Nêu những điều kiện thuận lợi và khó khăn của ngành công nghiệp ở Đông Nam Bộ
1. Nêu những điều kiện thuận lợi và khó khăn của đông nam bộ trong việc sản xuất cây công nghiệp
2. trình bày thực trạng phát triển của ngành nông nghiệp ở ĐB.Sông Cửu Long
3.Trình bày thực trạng phát triển của ngành công nghiệp ở đông nam bộMọi người bày hộ cho e với ạ?? Mai e ktra học kỳ rồi ToTĐông Nam Bộ có những điều kiện thuận lợi, khó khăn về tự nhiên nào để phát triển ngành trồng cây công nghiệp lâu năm?
Hướng dẫn: Đánh giá các điều kiện về tự nhiên: đất, khí hậu, nước, ...
Trả lời:
- Tài nguyên khí hậu: Cận xích đạo nóng ẩm: giàu nhiệt ẩm, tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng nhanh, phát triển quanh năm. Số giờ nắng cao thuận lợi cho phơi sấy.
- Tài nguyên đất: Tập trung diện tích đất badan, đất xám lớn thích hợp để trồng cây công nghiệp lâu năm.
- Tài nguyên sinh vật: Rất phong phú, là cơ sở để thuần dưỡng và chọn giống.
b. Khó khăn:
- Tài nguyên nước: thiếu nước vào mùa khô.
- Đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp.
Đông Nam Bộ có những điều kiện thuận lợi và khó khăn gì để phát triển công nghiệp?
Hướng dẫn: Đánh giá các điều kiện về tự nhiên: đất, khí hậu, nước, ...; điều kiện kinh tế xã hội (chính sách, lao động, thị trường,...)
- Thuận lợi:
+ Vị trí địa lí thuận lợi.
+ Lao động dồi dào có tay nghề cao.
+ Nhu cầu thị trường ngày càng lớn.
+ Cơ sở hạ tầng hoàn thiện.
+ Có chính sách tốt thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
- Khó khăn:
+ Cơ sở hạ tầng vẫn chưa đáp ứng tốt yêu cầu phát triển sản xuất.
+ Môi trường ô nhiễm.
+ Tài nguyên năng lượng còn hạn chế.
Hiện nay Đông Nam Bộ có những điều kiện thuận lợi gì để phát triển công nghiệp?
Sản xuất công nghiệp hiện nay vùng Đông Nam Bộ còn gặp những khó khăn nào ?
* Những điều kiện thuận lợi của vùng Đông Nam Bộ trong phát triển công nghiệp hiện nay là :
- Có vị trí địa lý thuận lợi, là đầu mối giao thông đường thủy, đường bộ và đường hàng không .
- Có điều kiện tự nhiên thuận lợi ,tài nguyên thiên nhiên phong phú (dầu khí , hải sản .v..v..)
- Có nguồn nông sản phong phú , đầu vào cho ngành công nghiệp chế biến (cao su , cà phê , điều ..)
- Nguồn lao động dồi dào, lành nghề, năng động và thị trường tiêu thụ rộng lớn.
- Là vùng có cơ cấu kinh tế tiến bộ nhất so với cả nước và môi trường đầu tư ( trong và ngoài nước) thuận lợi .Cơ sở hạ tầng phát triển, hệ thống ngân hàng, tài chính, thông tin liên lạc tốt.
* Những khó khăn trong sản xuất công nghiệp.
- Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng nhu cầu (máy móc, nhà xưởng, công nghệ , giao thông vận tải )
- Chậm đổi mới công nghệ.
- Môi trường đang bị ô nhiểm.
Đông Nam Bộ có những điều kiện thuận lợi và khó khăn gì để phát triển ngành dịch vụ
Đông Nam Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi:
- Vị trí địa lí thuận lợi.
- Điều kiện tự nhiên:
+ Ven biển có nhiều địa điểm thích hợp để xây dựng cảng.
+ Tài nguyên du lịch tự nhiên khá đa dạng: bãi biển, vườn quốc giá,...
+ Ít xảy ra thiên tai.
- Điều kiện kinh tế - xã hội:
+ Đông dân, mức sống cao. Có nhiều đô thị lớn.
+ Cơ sở hạ tầng tương đối hiện đại và đồng bộ.
+ Là vùng kinh tế phát triển nhất nước ta.
+ Có sức thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
+ Tài nguyên du lịch nhân văn khá phong phú.
Đông Nam Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành dịch vụ:
* Vị trí địa lí:
- Cầu nối giữa Đồng bằng sông Cửu Long - Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung, giữa đất liền của phần nam bán đảo Đông Dương với Biển Đông.
- Ở vị trí trung chuyển của nhiều tuyến đường không quốc tế, gần các tuyến đường biển quốc tế, trên tuyến đường Xuyên A.
- Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
* Điều kiện tự nhiên:
- Bờ biển và hệ thống sông có nhiều địa điểm thích hợp để xây dựng cảng biển.
- Tài nguyên du lịch tự nhiên khá đa dạng, gồm các vườn quốc gia (Cát Tiên, Côn Đảo, Bù Gia Mập), khu dự trữ sinh quyển cần Giờ, bãi tắm Vũng Tàu, Long Hải, suối khoáng Bình Châu.
- Thời tiết ổn định ít xảy ra thiên tai.
* Điều kiện kinh tế - xã hội:
- Là vùng kinh tế năng động, cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng công nghiệp hóa, nhu cầu về dịch vụ sản xuất rất lớn.
- Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phát triển tương đối đồng bộ, có Thành phô" Hồ Chí Minh: đầu mối giao thông lớn hàng đầu của cả nước, có thể đi đến nhiều thành phố trong và ngoài nước bằng nhiều loại hình giao thông.
- Là địa bàn thu hút mạnh đầu tư của nước ngoài tập trung nhiều khu, cụm công nghiệp, nhiều trang trại nông nghiệp.
- Số dân đông, mức sống tương đối cao so mặt bằng cả-nước. Có các thành phố đông dân, nổi bật là Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố đông dân nhất nước.
- Tài nguyên du lịch nhân văn khá phong phú (nhà tù Côn Đảo, địa đạo Củ Chi, Bến Nhà Rồng, các lễ hội, đình, chùa, chợ ...).
- Chính sách phát triển nền kinh tế mở, tăng cường đầu tư dịch vụ.
Câu 1: Đông Nam Bộ có những điều kiện thuận lợi và khó khăn nào để trồng cây công nghiệp lâu năm.
Câu 2: Tại sao Đông Nam Bộ là vùng công nghiệp phát triển nhất nước.
Câu 3: Chứng minh Đồng Bằng Sông Cửu Long là vùng trọng điểm lương thực thực phẩm lớn nhất nước.
Câu 4: Nhờ điều kiện thuận lợi nào mà Đồng Bằng Sông Cửu Long xuất khẩu lúa gạo nhiều nhất nước.
Câu 1:
Những điều kiện thuận lợi để Đông Nam Bộ trở thành vùng sản xuất cây công nghiệp lớn của cả nước:
- Điều kiện tự nhiên:
+ Địa hình và đất: có diện tích lớn đất ba dan, đất xám phân bố tập trung thành vùng lớn trên địa hình thoải thuận lợi để hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn.
+ Khí hậu nóng ẩm quanh năm, nguồn nhiệt ẩm dồi dào.
+ Nguồn nước: hệ thống sông Đồng Nai và nguồn nước ngầm cung cấp nước cho các vùng chuyên canh cây công nghiệp.
- Điều kiện kinh tế - xã hội:
+ Nguồn lao động dồi dào, có nhiều kinh nghiệm trồng, chăm sóc cây công nghiệp.
+ Cơ sở hạ tầng - cơ sở vật chất kĩ thuật:
Đã hình thành nhiều cơ sở chế biến, góp phần nâng cao giá trị nông sản, thúc đẩy sản xuất phát triển.
Hệ thống thủy lợi được đầu tư xây dựng , nổi bật là hồ Dầu Tiếng (hồ thủy lợi lớn nhất nước ta), hồ Trị An, cung cấp nước tưới cho các vùng chuyên canh cây công nghiệp.
+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn và ổn định (trong nước, nước ngoài).
+ Có chính sách khuyến khích phát triển của Nhà nước.
Câu 2:
Đông Nam Bộ là vùng có tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất cả nước vì vùng có nhiều điều kiện thuận lợi về vị trí địa lí, tự nhiên và kinh tế - xã hội:
- Về vị trí địa lí:
+ Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; có TP. Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông vận tải lớn nhất ở miền Nam ⟶ rất thuận lợi cho hoạt động vận chuyển nguyên nhiên liệu, sản phẩm.
+ Nằm gần các cảng biển lớn và thông ra vùng biển phía Đông, có ý nghĩa giao lưu quốc tế vô cùng quan trọng (cảng TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa Vũng Tàu).
+ Nằm gần các vùng giàu có về nguyên, nhiên liệu (Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long), Đông Nam Bộ cũng là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất cả nước.
- Về tự nhiên: khí hậu nhiệt đới, địa hình đồng bằng rộng lớn bằng phẳng thuận lợi để xây dựng các nhà máy xí nghiệp; nguồn nước dồi dào.
- Về kinh tế - xã hội:
+ Là nơi có dân cư tập trung đông đúc nhất cả nước, có trình độ dân trí cao và năng động. Đây vừa là lực lượng sản xuất vừa là thị trường tiêu thụ lớn.
+ Là thành phố đô thị từ lâu nên cơ sở vật chất kí thuật, cơ sở hạ tầng khá hoàn thiện, có sức hút mạnh các nguồn đầu tư trong và ngoài nước.
+ Nhà nước đang thực hiện chính sách ưu tiên phát triển công nghiệp thành phố lớn này. Đây cũng là nơi đầu tiên được áp dụng các thành quả công nghệ hiện đại nhất.
+ Là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị lớn của cả nước.
Câu 3:
Đồng bằng sông Cửu Long là đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta, với diện tích gần 4 triệu ha, chiếm khoảng 11,9% diện tích toàn quốc.Ở đây, trên nền nhiệt đới ẩm, tính chất cận xích đạo của khí hậu thể hiện hết sức rõ rệt
-Đất đai phì nhiêu đã tạo điều kiện đặc biệt thuận lợi cho phát triển ngành nông nghiệp sản xuất lương thực, thực phẩm. Điều kiện tự nhiên ưu đãi cùng với sự quy hoạch của nhà nước, biến khu vực này thành vựa lúa lớn của cả nước đã làm cho hoạt động sản xuất lương thực thực phẩm ở đồng bằng Sông Cửu Long trở thành hoạt động chủ yếu, thường xuyên.Lượng nước trung bình hàng năm của sông này cung cấp vào khoảng 4.000 tỷ m³ nước
-Vùng đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam được hình thành từ những trầm tích phù sa và bồi dần qua những kỷ nguyên thay đổi mực nước biển
1) Tại sao vấn đề năng lượng cần phải đặt ra trong phát triển công nghiệp ở các nước Đông Nam Á??? 2) Hãy nêu những thuận lợi và khó khăn trong sự phát triển lúa gạo của Đông Nam Á? 3) Hãy nêu những thế mạnh phát triển cây công nghiệp ở Đông Nam Á?
2. Điều kiện phát triển (thuận lợi)
- Đất phù sa, màu mỡ
- Khí hậu nhiệt đới ẩm
- Dân cư đông đúc
- Nguồn nước dồi dào
3. Thế mạnh phát triển cây công nghiệp
- Đất feralit có diện tích lớn
- Khí hậu nhiệt đới ẩm
- Thị trường tiêu thụ lớn
Trình bày các điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển cây công nghiệp ở Đông nam Bộ. Nêu các loại cây công nghiệp chính của vùng Đông Nam Bộ ?
Em hãy cho biết điều kiện tự nhiên có những thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển nông nghiệp ở Đông Nam Á?
Tham khảo ạ:
* Thuận lợi:
- Khí hậu: nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều thích hợp với sự phát triển nông nghiệp, đặc biệt là cây lúa nước. Vì thế, người dân Đông Nam Á từ xa xưa đã biết trồng lúa nước và nhiều loại cây ăn quả khác.
- Đất đai: đất phù sa màu mỡ thường xuyên được bồi đắp sau mùa mưa.
- Sông ngòi: hệ thống sông ngòi dày đặc cung cấp nguồn nước tưới tiêu cho nông nghiệp.
* Khó khăn:
- Khí hậu: Nóng ẩm thích hợp cho nhiều loại sâu bệnh phá hoại phát triển.
- Địa hình: bị chia cắt mạnh gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp, không thể sản xuất theo mô hình tập trung, quy mô lớn.
- Thiên tai: hạn hán, lũ lụt ảnh hưởng nhiều đến sản xuất và đời sống của nhân dân.
* Thuận lợi:
- Khí hậu: nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều thích hợp với sự phát triển nông nghiệp, đặc biệt là cây lúa nước. Vì thế, người dân Đông Nam Á từ xa xưa đã biết trồng lúa nước và nhiều loại cây ăn quả khác.
- Đất đai: đất phù sa màu mỡ thường xuyên được bồi đắp sau mùa mưa.
- Sông ngòi: hệ thống sông ngòi dày đặc cung cấp nguồn nước tưới tiêu cho nông nghiệp.
* Khó khăn:
- Khí hậu: Nóng ẩm thích hợp cho nhiều loại sâu bệnh phá hoại phát triển.
- Địa hình: bị chia cắt mạnh gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp, không thể sản xuất theo mô hình tập trung, quy mô lớn.
- Thiên tai: hạn hán, lũ lụt ảnh hưởng nhiều đến sản xuất và đời sống của nhân dân.