỏ : dưới 9 nghìn tỉ đồng;Cơ khí, dệt, may, điện tử, sản xuất nguyên vật liệu xây dựng

b) Giải thích :

- Hà Nội là trung tâm công nghiệp lớn nhất vùng vì :

  + Là thủ đô của cả nước, lại có vị trí địa lí thuận lợi nằm ở trung tâm Đồng bằng sông Hồng, nối với cảng Hải Phong qua quốc lộ 5 và là đỉnh của tam giác tăng trưởng kinh tế

   + Nằm trong vùng trọng điểm lương thực, thực phẩm với nguồn nguyên liệu từ nông, thủy sản phẩm phong phú

   + Lực lượng lao động đông, có trình độ, thị trường tiêu thụ tại chỗ rộng

    + Là đầu mối giao thông quan trọng của các tỉnh phía Bắc, có cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kĩ thuật phát triển mạnh

    + Thu hút nhiều đầu tư của nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp

- Hải Phòng là trung tâm công nghiệp lớn của vùng vì :

    + Vị trí thuận lợi giáp biển, có cảng biển lớn, cửa ngõ xuất nhập khẩu của các tỉnh phía bắc, là đỉnh của tam giác tăng trưởng kinh tế.

     + Nằm trong vùng trọng điểm lương thực, thực phẩm nên có nguồn nguyên liệu dồi dào cho công nghiệp chế biến

     + Lực lượng lao động khá dồi dào, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật khá hoàn thiện

     + Thu hút được đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp

Bình luận (0)
Dit Me Ban
4 tháng 11 2016 lúc 13:46

sao mày ngu thế, Hà Nội, Hải Phòng ,Hưng Yên Nam Định,Hải Dương ,Phúc Yên, Bắc Ninh ở Đòng Bằng sông Cửu Long à, oẳng oẳng,Vác sách đi học lại lớp 1 đi

Bình luận (0)
Nguyễn Việt Khang
Xem chi tiết
Trần Gia Nguyên
26 tháng 2 2016 lúc 17:00

a) 10 điểm công nghiệp và cơ cấu ngành của từng điểm

- Hà Giang : chế biến nông sản

- Tĩnh Túc : luyện kim màu

- Sơn La : sản xuất vật liệu xây dựng

- Đồng Hới : sản xuất vật liệu xây dựng

- Hòa Bình : Thủy điện

- Đà Lạt : dệt may

- Bảo Lộc : chế biến nông sản

- Gia Nghĩa : khai thác, chế biến lâm sản

- Tuy Hòa : chế biến nông sản

- Tam Kỳ : sản xuất vật liệu xây dựng

b) 5 Trung tâm công nghiệp lớn nhất của nước ta và cơ cấu ngành của mỗi trung tâm

- tp Hồ Chí Minh : Luyện kim đen, luyện kim màu, chế biến nông sản,nhiệt điện, sản xuất giấy, xenlulo, cơ khí, điện tử, dệt may, hóa chất, phân bón, đóng tàu, sản xuất ôtô, sản xuất vật liệu xây dựng.

- Hà Nội : Cơ khí, sản xuất ôtô. hóa chất, phân bón, chế biến nông sản, dệt, may, sản xuất giấy, xenlulo, điện tử, sản xuất vật liệu xây dựng, luyện kim đen

- Hải Phòng : Cơ khí, luyện kim đen, chế biến nông sản, điện tử, dệt, may, sản xuất vật liệu xây dựng, đóng tàu

- BIên Hòa : Dệt, may, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, hóa chất, phân bón, điện tử, sản xuất giấy, xenlulo, chế biến nông sản

- Vũng Tàu : luyện kim đen, chế biến nông sản, nhiệt điện, cơ khí,đóng tàu, dệt may, hóa chất, phân bón, sản xuất vật liệu xây dựng

c) Tp Hồ Chí Minh và Hà Nội là 2 trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta vì  :Hai thành phố này hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp :

* Vị trí thuận lợi 

- Hà Nội nằm ở trung tâm Đồng bằng sông Hồng, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, là một trong ba đỉnh tam giác tăng trưởng kinh tế.

- tp Hồ Chí Minh nằm ở trung tâm của vùng Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

* Hà Nội là thủ đô của nước ta, có sức hút đầu tư trong và ngoài nước. Tp Hồ Chí Minh là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, đầu mối giao thông lớn nhất phía Nam

* Tài nguyên :

- Hà Nội nằm gần cơ sở nguyên liệu, năng lượng của miền núi trung du phía Bắc, nguồn thủy năng trên hệ thống sông Hồng và có nguồn nguyên liệu nông - lâm - thủy sản khá dồi dào của vùng Đồng bằng sông Hồng

- tp Hồ Chí Minh nằm trong vùng Đông Nam Bộ, nơi có tài nguyên dầu khí, vật liệu xây dựng, tài nguyên thủy điện, nguồn thủy sản, điều kiện thuận lợi để phát triển cây công nghiệp, liền kề với Đồng bằng sông Cửu Long, vùng trọng điểm lương thực, thực phẩm

- Là hai thành phố có số dân đông nhất ( năm 2008, số dân của Hà Nội là 6.116,2 nghìn người, tp Hồ Chí Minh là 6.611,6 nghìn người) có nguồn lao động dồi dào, trình độ tay nghề cao

- Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ công nghiệp có chất lượng tốt nhất và hoàn thiện nhất cả nước

- Đây là hai thành phố thu hút mạnh đầu tư từ bên ngoài

- Hà Nội và tp Hồ Chí Minh là nơi tập trung nhiều ngành công nghiệp, trong đó có nhiều ngành trọng điểm.

- Có nhiều chính sách năng động trong phát triển kinh tế, đặc biệt là công nghiệp.

Bình luận (0)
Phạm Thị Phương Thảo
Xem chi tiết
Nguyễn Văn Thiện
26 tháng 1 2016 lúc 20:08

a. Các trung tâm công nghiệp lớn và cơ cấu ngành của mỗi trung tâm:

            - Hà Nội: Luyện kim đen, cơ khí, sản xuất ô tô, điện tử, hóa chất, vật liệu xây dựng, sản xuất giấy, xenlulô, dệt, may, chế biến nông sản.

            - Hải Phòng: Nhiệt điện, luyện kim đen, cơ khí, đóng tàu, điện tử, vật liệu xây dựng, dệt, may, chế biến nông sản.

            - Tp Hồ Chí Minh: Nhiệt điện, luyện kim đen, luyện kim màu, cơ khí, đóng tàu, điện tử, sản xuất ô tô, hóa chất, vật liệu xây dựng, sản xuất giấy, xenlulô, dệt, may, chế biến nông sản.

            - Biên Hòa: Cơ khí, điện tử, hóa chất, vật liệu xây dựng, sản xuất giấy, xenlulô, dệt, may, chế biến nông sản.

            - Bà Rịa – Vũng Tàu: Luyện kim đen, cơ khí, đóng tàu, hóa chất, vật liệu xây dựng, dệt, may, chế biến nông sản.

b. Các vùng công nghiệp nước ta

Theo quy định của Bộ Công nghiệp (năm 2001), cả nước được phân thành 6 vùng công nghiệp:

-Vùng 1 : Các tỉnh Trung du và miền núi Bắc Bộ, trừ Quảng Ninh

-Vùng 2 : Các tỉnh Đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh

- Vùng 3 : Các tỉnh từ Quảng  Bình đến Ninh Thuận

            - Vùng 4 : Các tỉnh Tây Nguyên trừ Lâm Đồng

            - Vùng 5 : Các tỉnh Đông Nam Bộ, Bình Thuận, Lâm Đồng

            - Vùng 6 : Các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long .

Bình luận (0)
trần myna
29 tháng 12 2016 lúc 9:34

– Các trung tâm công nghiệp, các điểm công nghiệp theo giá trị sản xuất được biểu hiện bằng phương pháp kí hiệu, phương pháp này cho phép định vị chính xác vị trí địa lí của các trung tâm và điểm công nghiệp, đồng thời thể hiện được cả quy mô và cơ cấu ngành của từng trung tâm công nghiệp. Quy mô của các trung tâm công nghiệp được tính theo giá trị sản xuất thông qua 4 bậc quy ước từ dưới 9 nghìn tỉ đồng; 9-40 nghìn tỉ đồng; 40-120 nghìn tỉ đồng và trên 120 nghìn tỉ đồng. Trong các vòng tròn còn có kí hiệu các ngành công nghiệp được biểu hiện bằng các kí hiệu hình học và kí hiệu trực quan. Thông qua các bậc và kí hiệu này, người đọc có thể tìm hiểu được sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp:

21

+ Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận là khu vực có mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất trong cả nước. Từ Hà Nội, hoạt động công nghiệp với chuyên môn hóa khác nhau lan tỏa theo nhiều hướng dọc các tuyến giao thông huyết mạch. Đó là hướng Hải Phòng – Hạ Long – Cẩm Phả (cơ khí – khai thác than), Đáp Cầu – Bắc Giang (vật liệu xây dựng, phân hóa học), Đông Anh – Thái Nguyên (cơ khí, luyện kim), Việt Trì – Lâm Thao (hóa chất – giấy), Hòa Bình – Sơn La (thủy điện), Nam Định – Ninh Bình – Thanh Hóa (dệt – may, điện, xi măng).

+ Ở Nam Bộ hình thành dải công nghiệp, trong đó nổi lên các trung tâm công nghiệp hàng đầu của nước ta như Thành phố Hồ Chí Minh (lớn nhất cả nước về giá trị sản xuất công nghiệp), Biên Hòa, Vũng Tàu (hai trung tâm lớn) và Thủ Dầu Một. Hướng chuyên môn hóa ở đây rất đa dạng, trong đó có một vài ngành công nghiệp tương đối non trẻ, nhưng lại phát triển mạnh như khai thác dầu khí, sản xuất điện từ khí.

+ Dọc theo duyên hải miền Trung, ngoài Đà Nẵng là trung tâm công nghiệp quan trọng nhất, còn có một vài trung tâm khác (Vinh, Quy Nhơn, Nhà Trang…).

– Ngoài ra, ở trong trang 21 còn có biểu đồ cột thể hiện giá trị sản xuất công nghiệp từ năm 2000 – 2007 và hai biểu đồ tròn phản ánh giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế và giá trị sản xuất công nghiệp phân theo nhóm ngành công nghiệp (năm 2000, 2007). Các biểu đồ làm cho người đọc hiểu sâu sắc hơn về các khía cạnh của nền công nghiệp Việt Nam.

Bình luận (0)
Lê Ngọc Toàn
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thùy Trang
28 tháng 1 2016 lúc 11:38

* Các trung tâm công nghiệp chính ở nước ta là:
Hiện nay ở nước ta đã hình thành được khoảng hơn 30 trung tâm công nghiệp khác nhau. Trong đó có 2 trung tâm công
nghiệp lớn là Hà Nội và TPHCM, 9 trung tâm công nghiệp cỡ trung bình như Đà Nẵng, Vinh, Huế...và nhiều trung tâm công nghiệp
cỡ nhỏ .

- Các trung tâm công nghiệp cỡ lớn thường thì trong cơ cấu ngành của chúng có từ 6 - 8 ngành công nghiệp quan trọng.
          + TPHCM được coi là trung tâm công nghiệp lớn: dệt, may, CBTP, cơ khí, điện tử, hóa chất, du lịch, sản xuất vật liệu xây
dựng...
          + Hà Nội: cơ khí, chế biến nông lâm sản, sản xuất hàng tiêu dùng, điện tử, hóa chất...

- Các trung tâm công nghiệp cỡ trung bình là thường có từ 4-6 ngành quan trọng
          + Hải Phòng: Cơ khí đóng tầu, chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất vật liệu xây dựng, du
lịch...
          + Hạ long: Cơ khí mỏ, khai thác than, du lịch, nghỉ mát, chế biến hải sản.
          + Vinh: Dệt, chế biến hải sản, du lịch, sản xuất vật liệu xây dựng.
          + Huế: Chế biến thực phẩm, du lịch thắng cảnh, sản xuất hàng tiêu dùng, cơ khí sửa chữa, sản xuất vật liệu xây dựng.
          + Đà Nẵng: Được coi là trung tâm công nghiệp lớn nhất miền Trung: cơ khí, chế biến thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng,
du lịch, nghỉ mát, vật liệu xây dựng, điện tử.
          + Biên Hòa: cơ khí, điện tử, chế biến thực phẩm, du lịch, điện năng.
          + Vũng Tàu: dầu khí, du lịch, chế biến thực phẩm, điện năng.
          + Cần Thơ là trung tâm công nghiệp trung bình lớn nhất Đồng bằng sông Cửu Long: công nghiệp cơ khí nông nghiệp, chế
biến thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, điện năng, du lịch xanh.
          + Việt Trì: hóa chất, sản xuất hàng tiêu dùng, chế biến thực phẩm và sản xuất điện năng, vật liệu xây dựng...
          + Thái Nguyên: Công nghiệp luyện kim đen, luyện kim màu, có nông sản điển hình như chế biến khai thác gỗ, du lịch thắng
cảnh.

- Các trung tâm công nghiệp cỡ nhỏ với cơ cấu ngành của mỗi trung tâm thường có từ 1-3 ngành quan trọng điển hình là
công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng. Các trung tâm công nghiệp cỡ nhỏ chính là
các thành phố, tỉnh lị, thị xã do địa phương quản lý.

* Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là 2 trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước.
- Hà Nội được coi là trung tâm công nghiệp lớn nhất miền Bắc, lớn thứ 2 cả nước được hình thành trong các điều kiện sau
đây:
        + Hà Nội có vị trí địa lý thuận lợi vì Hà Nội là thủ đô của cả nước là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa lớn nhất cả nước
nên nó có sức lôi cuốn mạnh mẽ các nguồn nhiên liệu, nguyên liệu, năng lượng, nhân lực từ mọi miền đất nước.
       + Hà Nội tiếp giáp với những vùng rất giàu tài nguyên thiên nhiên, vùng Đông bắc rất giàu than đá, hải sản, phíaTây bắc rất
giàu về thuỷ điện, với đồng bằng sông Hồng rất giàu về nhân lực và nguồn lương thực thực phẩm.
       + Hà Nội có đội ngũ công nhân đông đảo, lành nghề có trình độ dân trí cao, chuyên môn khoa học kỹ thuật tay nghề cao vào
loại nhất nhì cả nước.
       + Hà Nội có cơ sở vật chất hạ tầng vững mạnh vì là thủ đô nên được Đảng và Nhà nước đầu tư phát triển hiện đại
       + Trên cơ sở tác động tổng hợp của các điều kiện trên mà Hà Nội đã hình thành được một cơ cấu ngành công nghiệp rất đa
dạng và nhiều ngành mũi nhọn mà điển hình là cơ khí, chế biến lương thực thực phẩm điện tử, hóa chất, sản xuất hàng tiêu dùng.

- Thành phố HCM cũng là trung tâm công nghiệp cỡ lớn của cả nước được hình thành trong các điều kiện thuận lợi như sau:

- TPHCM có vị trí địa lý thuận lợi vì TPHCM có cửa thông ra biển là Cảng Sài Gòn lớn nhất cả nước, lại nằm rất gần đường
biển quốc tế đó là eo biển Malacca, thuận lợi trong giao lưu quan hệ hợp tác quốc tế bằng đường biển.
       + TPHCM tiếp giáp với những vùng rất giầu tài nguyên thiên nhiên đó là thềm lục địa phía Nam rất giầu về khí đốt, dầu mỏ,
tiếp giáp với Tây Nguyên rất giầu về gỗ lâm sản, cây công nghiệp tiếp giáp với đồng bằng sông Cửu Long và vựa lúa lớn nhất cả
nước. Tiếp giáp với Campuchia nên thuận lợi trong giao lưu quan hệ với nước bạn.
       + TPHCM có nguồn lao động dồi dào lại có trình độ chuyên môn kỹ thuật tay nghề cao nhiệu thợ giỏi, thợ bậc cao và rất
quen với tác phong làm ăn công nghiệp và cơ chế thị trường.
       + TPHCM có cơ sở hạ tầng rất hiện đại và lại ít bị tàn phá nặng nề trong chiến tranh đặc biệt là kiến trúc đô thị rất hiện đại.
       + TPHCM có vị trí địa lý thuận lợi lại thích ứng nhanh với cơ chế thị trường nên có khả năng thu hút nhiều nguồn vốn đầu
tư nước ngoài, nhiều dự án liên doanh nhất cả nước.
       + Trên cơ sở tác động tổng hợp của các điều kiện thuận lợi trên TPHCM đã hình thành ở 1 cơ cấu ngành công nghiệp rất đa
dạng và nhiều ngành mũi nhọn điển hình là dệt may, chế biến thực phẩm, cơ khí, điện tử, hóa chất cũng trên cơ sở phát huy tổng
hợp các nguồn lực thuận lợi trên mà TPHCM đã đạt được các chỉ tiêu công nghiệp so với cả nước thể hiện bằng các số liệu.
Qua các số liệu trên ta thấy hầu hết các chỉ tiêu phát triển công nghiệp của TPHCM đều lớn hơn nhiều lần so với chỉ tiêu
phát triển của cả nước, đặc biệt chỉ tiêu giá trị sản lượng công nghiệp chiếm gần 30% tổng giá trị sản lượng công nghiệp cả nước, vì
thể ta khẳng định TPHCM cũng là một trong những trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước.

Qua phân tích tình hình phát triển công nghiệp của Hà Nội và TPHCM ta thấy hầu hết các chỉ tiêu phát triển công nghiệp
của TPHCM đều lớn hơn so với Hà Nội, đặc biệt giá trị sản lượng công nghiệp của TPHCM lớn gấp 4 lần so với Hà Nội. Chứng tỏ
TPHCM là trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước, Hà Nội lớn thứ nhì.

* Sự giống nhau và khác nhau giữa 2 trung tâm này.
- Giống nhau:
        + Cả 2 trung tâm đều có vị trí địa lý thuận lợi trong khi Hà Nội là thủ đô cả nước có sức lôi cuốn mạnh mẽ các nguồn
nguyên liệu, nhiên liệu... từ 7 miền đất nước thì TPHCM lại có cảng thông ra biển là Sài Gòn lớn nhất cả nước có sức hấp dẫn đối
với sự mở rộng hợp tác quan hệ quốc tế.
        + Cả 2 trung tâm đều có nguồn lao động dồi dào nhiều thợ giỏi, thợ bậc cao vào loại nhất cả nước.
        + Cả 2 trung tâm đều tiếp giáp với những vùng rất giàu tài nguyên thiên nhiên điển hình Hà Nội tiếp giáp với vùng than
Quảng Ninh thì TPHCM tiếp giáp với vùng dầu mỏ khí đốt Vũng Tàu.
        + Cả 2 trung tâm đều có cơ sở vật chất hạ tầng vững mạnh trong khi Hà Nội được Đảng và Nhà nước đầu tư xây dựng hiện
đại thì TPHCM được đế quốc Mỹ xây dựng hiện đại trong chiến tranh.
        + Cả 2 trung tâm đều có khả năng thu hút nhiều nguồn vốn, dự án đầu tư quốc tế.
        + Cả 2 trung tâm đều có cơ cấu ngành đa dạng nhất cả nước và nhiều ngành mũi nhọn nhất cả nước.
        + Cả 2 trung tâm đều đạt những chỉ tiêu phát triển công nghiệp lớn nhất cả nước.
        + Cả 2 trung tâm hiện nay đều được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư phát triển hiện đại nhất cả nước làm cơ sở cho việc
thực hiện công nghiệp hoá và mở rộng hợp tác kinh doanh.

- Khác nhau:
        + Địa lý: Hà Nội nằm ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc TPHCM nằm ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
        + Nguồn lao động ở TPHCM dồi dào hơn về số lượng (Hà Nội 2,4 triệu dân, TPHCM gần 4 triệu) và có thể nói TPHCM có
nhiều thợ giỏi bậc cao lành nghề hơn Hà Nội và quen với tác phong làm ăn công nghiệp với cơ chế thị trường hơn ở Hà Nội.
        + Cơ sở vật chất hạ tầng thì ở TPHCM hiện đại hơn, hoàn chỉnh hơn so với Hà Nội vì Hà Nội mới bắt đầu được xây dựng và
bị tàn phá nặng nề trong chiến tranh.
         + TPHCM có cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng hơn với nhiều ngành mới hơn, hấp dẫn hơn so với Hà Nội điển hiển là điện
tử và đặc biệt TPHCM có ngành sản xuất đồ chơi cho trẻ em rất hiện đại ngang tầm quốc tế.
        + TPHCM đạt được chỉ tiêu phát triển công nghiệp lớn nhiều lần so với Hà Nội đặc biệt là giá trị sản lượng công nghiệp của
TPHCM lớn gấn 4 lần Hà Nội.
        + Hiện nay TPHCM vẫn được coi là trung tâm công nghiệp có khả năng thu hút nhiều nguồn vốn và các hợp tác đầu tư nhất
cả nước và cụ thể là hiện đang có nhiều công ty liên doanh nước ngoài đóng trên địa bàn lớn hơn nhiều lần so với Hà Nội.
 

Bình luận (0)
Menna Brian
Xem chi tiết
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
13 tháng 7 2019 lúc 11:41

Gợi ý làm bài

a) Các trung tâm công nghiệp dệt may

- Đồng bằng sông Hồng: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Nam Định.

- Đông Nam Bộ: Thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Biên Hòa, Thủ Dầu Một.

b) Các thành phố là những trung tâm dệt may lớn nhất nước ta, vì

- Có nguồn lao động tại chỗ dồi dào và là nơi thu hút nhiều lao động từ các nơi khác đến, đặc biệt là lao động nữ.

- Có thị trường tiêu thụ tại chỗ rộng lớn.

- Có cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng (giao thông vận tải, thông tin liên lạc,...) phát triển.

- Các nguyên nhân khác: truyền thông phát triển công nghiệp dệt may, mạng lưới phân phối sản phẩm phát triển,...

Bình luận (0)
Siin
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Dũng
26 tháng 10 2023 lúc 14:55

a) TP Cần Thơ gồm các đơn vị hành chính sau:

- 9 quận: Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng, Thốt Nốt, Ô Môn, Phong Điền, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh và Thới Lai.

- 5 huyện: Thới Lai, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh, Phong Điền, và Thốt Nốt.

Bình luận (0)
Nguyễn Việt Dũng
26 tháng 10 2023 lúc 14:55

b) Vùng biển nước ta thuận lợi phát triển các ngành kinh tế sau:

- Ngư nghiệp và thủy sản: Vùng biển nước ta là một trong những nguồn tài nguyên thủy sản lớn trên thế giới, bao gồm việc đánh bắt cá, nuôi trồng thủy sản, và chế biến thủy sản.

- Giao thông biển và logistics: Vùng biển cũng là tuyến đường giao thông quan trọng cho hàng hóa và thương mại quốc tế, và nó đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển hàng hóa.

- Du lịch biển: Nước ta có nhiều bãi biển đẹp và điểm đón khách du lịch nổi tiếng như Phú Quốc, Nha Trang, Đà Nẵng, và Hạ Long.

Bình luận (0)
Nguyễn Việt Dũng
26 tháng 10 2023 lúc 14:56

c) Các ngư trường khai thác thủy sản lớn ở nước ta bao gồm:

- Vịnh Bắc Bộ: Vùng biển phía bắc nước ta, bao gồm Vịnh Hạ Long và các đảo ven biển.

- Biển Đông: Vùng biển phía đông nước ta, nơi có nhiều ngư trường quan trọng như ngư trường Hoàng Sa và Trường Sa.

- Biển Nam Bộ: Vùng biển phía nam nước ta, bao gồm Biển Vũng Tàu và Biển Cần Giờ.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
2 tháng 12 2018 lúc 2:24

Hướng dẫn trả lời:

a. Nêu tên 3 trong các trung tâm công nghiệp sau: Long Xuyên, Kiên Lương, Rạch Gía; Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cần Thơ.

b. Các ngành công nghiệp của trung tâm kinh tế lớn nhất Đồng Bằng Sông Cửu Long (Cần Thơ) là: Luyện kim đen, sản xuất vật liệu xây dựng, Chế biến nông sản, dệt may, hóa chất, cơ khí.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
16 tháng 12 2017 lúc 7:18

Hướng dẫn trả lời:

Nêu tên 3 trong các trung tâm công nghiệp sau: Long Xuyên, Kiên Lương, Rạch Gía; Cà Mau, Sóc Trăng.

Kể tên các ngành công nghiệp của trung tâm kinh tế đó dựa theo kí hiệu.

Ví dụ: Long Xuyên: Cơ khí, chế biến nông sản.

Kiên Lương: Cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng

Rạch Gía: Cơ khí, chế biến nông sản

Bình luận (0)