Dựa vào các tháp dân số dưới đây, hãy nhận xét sự thay đổi về hình dáng tháp dân số của Việt Nam qua các năm 1950, 2010 và dự báo cho năm 2020 về đáy, đỉnh, độ dốc và hình dáng chung
Giúp mk với nha!
Dựa vào các tháp dân số dưới đây, hãy nhận xét sự thay đổi về hình dáng tháp dân số của Việt Nam qua các năm 1950, 2010 và dự báo cho năm 2020 về đáy, đỉnh, độ dốc và hình dáng chung
Giúp mk với nha!
Năm 1950: Đáy to, đỉnh nhỏ, độ dốc hình tam giác.
Năm 2010: Đáy nhỏ dần, đỉnh to hơn, độ dốc từ nhỏ đến to.
Năm 2020: Đáy nhỏ, đỉnh to, độ dốc từ nhỏ đến to rồi nhỏ.
cách tốt nhất là vào goolge hoặc giáo viên bạn nha
tính giờ của các khu vực dựa vào kinh tuyến gốc
Công thức tính giờ: Tm = To + m
Trong đó:
Tm: giờ múi To:giờ GMT m: số thứ tự của múi giờ
Thiết lập công thức tính múi giờ:
Ở Đông bán cầu : m=(kinh tuyến Đông): 150
Ở Tây bán cầu: 2 cách
Cách 1: m=(3600 - Kinh tuyến Tây): 150
Cách 2: m = 24 - (Kinh tuyến Tây): 150
Công thức tính giờ: Tm = To + m
Trong đó:
Tm: giờ múi To:giờ GMT m: số thứ tự của múi giờ
Thiết lập công thức tính múi giờ:
Ở Đông bán cầu : m=(kinh tuyến Đông): 150
Ở Tây bán cầu: 2 cách
Cách 1: m=(3600 - Kinh tuyến Tây): 150
Cách 2: m = 24 - (Kinh tuyến Tây): 150
Câu 1 : Trái đất quay quanh trục theo hướng ? thời gian quay ? hệ quả gì ?
Câu 2 : Trái đất chuyển động quanh mặt trời như thế nào ?
Câu 3 : Nêu cấu tạo bên trong của trái đất ? Vai trò và cấu tạo của lớp vỏ trái đất
Câu 4 : Trái đất có bao nhiêu lục địa và đại dương ? Kể tên
Câu 5 : Thế nào là nội lực ? Ngoại lực ? Tác động của các lực này lên bề mạt trái đất như thế nào ?
Câu 6 : Thế nào là núi lửa và động đất
Cầu 7 : Trên bề mặt trái đất có những địa hình nào ? Nêu đặc điểm địa hình đó
Câu 1:
* Trái đất quay quanh trục theo hướng từ Tây sang Đông.
* Thời gian quay 1 vòng quanh trục là 24 giờ.
* Hệ quả: Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất gồm có 3 hệ quả:
- Thứ nhất, sự luân phiên ngày đêm: do Trái Đất có hình cầu và tự quay quanh trục, nên mọi nơi trên bề mặt Trái Đất đều lần lượt được Mặt Trời chiếu sáng rồi lại chìm vào bóng tối, gây lên hiện tượng luân phiên ngày đêm.
- Thứ hai, giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế:
+ Trái Đất có hình cầu và tự quay quanh trục từ tây sang đông, nên ở cùng một thời điểm, người đứng ở các kinh tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy Mặt Trời ở các độ cao khác nhau, do đó các địa điểm thuộc các kinh tuyến khác nhau, đó là giờ địa phương (hay giờ Mặt Trời).
+ Giờ múi: Người ta chia bề mặt Trái Đất làm 12 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 15 độ kinh tuyến. Các địa phương nằm trong một múi giờ thống nhât một giờ, đó là giờ múi. Giờ ở múi số 0 lấy giwof quốc tế hay giờ GMT. Việt Nam thuộc múi giờ số 7.
+ Theo cách tính múi giờ, trên Trái Đất lúc nào cũng có một múi giờ mà ở đó có hai ngày lịch khác nhau, vì vậy phải chọn một kinh tuyến làm mốc để đổi ngày. Người ta quy định lấy kinh tuyến 180 độ qua giữa múi giờ số 12 ở Thái Bình Dương làm đường đổi ngày quốc tế. Nếu đi từ phía tây sang phía đông qua kinh tuyến 180 độ thì lùi lại một ngày, còn đi từ phía đông sang tây qua kinh tuyến 180 độ thì tăng thêm một ngày lịch.
- Thứ ba, sự lệch hướng chyển động của các vật thể: khi Trái Đất quay quanh trục, mọi điểm thuộc các vĩ độ khác nhau ở bề mặt Trái Đất (trừ hai cực) đều có vận tốc dài khác nhau và hướng chuyển động từ tây sang đông. Do vậy, các vật thể chuyển động trên bề mặt Trái Đất sẽ bị lệch hướng so với hướng ban đầu (vì phải giữ nguyên chuyển động thẳng hướng theo quán tính). Lực làm lệch hướng đó gọi là lực Côriôit. Ở bán cầu Bắc, vật chuyển động bị lệch về bên phải, ở bán cầu Nam bị lệch về phía bên trái hướng chuyển động.
Câu 2:
Quỹ đạo của Trái Đất là đường đi của Trái Đất xung quanh mặt trời. Trái Đất quay trên quỹ đạo quanh Mặt Trời với khoảng cách trung bình 150 triệu km hết 365,2564 ngày Mặt Trời trung bình (1 năm thiên văn, số liệu đo được đến năm 2006). Vì thế từ Trái Đất nó tạo ra chuyển động biểu kiến của Mặt Trời thể hiện bằng sự thay đổi vị trí tương đối so với các ngôi sao, với vận tốc góc khoảng 1°/ngày, hay một khoảng cách bằng đường kính góc của Mặt Trăng hay Mặt Trời cứ sau mỗi 12 giờ về phía đông. Vì chuyển động này, trung bình nó mất 24 giờ - một ngày Mặt Trời - để Trái Đất hoàn thành một vòng tự quay quanh trục sao cho Mặt Trời lại trở lại đường Tý ngọ (kinh tuyến thiên cầu). Vận tốc quỹ đạo của Trái Đất khoảng 30 km/s, đủ để đi hết quãng đường bằng đường kính Trái Đất (~12.700 km) trong 7 phút, hay khoảng cách đến Mặt Trăng (384.000 km) trong 4 giờ.
Mặt Trăng quay cùng Trái Đất một vòng quanh tâm khối chung hết 27,32 ngày so với các ngôi sao trên nền. Khi kết hợp với chu kỳ quay quanh Mặt Trời của hệ Trái Đất-Mặt Trăng thì thời gian của một tháng giao hội từ sóc này tới sóc kế tiếp là 29,53 ngày. Quan sát từ cực Bắc thiên cầu, chuyển động của Trái Đất, Mặt Trăng và sự tự quay quanh trục của chúng là ngược chiều kim đồng hồ. Nhìn từ một điểm cao thuận lợi trên cực Bắc của cả Trái Đất và Mặt Trời, Trái Đất dường như quay quanh Mặt Trời theo chiều ngược chiều kim đồng hồ. Mặt phẳng quỹ đạo và mặt phẳng trục không vuông góc với nhau: trục Trái Đất nghiêng một góc khoảng 23,5° so với đường thẳng vuông góc với mặt phẳng Trái Đất - Mặt Trời và mặt phẳng Trái Đất - Mặt Trăng nghiêng khoảng 5 độ so với mặt phẳng Trái Đất - Mặt Trời. Nếu không có độ nghiêng như vậy thì cứ hai tuần lại có hiện tượng thực với nhật thực và nguyệt thực xen kẽ nhau.
Quyển Hill (đặt theo tên nhà thiên văn học người Mỹ George William Hill) là quyển (vùng không gian) tầm ảnh hưởng của lực hấp dẫn của Trái Đất, có bán kính khoảng 1,5 Gm (hay 1.500.000 km). Đây là khoảng cách lớn nhất mà lực hấp dẫn của Trái Đất có thể thắng được lực hấp dẫn của Mặt Trời và các hành tinh khác. Các vật thể phải quay quanh Trái Đất trong khu vực này, hoặc chúng không bị trói buộc bởi lực hấp dẫn của Mặt Trời.
Trái Đất, cũng như toàn bộ hệ Mặt Trời nằm trong dải Ngân Hà, quay quanh tâm của Ngân Hà với khoảng cách 25.000-28.000 năm ánh sáng, với vận tốc khoảng 220 km/s, với chu kỳ khoảng 225-250 triệu năm. Hiện nay nó nằm ở vị trí cách phía trên mặt phẳng xích đạo của Ngân Hà khoảng 20 năm ánh sáng, trong nhánh xoắn ốc Orion.
Câu 3:
Lớp | Độ dày | Nhiệt độ | |
Vỏ Trái Đất | 5-70 km | 1000 độ C | |
Lớp trung gian | gần 3000 km | 1500 độ C → 4700 độC | |
Lõi | trên 3000 km | Khoảng 5000 độ C | |
1.Trình bày sự vận động tự quay quanh trục của trái đất và các hệ quả
2.Trình bày sự chuyển động cả trái đất quanh mặt trời và các hệ quả của nó
3.Tại sao nói nội lực và ngoại lực là 2 lực đối nghịch nhau?Nêu tác hại của động đất và núi lửa
4.Núi là gì?So sánh sự khác nhau giữa núi già và núi trẻ?
Nhanh lên nhé các bạn mình đang cần gấp lắm ^ ^ @@@
Câu 4:
- Núi là dạng địa hình lồi, có sườn dốc và độ cao thường lớn hơn đồi, nằm trải dài trên phạm vi nhất định. Nó được hình thành từ hiện tượng uốn nếp do tác động của nội lực.
-
Câu 3:
- Nói nội lực và ngoại lực là 2 lực đối nghịch nhau vì nội lực là lực xảy ra bên ở bên trong Trái Đất, làm cho bề mặt Trái Đất thêm gồ ghề còn ngoại lực là lực xảy ra ở bên trên bề mặt Trái Đất có tác dụng làm cho bề mặt Trái Đất thêm bằng phẳng.
- Tác hại của động đất và núi lửa:
+ Núi lửa: Thiêu cháy làng mạc, nhà cửa. Thậm chí còn gây ra chết người.
+ Động đất:Phá hủy nhà cửa, đường xá và làm chết người.
Câu 1:
*Vận động tự quay quanh trục của Trái Đất
- Trái Đất tự quay quanh một trục tưởng tượng nối liền hai cực và nghiêng 66o33' trên mặt phẳng quỹ đạo
- Hướng tự quay trái đất từ Tây sang Đông
- Thời gian tự quay 1 vòng quanh trục là 24 giờ.
- Để tiện cho việc tính giờ và giao dịch trên thế giới, nguời ta chia bề mặt trái đất thành 24 khu vực giờ
- Mỗi khu vực có 1 giờ riêng đó là giờ khu vực
- Khu vực có kinh tuyến gốc đi qua chính giữa được coi là khu vực giờ 0 (còn gọi giờ quốc tế )
- Phía đông có giờ sớm hơn phía tây
- Kinh tuyến 180o là đường đổi ngày quốc tế
*Hệ quả
a. Hiện tượng ngày đêm
- Do trái đất hình dạng cầu nên Mặt Trời chỉ chiếu sáng được một nửa: Nửa được chiếu sáng là ban ngày nửa nằm trong bóng tối là ban đêm.
- Nhờ có sự vận động tự quay của trái từ tây sang đông mà khắp mọi nơi Trái Đất đều lần lượt có ngày đêm.
b. Do sự vận động tự quay quanh trục của Trái đất nên các vật chuyển động trên bề mặt trái đất đều bị lệch hướng (Lực Côriôlit)
+ Bán cầu Bắc: lệch bên phải.
+ Bán cầu Nam: lệch bên trái
Chúc em học tốt!
1. Tính Ngày Giờ Trên Trái Đất
New York (Mỹ) (múi giờ 19) |
Khu vực giờ gốc |
Hà Nội (Việt Nam) (múi giờ 7) |
................... | 0 giờ ngày 29/12/2017 | .................. |
Trả lời:
Giờ ở New York (Mĩ) là:
\(To=Tm-m\)
Hay \(To=19-7=12\left(h\right)\)
Vậy ngày giờ ở New York sẽ là 12 giờ ngày 28/12/2017.
Tương tự ta có thể tính được:
Ngày giờ ở Hà Nội (Việt Nam) sẽ là 12 giờ ngày 29/12/2017.
Hoàn thành vào bảng, ta được:
New York (Mỹ) (múi giờ 19) |
Khu vực giờ gốc |
Hà Nội (Việt Nam) (múi giờ 7) |
12 giờ ngày 28/12/2017 | 0 giờ ngày 29/12/2017 | 12 giờ ngày 29/12/2017 |
Chúc bạn học tốt!
2.Vẽ sự lệch hướng các vật thể trên bề mặt Trái Đất:
- Nếu cứ cách 1 độ vẽ một đường kinh tuyến thì trên trái đất có bao nhiêu đường kinh tuyến?
- Cho bản đồ có tỉ lệ 1: 2.000.000. Khoảng cách trên bản đồ là 3cm. Tính khoảng cách thực địa
- Nêu các đối tượng địa lí là kí hiệu đường
- Bản đồ là gì?
-Trình bày sự chuyển động của trái đất quanh mặt trời
Mong các bạn trả lời dùm mình để qua học kì I
Nếu cứ cách 1o vẽ một đường kinh tuyến thì trên Trái Đất có tất cả 360 kinh tuyến
Ti lệ bản đồ 1: 2 000 000 thì:
3 cm trên bản đồ tương ứng với 6 000 000 cm hay 60 km trên thực địa
Chúc em học tốt!
Cho bản đồ có tỉ lệ 1:200000.Hãy cho biết:
a 5cm
b50cm
c100cm
trên bản đồ bằng bao nhiêu km ngoài thực địa?(làm lần lượt từng ý a,b,c)
Cho biết khi Mat-xcơ-va đều là ngày 10/3/2017 và là:
a10giờ
b12giờ
thì ở Việt Nam là mấy giờ ngày nào?
Ma-xcơ-va thuộc Nga và có múi giờ số +3
Việt Nam ở múi giờ số +7. Do đó chênh lệch nhau 4 giờ
Khi Ma-xcơ -va là 10 giờ ngày 10/3/2017 thì Việt Nam là: 10+4 = 14 cùng ngày
Khi Ma-xcơ-va là 12 giờ ngày 10/3/2017 thì Việt Nam là: 12+4= 16 giờ cùng ngày
Chúc em học tốt!
Bản đồ có tỉ lệ 1:200000,1:3000000,1:2000000,1:500000,1:100000,1:1:4000000.Vậy 5cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu km trên thực địa???
Trả lời:
5 cm trên bản đồ thứ nhất ứng với số km trên thực địa là:
\(5.200000=1000000\left(cm\right)=10\left(km\right)\)
5 cm trên bản đồ thứ hai ứng với số km trên thực địa là:
\(5.3000000=15000000\left(cm\right)=150\left(km\right)\)
5 cm trên bản đồ thứ ba ứng với số km trên thực địa là:
\(5.2000000=10000000\left(cm\right)=100\left(km\right)\)
5 cm trên bản đồ thứ tư ứng với số km trên thực địa là:
\(5.500000=2500000\left(cm\right)=25\left(km\right)\)
5 cm trên bản đồ thứ năm ứng với số km trên thực địa là:
\(5.100000=500000\left(cm\right)=5\left(km\right)\)
5 cm trên bản đồ thứ sáu ứng với số km trên thực địa là:
\(5.4000000=20000000\left(cm\right)=200\left(km\right)\)
Đáp số: ...