Những câu hỏi liên quan
Văn Võ Quỳnh Trâm
Xem chi tiết
Myoo
7 tháng 1 2021 lúc 22:14

Bình nguyên(đồng bằng): là dạng địa hình thấp, tương đối bằng phẳng, có độ cao tuyệt đối thường dưới 200m. Bình nguyên bồi tụ ở cửa các con sông lớn gọi là châu thổ. Bình nguyên thuận lợi cho việc trồng các loại cây lương thực và thực phẩm.

Cao nguyên: là đạng địa hình tương đối bằng phẳng, có sườn dốc và độ cao tuyệt đối thường từ 500m trở lên. Cao nguyên thuận lợi cho việc trồng các loại cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc lớn.

Đồi: có độ cao tương đối không quá 200m và thường tập trung thành vùng như vùng đồi trung du ở nước ta.

Một vài loại cây trồng, vật nuôi cụ thể:

Cây trồng:

-Chè, cà phê, cao su, điều, tiêu, ngô, lúa nước, lúa mì, sắn, khoai tây,...

Vật nuôi:

-Bò, gà, trâu, bê,...

Bình luận (0)
nhân lê
Xem chi tiết

*) Đặc điểm của địa hình bình nguyên(đồng bằng)là dạng địa hình thấp, có bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc hơi gợn sóng. Độ cao tuyệt đối của nó thường dưới 200m, nhưng cũng có những bình nguyên cao gần 500m. 

 CHÚ Ý: có 2 loại bình nguyên chính: Bình nguyên do băng hà bào mòn và bình nguyên do phù sa của biển hay của các con sông  bồi tụ.Bình nguyên(đồng bằng) còn được gọi là châu thổ.

Ý nghĩa : thích hợp cho việc trồng các loại cây lương thực, thực phẩm.

*) Đặc điểm của địa hình cao nguyên là dạng địa hình thường có độ cao tuyệt đối trên 500m. Cao nguyên cũng có bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng, nhưng có sườn dốc, nhiều khi dựng đứng thành vánh so với vùng đất xung quanh.

Ý nghĩa: Rất thuận lợi cho việc trồng cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc lớn.

CHÚ Ý: Giữa miền núi và bình nguyên(đồng bằng) thường có mottj vùng chuyển tiếp, gọi là trung du. Vùng này thường có nhiều đồi.

*) Đồi là một dạng địa hình nhô cao, có đỉnh tròn, sườn thoải, nhưng độ cao tương đối của nó thường không quá 200m. Đồi ít khi đứng riêng lẻ mà thường hay tập trung thành vùng.

Ý nghĩa: Thích hợp cho trồng cây ăn quả và cây công nghiệp.

*) Núi là dạng địa hình nhô cao rõ rệt trên mặt đất. độ cao của núi thường trên 500m so với mực nước biển, có đỉnh nhọn, sườn dốc. Chỗ tiếp giáp giữa núi và mặt đất bằng phẳng ở xung quanh là chân núi. Sườn núi càng dốc thì đường chân núi biểu hiện càng rõ. Núi có 3 bộ phận: chân núi, đỉnh núi và sườn núi.

Ý nghĩa:Thích hợp cho trồng rừng, trồng cây.

P/S : đây ko phải toán nha !

Bình luận (0)
Hải Nguyễn thị
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Giang
24 tháng 12 2021 lúc 21:27

đăng vài câu thôi nha

Bình luận (2)
ngô lê vũ
24 tháng 12 2021 lúc 21:28

câu nào bạn giải đc thì bạn tự làm đi

Bình luận (0)
Hải Nguyễn thị
24 tháng 12 2021 lúc 21:31

sửa lại rồi đó

 

Bình luận (0)
Vân Anh Nguyễn Thị
Xem chi tiết
23-6A2-Trần Gia Khánh
Xem chi tiết
23-6A2-Trần Gia Khánh
27 tháng 10 2021 lúc 22:11

Anh chị nào chưa ngủ giúp em với

Bình luận (3)
Leonor
27 tháng 10 2021 lúc 22:16

1. Học Lịch sử để biết về cội nguồn của chính bản thân, gia đình, dòng họ, ... và rộng hơn là của cả dân tộc, nhân loại.

- Rút ra những bài học kinh nghiệm về sự thành công và thất bại của quá khứ để phục phụ cho hiện tại và xây dựng tương lai.

Bình luận (0)
Leonor
27 tháng 10 2021 lúc 22:19

2. Ý nghĩa

+ Tư liệu hiện vật: Cho ta biết khá cụ thể và trung thực về đời sống vật chất và phần nào đời sống tinh thần của người xưa.

+ Tư liệu chữu viết: Tương đối đầy đủ về mọi mặt đời sống con người và các sự kiện lịch sử đã xảy ra.

+ Tư liệu truyền miệng: Chứa nhiều thông tin có giá trị.

+ Tư liệu gốc: Có giá trị tin cậy nhất.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
4 tháng 9 2023 lúc 14:47

- Khái niệm: Tổng hợp là quá trình chuyển hóa những chất đơn giản thành những chất phức tạp diễn ra trong tế bào với sự xúc tác của enzyme.

- Ý nghĩa: Hình thành các chất để xây dựng, đồng thời tích lũy năng lượng cho tế bào.

Bình luận (0)
Minh Lệ
16 tháng 8 2023 lúc 17:47

- Khái niệm tổng hợp các chất trong tế bào: Tổng hợp các chất trong tế bào là quá trình chuyển hoá những chất đơn giản thành những chất phức tạp diễn ra trong tế bào với sự xúc tác của enzyme. 

- Ý nghĩa của quá trình tổng hợp đối với sinh vật: Giúp hình thành các chất để xây dựng tế bào, đồng thời tích lũy năng lượng cho tế bào (năng lượng được tích lũy trong các hợp chất hữu cơ).

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
20 tháng 3 2019 lúc 4:00

HƯỚNG DẪN

a) Các thế mạnh kinh tế

− Vị trí địa lí: Giáp với Đồng bằng sông Hồng và các tỉnh phía nam Trung Quốc, là những nơi có sự phát triển kinh tế năng động; có khả năng giao lưu nước ngoài bằng đường biển (qua cảng biển ở Quảng Ninh), chịu sự tác động lan tỏa ngày càng lớn của vùng kinh tế trọng điểm phía bắc.

− Tài nguyên khoáng sản phong phú nhất nước ta, tạo ra lợi thế cho vùng về các ngành công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, từ đó tạo ra cơ cấu các ngành công nghiệp nặng.

− Có thế mạnh nổi bật về công nghiệp năng lương: Vùng than Quảng Ninh trữ lượng lớn, chất lượng cao; trữ năng thủy điện lớn nhất cả nước (tập teung lớn nhất ở hệ thống sông Hồng).

− Có thế mạnh đặc sắc về các cây công nghiệp cận nhiệt và ôn đới, về chăn nuôi gia súc lớn (trâu).

− Thế mạnh kinh tế biển của tỉnh Quảng Ninh (du lịch biển, thủy sản, dịch vụ hàng hải…), tạo nên một thế mạnh độc đáo của vùng, làm cho cơ cấu kinh tế vùng càng thêm hoàn chỉnh và phát triển năng động hơn.

b) Việc phát huy thế mạnh của Trung du và miền núi Bắc Bộ có ý nghĩa rất lớn về:

− Kinh tế: Vùng có tiềm năng lớn, nhưng mới được khai thác một phần. Việc phát huy các thế mạnh của vùng sẽ góp phần nâng cao vị thế của vùng trong nền kinh tế cả nước và đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế − xã hội của vùng, tạo ra cơ cấu kinh tế ngày càng hoàn thiện hơn.

− Chính trị, xã hội: Đây là vùng có nhiều dân tộc ít người, đã có đóng góp rất lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, trong vùng vẫn còn nhiều xã nghèo, huyện nghèo.

Bình luận (0)
Tuấn Dương
Xem chi tiết
Trịnh Thị Kim Chi
Xem chi tiết
Lê Thị Quyên
12 tháng 5 2019 lúc 5:45

Quyền tự do ngôn luận là: “Công dân có quyền tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước”

Đáp án cần chọn là: B

Bình luận (0)