Đoạn văn là gì?
Đoạn văn thường gồm mấy câu ?
Khái niệm đoạn văn ?
(*) Khái niệm về đoạn văn
(*)Cách xây dựng đoạn văn
* Khái niệm về câu chủ đề
* Tìm hiểu về các đoạn văn , trong đó có :
- Khái niệm đoạn văn song hành :
- Khái niệm đoạn văn diễn dịch :
- Khái niệm đoạn văn quy nạp :
- Khái niệm về đoạn văn tổng- phân- hợp:
- Khái niệm đoạn văn móc xích
Mk đag cần gấp mog mn giúp !
(*) Khái niệm về đoạn văn :
- Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản.
- Về hình thức: Được bắt đầu từ chữ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng
- Về nội dung: Biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh.
(*)Cách xây dựng đoạn văn:
Trước khi đi vào vấn đề chính , mình xin nêu khái niệm về câu chủ đề trước để các bạn hiểu những phần sau mình viết .
* Khái niệm về câu chủ đề :
Câu chủ đề là câu mang nội dung khái quát, lời lẽ ngắn gọn, thường đủ hai thành phần chính và đứng ở đầu hoặc cuối đoạn văn.
* Tìm hiểu về các đoạn văn :
- Khái niệm đoạn văn song hành :
Các câu bình đẳng nhau về mặt ý nghĩa, cùng tập trung thể hiện một chủ đề.
- Khái niệm đoạn văn diễn dịch :
Có câu chủ đề nằm ở đầu đoạn . Các câu sau tập trung làm sáng rõ cho câu chủ đề.
Câu chủ đề ~~~~> Luận điểm 1 , luận điểm 2 , luận điểm 3 ... luận điểm n
- Khái niệm đoạn văn quy nạp :
Đoạn văn quy nạp là đoạn văn có câu chủ đề đặt ở cuối đoạn văn các câu đặt trước có nhiệm vụ triển khai theo câu chủ đề đó
Có thể hiểu rõ hon theo sơ đồ sau
Luận điểm 1 , luận điểm 2 , luận điểm 3 ....luận điểm n -------------> Câu chủ đề
- Khái niệm về đoạn văn tổng- phân- hợp:
Đoạn tổng- phân- hợp là đoạn nghị luận có cách triển khai ý từ luận điểm suy ra các luận cứ, rồi từ các luận cứ khẳng định lại luận điểm. Qua mỗi bước vấn đề được nâng cao hơn.
- Khái niệm đoạn văn móc xích :
Triển khai ý bằng cách câu sau kế thừa và phát triển ý câu trước, luận cứ của câu trước tạo tiền đề cho sự phát triển ý của câu sau và cứ như thế đến hết đoạn.
Chúc bn hok tốt !
Mai Phương aNH
Nguyễn Phương Linh
Đỗ Hương Giang
1. Nêu khái niệm các phương thức biểu đạt? 2. Thể loại thơ, đoạn văn trong tác phẩm truyện thường sử dụng phương thức biểu đạt gì?
Tham khảo :
1,
Tự sự
Là dùng ngôn ngữ để kể một chuỗi sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng tạo thành một kết thúc. Ngoài ra, người ta không chỉ chú trọng đến kể việc mà còn quan tâm đến việc khắc hoạ tính cách nhân vật và nêu lên những nhận thức sâu sắc, mới mẻ về bản chất của con người và cuộc sống.
Cách nhận biết phương thức tự sự: có cốt truyện, có nhân vật, có diễn biến sự việc, có những câu văn trần thuật. Tự sự thường được sử dụng trong truyện, tiểu thuyết, văn xuôi nói chung, đôi khi còn được dùng trong thơ( khi muốn kể sự việc )
Miêu tả
Là dùng ngôn ngữ làm cho người nghe, người đọc có thể hình dung được cụ thể sự vật, sự việc như đang hiện ra trước mắt hoặc nhận biết được thế giới nội tâm của con người.
Dấu hiệu nhận biết phương thức miêu tả : Có các câu văn, câu thơ tái hiện lại hình dáng, diện mạo, màu sắc,… của người và sự vật ( tả người, tả cảnh, tả tình,….)
Biểu cảm
Là dùng ngôn ngữ để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình về thế giới xung quanh.
Dấu hiệu nhận biết phương thức biểu cảm : có các câu văn, câu thơ miêu tả cảm xúc, thái độ của người viết hoặc của nhân vật trữ tình. ( Nhớ là cảm xúc của người viết, chứ không hẳn là cảm xúc của nhân vật trong truyện nhé )
Thuyết minh:
Là cung cấp, giới thiệu, giảng giải,,…những tri thức về một sự vật, hiện tượng nào đó cho những người cần biết nhưng còn chưa biết.
Nhận biết phương thức thuyết minh hơi rắc rối hơn chút : có những câu văn chỉ ra đặc điểm riêng, nổi bật của đối tượng,người ta cung cấp kiến thức về đối tượng, nhằm mục đích làm người đọc hiểu rõ về đối tượng nào đó.
Nghị luận:
Là phương thức chủ yếu được dùng để bàn bạc phải trái, đúng sai nhằm bộc lộ rõ chủ kiến, thái độ của người nói, người viết rồi dẫn dắt, thuyết phục người khác đồng tình với ý kiến của mình.
Dấu hiệu nhận biết phương thức nghị luận : Có vấn đề bàn luận, có quan điểm của người viết.Nghị luận thường đi liền với thao tác phân tích, giải thích, chứng minh, bình luận
hành chính công vụ:
Là phương thức dùng để giao tiếp giữa Nhà nước với nhân dân, giữa nhân dân với cơ quan Nhà nước, giữa cơ quan với cơ quan, giữa nước này và nước khác trên cơ sở pháp lí [thông tư, nghị định, đơn từ, báo cáo, hóa đơn, hợp đồng…]
Phương thức hành chính công vụ thường không xuất hiện trong đề đọc hiểu.
2, Thường sử dụng PTBĐ là : tự sự
Đọc đoạn trích truyền thuyết Thánh Gióng và trả lời câu hỏi Bấy giờ ..... (đến)những vật chú bé dặn.
a Trình bày khái niệm về truyền thuyết
b Đoạn văn sử dụng những phương thức biểu đạt nào
c Trong đoạn văn trên ai là nhân vật chính ? Vì sao
d Hãy khái quát đoạn văn trên bằng một câu văn hoàn chỉnh
a.Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ,thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo.
Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với nhân vật và sự kiện được kể
b.Thuyết minh
c.Gióng là nhân vật chính
d.Gióng đòi những thứ vũ khí tốt nhất để giết giặt
Đọc đoạn trích truyền thuyết Thánh Gióng và trả lời câu hỏi
Bấy giờ ..... (đến)những vật chú bé dặn.
a Trình bày khái niệm về truyền thuyết
b Đoạn văn sử dụng những phương thức biểu đạt nào
c Trong đoạn văn trên ai là nhân vật chính ? Vì sao
d Hãy khái quát đoạn văn trên bằng một câu văn hoàn chỉnh
a) truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ , thuwngf có yếu tố tưởng tượng kì ảo . Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể .
b) đoạn văn sử dụng những phương thức biểu đạt : tự sự
mk chỉ làm được như thế thoi ~
~ học tốt ~
a.truyền thuyết là :
- là loại truyện dân gian truyền miệng
- kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ
- thường có yếu tố hoang đường kì ảo
- để thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân về nhân vật và sự kiện lích sử đó
b) phương thức biểu đạt : tự sự
c) thánh gióng là nhân vật chính vì đoạn văn chủ yếu nói về cậu
d) giới thiệu về gióng và tuổi thơ của gióng
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Ta thường nói… ta cũng cam lòng”
C1: Nêu nội dung và ptbd của đoạn văn trên
C2: Đoạn văn trên gồm mấy câu? Mỗi câu thực hiện hành động nói nào?
C3: Chỉ ra những động từ được sử dụng trong đoạn văn và nêu tác dụng?
C4: Theo em, có thể thay từ “quên” (quên ăn) bằng các từ “không”, “chẳng”, “chưa” được không? Vì sao
C5: Hãy gọi tên và chỉ rõ 1 biện pháp nghệ thuật đã được học trong chương trình ngữ văn 8 được tác giả sử dụng trong đoạn văn trên? Nêu cách thức diễn đạt ở biện pháp nghệ thuật đã được gọi tên đó
C6: Trình bày suy nghĩ của em về lòng yêu nước của thế hệ trẻ ngày nay bằng 1 đoạn văn khoảng 12 câu
Câu 1: Hãy nêu khả năng định dạng đoạn văn bản. Về nguyên tắc, có thể xóa 1 đoạn văn bản mà không cần chọn đoạn văn bản đó có được không?
Câu 2: Trong soạn thảo Microsoft Word hãy nêu các thao tác gộp nhiều ô thành 1 ô?
Câu 3: Nêu khái niệm phần cứng máy tính? Lấy VD?
Câu 4: Trình bày di chuyển, đổi tên, xóa tệp hoặc thư mục bằng cách sử dụng bảng chọn.
Câu 5: Trình bày các thành phần cơ bản trong giao diện Windowns?
Câu 1:
- Những khả năng định dạng đoạn văn bản, đó là: căn lề, vị trí lề đoạn văn (so với lề trang), khoảng cách đến đoạn văn trước hoặc sau, định dạng đoạn đầu tiên, khoảng cách giữa các dòng trong đoạn văn.
- Có thể xoá một đoạn văn mà không cần chọn đoạn văn đó bằng cách đặt con trỏ vào cuối đoạn văn muốn xóa và dùng phím Delete xóa từng kí tự một. Nhưng với những văn bản dài (tức là gồm nhiều trang màn hình thì việc xoá như vậy sẽ rất lâu và tốn thời gian.
Câu 1:
- Những khả năng định dạng đoạn văn bản, đó là: căn lề, vị trí lề đoạn văn (so với lề trang), khoảng cách đến đoạn văn trước hoặc sau, định dạng đoạn đầu tiên, khoảng cách giữa các dòng trong đoạn văn.
- Có thể xoá một đoạn văn mà không cần chọn đoạn văn đó bằng cách đặt con trỏ vào cuối đoạn văn muốn xóa và dùng phím Delete xóa từng kí tự một. Nhưng với những văn bản dài (tức là gồm nhiều trang màn hình thì việc xoá như vậy sẽ rất lâu và tốn thời gian.
Câu 2:
Bạn bôi đen các ô muốn gộp => sau đó nhấn phải chuột tại vùng đã chọn => sau đó chọn vào Merge Cell để tiến hành gộp ô.
Ý nào nói đúng nhất khái niệm về đoạn văn trong văn bản.
A. Là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản.
B. Bắt đầu bằng chữ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng.
C. Thường biểu đạt một ý trọn vẹn.
D. Gồm cả A, B, C.
khái niệm định dạng đoạn văn bản
- Định dạng đoạn văn bản là làm thay đổi các tính chất sau đây của đoạn văn bản:
Kiểu căn lề
Vị trí của cả đoạn văn so với toàn trang văn bản.
Khoảng cách lề của dòng đầu tiên.
Khoảng cách đến đoạn văn trên hoặc dưới.
Khoảng cách giữa các dòng trong đoạn văn.
Khái niệm:Định dạng đoạn văn bản là làm thay đổi các tính chất sau đây của đoạn văn bản:
-Kiểu căn lề
-Vị trí của cả đoạn văn so với toàn trang văn bản
-Khoảng cách lề của dòng đầu tiên
-Khoảng cách đến đoạn văn trên hoặc dưới
-Khoảng cách giữa các dòng trong đoạn văn
Đọc bài văn Vịnh Hạ Long của Thi Sảnh và trả lời câu hỏi :
a) Xác định phần mở bài, thân bài, kết bài của bài văn trên.
b) Phần thân bài gồm có mấy đoạn ? Mỗi đoạn miêu tả những gì ?
c) Những câu văn in đậm có vai trò gì trong mỗi đoạn và trong cả bài ?
a) * Phần mở bài :
- Từ "Vịnh Hạ Long là một …" đến "đất nước Việt Nam".
* Phần thân bài:
- Từ "Cái đẹp của Hạ Long trước hết là sự kì vĩ của thiên nhiên…" đến "theo gió ngân lên vang vọng".
* Phần kết bài:
- Từ "Núi non, sóng nước tươi đẹp…" đến "đời nọ tiếp đời kia mãi mãi giữ gìn".
b) * Phần thân bài gồm có ba đoạn.
* Mỗi đoạn miêu tả:
- Đoạn một: "Cái đẹp của Hạ Long trước hết… uốn quanh chân đảo dải lụa xanh." → Sự kì vĩ của thiên nhiên đã làm nên vẻ đẹp độc đáo của Vịnh Hạ Long.
- Đoạn hai: "Thiên nhiên Hạ Long chẳng những cũng trẻ trung, cũng phơi phới". → Vẻ đẹp duyên dáng của Hạ Long qua bốn mùa: luôn mang trên mình một màu xanh đằm thắm.
- Đoạn ba: "Tuy bốn mùa là vậy… theo gió ngân lên vang vọng." → Miêu tả những nét riêng biệt và luôn hấp dẫn lòng người qua mỗi mùa của Hạ Long. Đặc biệt, đó là vẻ quyến rũ của mùa hè ở Hạ Long.
c) Vai trò của những câu văn in đậm:
- Trong mỗi đoạn: nhằm nêu ý chủ đề, nội dung nổi bật, đáng chú ý của toàn đoạn ấy. Và nội dung được diễn giải trong toàn đoạn cũng nhằm thể hiện nội dung chủ đạo đã nêu ở câu in đậm đứng đầu đoạn.
- Trong cả bài: Nhằm nêu rõ các ý lớn của cả bài văn, cũng có nghĩa là nội dung được ghi ở các câu in đậm chính là nội dung tóm tắt của cả bài văn. Tất cả đều nhằm khơi gợi sự chú ý của người đọc khi tìm hiểu tác phẩm văn học.