Những câu hỏi liên quan
Duyen Nongthi
Xem chi tiết
Phong Thần
3 tháng 5 2021 lúc 7:34

Bạn cần gì nhỉ? Lập bảng thống kê sao?

Bình luận (0)
nguyen hoang long
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
9 tháng 2 2022 lúc 10:11

tk:

1. Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873.

- Kháng chiến ở Đà Nẵng và ba tỉnh miền Đông Nam Kì:

+ Tại Đà Nẵng, nhiều toán nghĩa binh nổi dậy phối hợp với quân triều đình chống Pháp.

+ Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu Hi vọng của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông (10-12-1861).

+ Khởi nghĩa của Trương Định ở Gò Công làm cho quân Pháp khốn đốn và gây cho chúng nhiều thiệt hại.

- Kháng chiến lan rộng ra ba tỉnh miền Tây Nam Kì:

+ Do thái độ bạc nhược, cầu hoà của triều đình Huế, Pháp chiếm được ba tỉnh miền Tây Nam Kì không tốn một viên đạn (6-1867)

+ Phong trào đấu tranh chống Pháp diễn ra dưới nhiều hình thức phong phú: Bất hợp tác với giặc, một bộ phận kiên quyết đấu tranh vũ trang, nhiều trung tâm kháng chiến ra đời: Đồng Tháp Mười, Tây Ninh, …

Một bộ phận dùng văn thơ lên án thực dân Pháp và tay sai, cổ vũ lòng yêu nước: Phan Văn Trị, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Thông, …

Bình luận (0)
Đỗ Tuệ Lâm
9 tháng 2 2022 lúc 10:12

2. Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873-1884)

3. Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX.

 ( 2 câu này mình ko bt bn hỏi cái gì)

Bình luận (1)
Bảo Họ Tạ
Xem chi tiết
Lê Phương Mai
16 tháng 1 2022 lúc 20:25

Tham khảo :

I.Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam:

1. Nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược Việt Nam:

Từ giữa thế kỉ XIX, các nước Tư bản phương Tây (Pháp) đẩy mạnh xâm lược các quốc gia phương Đông để mở rộng thị trường, hệ thống thuộc địa.

Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi, giàu TNTN, dân số đông và Chế độ PK Việt Nam đang suy yếu.

- Lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô.

2. Chiến sự ở Đà Nẵng những năm 1858-1859:

- Ngày 1-9-1858, liên quân Pháp-Tây Ban Nha nổ súng đánh Đà Nẵng.

- Quân dân ta dưới sự chỉ huy của của Nguyễn Tri Phương đã lập phòng tuyến anh dũng chống trả.

→ Sau 5 tháng, Pháp chỉ chiếm được Bán Đảo Sơn Trà.

3. Chiến sự ở Gia Định năm 1859:

- Ngày 12-2-1859, Pháp → thành Gia Định, quân triều đình chống cự yếu ớt rồi tan rã.

- Quần chúng nhân dân tiếp tục nổi dậy →Pháp khốn đốn.

- Ngày 24-2-1861, Pháp đánh chiếm Đại đồn Chí Hoà, thừa thắng lấn lướt chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hoà) và Vĩnh Long.

- Ngày 5-6-1862, triều đình Huế kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở 3 tỉnh miền Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn.

 

II. Cuộc kháng chiến chống Pháp từ 1858-1873:

1. Kháng chiến ở Đà Nẵng và ba tỉnh miền Đông Nam Kì:

Tại Đà Nẵng nhiều toán nghĩa binh nổi dậy, phối hợp với quân triều đình chống giặc.

- Ngày 10-12-1861, nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu Ét-pê-răng (Hi vọng) của Pháp trên sông Vàm Cỏ.

- Khởi nghĩa của Trương Định ở Gò Công đã làm cho Pháp thất điên bát đảo, gặp nhiều thiệt hại.

2. Kháng chiến lang rộng ra ba tỉnh miền Tây:

a. Thái độ của triều đình nhà Huế:

- Triều đình nhà Huế đã đàn áp phong trào nông dân ơi Trung Kì và Bắc Kì, ngăn cản phong trào của nhân dân ơi Năm Kì.

- Do thái độ cầu hoà, do dự của triều đình, Pháp đã chiếm 3 tỉnh miền Tây mà không tốn một viên đạn nào.

b. Phong trào đấu tranh chống Pháp ở 3 tỉnh miền Tây:

- Bất hợp tác với giặc, một số bộ phận tiến hành kháng chiến, nhiều căn cứ kháng chiến được lập nên: Đồng Tháp Mười, Tây Ninh, Trà Vinh.

- Một số bộ phận dùng văn thơ để lên án thực dân Pháp và tay sai, để cổ vũ tinh thần yêu nước của nhân dân ta như: Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị...

Bình luận (0)
mẫn mẫn
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Dũng
14 tháng 10 2023 lúc 13:41

Câu 1 :
Nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược Việt Nam có nhiều yếu tố, bao gồm:

- Khám phá và tham vọng thuộc địa: Thực dân Pháp đã có mong muốn mở rộng thuộc địa của mình và tìm kiếm các cơ hội kinh doanh mới. Việt Nam, với tài nguyên tự nhiên và vị trí địa lý quan trọng, đã trở thành mục tiêu hấp dẫn cho Pháp.

- Cạnh tranh với các cường quốc châu Âu: Trong thời kỳ này, các cường quốc châu Âu đang cạnh tranh để chia nhỏ và chiếm đóng các khu vực khắp thế giới. Pháp không muốn bị bỏ lại sau Anh, Tây Ban Nha và Hà Lan trong việc mở rộng thuộc địa ở Đông Nam Á.

- Xung đột với triều đình Việt Nam: Trong giai đoạn này, Việt Nam đang trong giai đoạn suy yếu và nội bộ tranh chấp. Pháp đã nhìn thấy điều này là cơ hội để can thiệp và chiếm lợi từ sự xung đột và bất ổn.

Tóm tắt diễn biến chính chiến sự ở Đà Nẵng 1858 và Gia Định 1859:

- Chiến sự ở Đà Nẵng 1858: Trong cuộc xâm lược này, Hải quân Pháp đã tiến hành tấn công Đà Nẵng vào ngày 1 tháng 9 năm 1858. Quân đội Pháp dưới sự chỉ huy của Amiral Charner đã đánh bại quân đội Việt Nam dưới sự chỉ huy của Hoàng Diệu. Đà Nẵng sau đó bị chiếm đóng bởi Pháp.

- Chiến sự ở Gia Định 1859: Sau thành công ở Đà Nẵng, quân đội Pháp tiếp tục tiến về Gia Định (nay là Thành phố Hồ Chí Minh). Với sự hỗ trợ của Hải quân Pháp, quân đội Pháp dưới sự chỉ huy của Jules Gros và Charles Rigault de Genouilly đã tấn công thành phố. Gia Định đã rơi vào tay Pháp sau khi triều đình Việt Nam không thể chống lại được cuộc tấn công mạnh mẽ từ quân đội Pháp.

Bình luận (0)
Nguyễn Việt Dũng
14 tháng 10 2023 lúc 13:44

Câu 2 :
- Chiến dịch Kháng Chiến Tây Nguyên (1858-1864): Sau khi Pháp xâm lược Đà Nẵng và Gia Định, nhân dân ta đã tổ chức cuộc kháng chiến quyết liệt để chống lại thực dân Pháp. Trong suốt giai đoạn này, các lực lượng kháng chiến do Trương Công Định, Trần Nhật Duật và người dân Tây Nguyên lãnh đạo đã tiến hành những cuộc trận đánh dũng cảm nhằm giải phóng các vùng miền Tây Nguyên.

- Khởi nghĩa Bắc Sơn (1868): Khởi nghĩa Bắc Sơn là một cuộc kháng chiến lớn tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa là Lê Văn Khôi và người dân miền Bắc Sơn đã tổ chức kháng chiến chống lại quân đội Pháp, đánh tan nhiều đợt tấn công của Pháp và kéo dài cuộc kháng chiến lên đến một thời gian dài.

- Kháng chiến ở Nam Kỳ (1868-1873): Trong giai đoạn này, nhân dân Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và các vùng lân cận đã tổ chức cuộc kháng chiến tiếp tục chống lại thực dân Pháp. Các lãnh đạo như Trần Huy Liệu, Nguyễn Tri Phương và Trương Định đã lập ra những quân đội kháng chiến và tiến hành các trận đánh để bảo vệ và giành lại độc lập cho đất nước.

Bình luận (0)
Nguyễn Việt Dũng
14 tháng 10 2023 lúc 13:46

Câu 3:
Âm mưu của Pháp:

Trước khi tiến hành đánh chiếm Bắc Kỳ lần thứ nhất vào năm 1873, Pháp đã có những âm mưu và kế hoạch cụ thể. Mục tiêu chính của Pháp là mở rộng sự kiểm soát thuộc địa và tăng cường sự hiện diện của mình trên lãnh thổ Việt Nam. Các yếu tố quan trọng của âm mưu này bao gồm:

- Tận dụng xung đột nội bộ: Pháp tận dụng những xung đột nội bộ trong triều đình Việt Nam và giữa các phe phái để tạo điều kiện thuận lợi cho việc can thiệp quân sự.

- Sử dụng chiến lược chia rẽ: Pháp áp dụng chiến lược chia rẽ và phân tán các vùng kháng chiến bằng cách tìm cách tạo ra sự bất đồng và mâu thuẫn giữa các lãnh đạo kháng chiến và thực hiện chính sách "chia để trị".

- Sử dụng sức mạnh quân sự: Pháp đã tăng cường lực lượng quân đội và triển khai các cuộc tấn công quân sự nhằm đánh tan, chia rẽ và đánh bại các lực lượng kháng chiến.

Quá trình Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ lần thứ nhất 1873:

- Tấn công Hải Dương: Vào ngày 21 tháng 2 năm 1873, quân đội Pháp tiến vào Hải Dương và tiến hành tấn công. Quân đội Việt Nam dưới sự chỉ huy của Trương Định đã cố gắng chống lại, nhưng cuối cùng phải rút lui sau khi không thể chống lại sức mạnh vượt trội của quân Pháp.

- Chiếm giữ Hà Nội: Sau khi chiếm được Hải Dương, quân Pháp tiếp tục tiến vào Hà Nội. Trong tháng 4 năm 1873, Hà Nội đã rơi vào tay quân đội Pháp. Đây là một mất mát lớn đối với lực lượng kháng chiến và có ý nghĩa quan trọng trong việc mở đường cho việc đánh chiếm toàn bộ Bắc Kỳ.

- Tiếp tục đánh chiếm: Sau khi chiếm Hà Nội, quân Pháp tiếp tục tiến vào các tỉnh lân cận và dần kiểm soát toàn bộ Bắc Kỳ. Các cuộc tấn công và tranh đấu tiếp tục diễn ra, khiến lực lượng kháng chiến suy yếu và phải rút lui.

Bình luận (0)
W ill
Xem chi tiết
Minhduc
Xem chi tiết
Smile
5 tháng 4 2021 lúc 20:51

C1:Từ năm 1858-1884 triều đình huế kí với pháp 4 bản hiệp ước gồm :

-Hiệp ước Nhâm Tuất kí ngày 5/6/1862

-Hiệp ước Giáp Tuất kí ngày 15/3/1874.

-Hiệp ước Quý Mùi (Hacmang) kí ngày 25/8/1883 -Hiệp ước Patonot kí ngày 6/6/1884.

Bình luận (0)
Smile
5 tháng 4 2021 lúc 20:53

C4: tham khảo

Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta mặc dù diễn ra liên tục, sôi nổi nhưng cuối cùng vẫn bị thất bại vì: Các cuộc khởi nghĩa không phát triển rộng trên toàn dân, chỉ diễn ra một số nơi lẻ tẻ nên không tập hợp được sức mạnh đoàn kết của nhân dân, đa số các cuộc khởi nghĩa đều mang tính tự phác. Ngoài ra, sự lãnh đạo của các cuộc khởi nghĩa còn non kém, so sánh lực lượng và vũ khí chúng ta đều thua kém và lạc hậu hơn...

Bài học lịch sử được rút ra từ các phong trào là:

Phải có sự liên kết, tập hợp các tầng lớp nhân dân yêu nước
Phải có đường lối đúng đắn, phù hợp với hoàn cảnh
Các phong trào yêu nước phải luôn ở thế chủ động và tự giác.

Bình luận (0)
Smile
5 tháng 4 2021 lúc 20:53

C3: tham khảo

Theo em, nhận định này là đúng vì:

Có thể nói, ngay từ khi bắt đầu xâm lược Việt Nam (1858), khả năng đánh bại Pháp dưới sự lãnh đạo của triều đình không phải là không có, mà do chính sách sai lầm của triều đình đã làm cho các khả năng đề kháng và chiến thắng của quân ta ngày càng hao mòn, khiến địch ngày càng lấn lướt, từng bước thôn tính nước ta.

Dẫn chứng cho điều này là trong thời kì đầu khi Pháp xâm lược cũng đã vấp ngã trước sự kháng cự quyết liệt của quân dân ta dưới ngọn cờ của triều đình, có lúc chúng tính chuyện rút quân về nước trong lúc gặp nguy nan. Thế nhưng càng về sau, quá trình chiến đấu bị giảm sút, suy yếu dần đã bộc lộ sự bất lực và yếu hèn của triều đình. Triều đình Nguyễn đã nhanh chóng trượt dài trên con đường nội bộ, cầu hòa.

Bên ngoài thì kẻ thù đang ra sức đẩy mạnh âm mưu thôn tính, mà bên trong thì giữa người cầm quyền với nhân lại không cố kết một lòng, thậm chí có lúc kẻ cầm quyền đã sẵng sàng chìa tay ra hợp tác với kẻ thù dân tộc để có thêm điều kiện đàn áp phong trào quần chúng. Họ đi từ sai lầm này đến sai lầm khác.

Và chính những sai lầm đó, những chính sách bảo thủ, lạc hậu của triều Nguyễn là nguyên nhân kìm hãm sự phát triển của đất nước và sức sáng tạo của nhân dân. Đến khi thất bại trước cuộc vũ trang xâm lược của thực dân Pháp thì triều Nguyễn lại đổ lỗi cho khách quan và lấy việc ký hiệp ước làm lối thoát duy nhất. Thực ra trách nhiệm của triều Nguyễn trong việc làm mất nước ta vào tay thực dân Pháp là điều không thể chối cải được.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Dũng
13 tháng 8 2023 lúc 13:57

Tham khảo

- Chống Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873 - 1874):

+ Tháng 10/1873, Ph. Gác-ni-ê chỉ huy hơn 200 quân Pháp từ Sài Gòn kéo ra Bắc.

+ Ngày 20/11/1873, quân Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội. Nguyễn Tri Phương chỉ huy quân sĩ chiến đấu cản địch nhưng không được. Quân Pháp chiếm được thành Hà Nội, sau đó mở rộng đánh chiếm một số tỉnh thành lân cận.

+ Nhân dân Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì vẫn quyết tâm kháng chiến, gây cho quân Pháp nhiều khó khăn. Tiêu biểu là: chiến thắng Cầu Giấy (21/12/1873) đã khiến Gác-ni-ê và hàng chục lính Pháp thiệt mạng.

+ Giữa lúc tinh thần kháng chiến của nhân dân đang lên cao, năm 1874, nhà Nguyễn tiếp tục kí với Pháp bản Hiệp ước Giáp Tuất, thừa nhận chủ quyền của Pháp ở 6 tỉnh Nam Kì và nhiều điều khoản bất lợi khác.

- Chống Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai (1882 - 1883):

+ Lấy cớ triều đình Huế vi phạm Hiệp ước 1874, tháng 3/1882, Ri-vi-e chỉ huy một đạo quân từ Sài Gòn kéo ra Bắc Kì.

+ Ngày 25/4/1882, quân Pháp nổ súng tấn công thành Hà Nội. Hoàng Diệu chỉ huy quân sĩ chống trả quyết liệt nhưng không giữ được thành. Ông đã tự vẫn để không bị rơi vào tay giặc.

+ Nhiều sĩ phu, văn thân ở các địa phương vẫn tổ chức phong trào chống Pháp, gây cho kẻ địch nhiều khó khăn. Tiêu biểu là: chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai (19/5/1883) đã khiến Ri-vi-e và hàng chục lính Pháp thiệt mạng.

- Pháp tấn công Thuận An, nhà Nguyễn đầu hàng (1883 - 1884):

+ Ngày 18/8/1883, quân Pháp tấn công Thuận An (Huế). Sau vài ngày chống trả quyết liệt, triều đình Huế buộc phải đình chiến và chấp nhận kí Hiệp ước Hác-măng (1883), với nội dung cơ bản là: thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì; Vùng đất Trung Kì do triều đình Huế cai quản dưới quyền điều khiển của viên Khâm sứ Pháp chỉ bao gồm từ Đèo Ngang đến giáp Bình Thuận,…

+ Việc triều đình kí Hiệp ước Hác-măng làm cho phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân bùng lên mạnh mẽ. Trước tình hình đó, Pháp kí với triều đình Huế Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884), trong đó sửa lại một số điều của Hiệp ước Hác-măng nhằm xoa dịu dư luận.

=> Với Hiệp ước Hác-măng và Hiệp ước Pa-tơ-nốt, thực dân Pháp về cơ bản đã hoàn thành quá trình xâm lược Việt Nam.

Bình luận (1)
Nguyễn Mai Thu
Xem chi tiết
Trầm Huỳnh
25 tháng 3 2023 lúc 10:40

1.Chiến sự gia đình năm 1859 là một sự kiện lịch sử quan trọng trong lịch sử đấu tranh giành độc lập, chủ quyền của đất nước. Vào năm 1858, thực dân Pháp đưa quân đội tấn công và chiếm được các hải cảng miền Nam Việt Nam. Điều này khiến vua Gia Định, võ tướng Trương Định và đứng đầu là gia đình Nguyễn Nhất Trí phải khởi nghĩa chống lại thực dân Pháp. Lực lượng kháng chiến của các tướng quân này đã tiếp tục chiến đấu làm Pháp tiếp tục thất bại và tổn thất nguồn lực.

 

2.Phong trào kháng chiến chống Pháp ở Nam Kỳ bùng nổ từ năm 1858 đến năm 1873. Nhân dân các tỉnh Nam Kỳ đã chống lại các cuộc xâm lược lược của dân thực Pháp bằng nhiều thức khác nhau. Cụ thể, nhân dân đã thực hiện:

Thực hiện cuộc khởi nghĩa của Trương Định và gia đình Nguyễn, một trong những cuộc khởi nghĩa chống Pháp đầu tiên ở Nam Kỳ.Thực hiện các chiến dịch phá hoại, truy kích và tiêu diệt các đội quân xâm lược của Pháp.Tổ chức kháng chiến dưới hình thức du kích và tế bào của mình, tiến hành những cuộc chiến không kích bất ngờ để làm tăng sự sợ hãi của quân địch.Thiết lập các khu vực tự trị như Lương Sơn, Sóc Sơn, Ninh Xá, chống lại chính sách áp bức của Pháp.

Những nỗ lực ấy đã giúp nhân dân Nam Kỳ củng cố sức mạnh đấu tranh và đẩy Pháp ra khỏi đất nước.

 

3.Hiệp ước Hác Mãng là một hiệp ước ký kết giữa Pháp và triều đình Việt Nam vào ngày 25 tháng 6 năm 1883. Những nội dung cơ bản của hiệp ước này bao gồm:

Việt Nam thừa nhận quyền thống trị của Pháp ở miền Bắc Việt Nam.Việt Nam cam kết trả lại toàn bộ binh chủng và cho phép Pháp xây dựng các cơ sở quân sự tại các cảng biển lớn.Việt Nam phải đóng thuế và phải thực hiện chính sách ngoại giao theo chỉ đạo của Pháp.Pháp có quyền kiểm soát thương mại với Việt Nam và được thông qua không gian đường sắt và đường thủy trên đất Việt Nam.Việt Nam phải trả cho Pháp khoản tiền bồi thường và phí tổ chức quân sự.

Hiệp ước Hác Mãng đã mang đến cho Pháp quyền kiểm soát toàn bộ đất nước Việt Nam, mở đường cho sự xâm lược và khai thác của Pháp, là nguồn hứng khởi cho các cuộc tranh giành độc lập, chủ quyền của dân tộc Việt Nam 

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Dũng
14 tháng 8 2023 lúc 18:25

Tham khảo

- Kháng chiến chống Pháp xâm lược Bắc Kì lần thứ nhất (1873 - 1874):

+ Cuối năm 1873, thực dân Pháp của Ph.Gác-ni-ê đưa quân ra Bắc, dùng vũ lực chiếm thành Hà Nội. Sau đó quân Pháp tỏa đi đánh chiếm các tỉnh Bắc Kỳ.

+ Quân triều đình ở thành Hà Nội dưới sự chỉ huy của Tổng đốc Nguyễn Tri Phương đã anh dũng chiến đấu nhưng thất bại.

+ Nhân dân Bắc Kỳ ở khắp nơi nổi dậy đấu tranh, tiêu biểu là: chiến thắng Cầu Giấy (tháng 12/1873), khiến tướng Ph.Gác-ni-ê của Pháp tử trận, quân Pháp hoang mang.

+ Giữa lúc tinh thần kháng chiến của nhân dân đang lên cao, năm 1874, nhà Nguyễn tiếp tục kí với Pháp bản Hiệp ước Giáp Tuất, thừa nhận chủ quyền của Pháp ở 6 tỉnh Nam Kì và nhiều điều khoản bất lợi khác.

- Kháng chiến chống Pháp xâm lược Bắc Kì lần thứ hai (1882 - 1883):

+ Tháng 4/1882, Pháp xâm lược Bắc Kỳ lần 2, chiếm được thành Hà Nội và dần dần kiểm soát được toàn bộ các tỉnh thuộc Đồng bằng Bắc Bộ.

+ Quân triều đình ở thành Hà Nội dưới sự chỉ huy của Tổng đốc Hoàng Diệu đã anh dũng chiến đấu nhưng thất bại.

+ Nhân dân Bắc Kỳ ở khắp nơi nổi dậy đấu tranh chống Pháp, tiêu biểu là: chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai (tháng 5/1883).

- Thực dân Pháp tấn công Thuận An, nhà Nguyễn đầu hàng (1884):

+ Lợi dụng triều đình lục đục khi vua Tự Đức mất, Pháp quyết định đánh thẳng vào Huế, buộc triều Nguyễn phải đầu hàng.

+ Tháng 8/1883, Pháp đánh chiếm cửa biển Thuận An (sát kinh thành Huế).

+ Triều đình nhà Nguyễn hoảng hốt, cử người tới điều đình và kí với Pháp bản Hiệp ước Hác-măng. Tới tháng 6/1884, nhà Nguyễn tiếp tục kí với Pháp bản Hiệp ước Pa-tơ-nốt.

Bình luận (0)