Lập trình đơn giản

Võ Đông Anh Tuấn
Xem chi tiết
Minh Hiền Trần
8 tháng 5 2016 lúc 12:59

Trường mình thi rồi nhưng đề dễ lắm, không khó như câu này đâu vui.

program tong;

var s,integer;

begin

i:=0s:=0;

while 100 do

begin 

   S:=s+i;

   i:=i+1;

end;

writeln('Tong nho nhat lon hon 100 la: ',s);

writeln('So lan lap la: ',i);

readln

end.  

Võ Đông Anh Tuấn
8 tháng 5 2016 lúc 13:11

Mơn nhea...vui

inuyasha
Xem chi tiết
Minh Hieu Nguyen
26 tháng 8 2016 lúc 19:07

Ngôn ngữ lập trình là một tập con của ngôn ngữ máy tính. Đây là một dạng ngôn ngữ được thiết kế và chuẩn hóa (đối lập với ngôn ngữ tự nhiên) để truyền các chỉ thị cho máy tính (hoặc máy khác có bộ xử lí). Ngôn ngữ lập trình có thể được dùng để tạo ra các chương trình nhằm mục đích điều khiển máy tính hoặc mô tả các thuật toán để người khác đọc hiểu.

Hà thúy anh
16 tháng 9 2016 lúc 22:11

Trình biên dịch, còn gọi là phần mềm biên dịchcompiler, là một chương trình máy tính làm công việc dịch một chuỗi các câu lệnh được viết bằng một ngôn ngữ lập trình (gọi là ngôn ngữ nguồn hay mã nguồn), thành một chương trình tương đương nhưng ở dưới dạng một ngôn ngữ máy tính mới (gọi là ngôn ngữ đích) và thường là ngôn ngữ ở cấp thấp hơn, như ngôn ngữ máy. Chương trình mới được dịch này gọi mã đối tượng.

thu nguyen
22 tháng 3 2017 lúc 21:19

Ngôn ngữ lập trình là một hệ thống được ký hiệu hóa để miêu tả những tính toán (qua máy tính) trong một dạng mà cả con người và máy đều có thể đọc và hiểu được.

inuyasha
Xem chi tiết
Minh Hieu Nguyen
26 tháng 8 2016 lúc 19:10

Chương trình dịch là chương trình có chức năng chuyển đổi chương trình nguồn được viết bằng ngôn ngữ lập trình bậc cao sang chương trình đích được thể hiện bằng ngôn ngữ máy và chương trình đích này có thể chạy (thực thi) trên máy tính được.

Hatsune Miku
Xem chi tiết
Minh Hieu Nguyen
26 tháng 8 2016 lúc 19:15

Là chương trình có chức năng chuyển đổi chương trình viết trên ngôn ngữ lập trình bậc cao thành ngôn ngữ máy để sẵn sàng cho máy thực hiện.

Có 02 loại chương trình dịch:

a. Thông dịch: Thực hiện lặp đi lặp lại dãy các bước sau:
- Kiểm tra tính đúng đắn của câu lệnh tiếp theo trong chương trình nguồn;
- Chuyển đổi câu lệnh đó thành các câu lệnh tương ứng trong ngôn ngữ máy;
- Thực hiện các câu lệnh vừa chuyển đổi.
* Loại chương trình dịch này đặc biệt thích hợp cho môi trường đối thoại giữa người dùng và hệ thống.

b Biên dịch: Thực hiện qua 02 bước sau:
- Duyệt, kiểm tra phát hiện lỗi, xác định chương trình nguồn có dịch được hay không;
- Dịch chương trình nguồn thành một chương trình đích có thể thực hiện được trên máy và lưu trữ lại để sử dụng về sau.

Lê Nguyên Hạo
26 tháng 8 2016 lúc 19:27

Minh Hieu Nguyen tự hỏi tự trl á bà con ơi

Hà thúy anh
16 tháng 9 2016 lúc 22:09

Trình biên dịch, còn gọi là phần mềm biên dịch compiler, là một chương trình máy tính làm công việc dịch một chuỗi các câu lệnh được viết bằng một ngôn ngữ lập trình , thành một chương trình tương đương nhưng ở dưới dạng một ngôn ngữ máy tính mới  và thường là ngôn ngữ ở cấp thấp hơn, như ngôn ngữ máy. Chương trình mới được dịch này gọi mã đối tượng.

Hatsune Miku
Xem chi tiết
Minh Hieu Nguyen
26 tháng 8 2016 lúc 19:17

Mỗi ngôn ngữ lập trình thường có ba thành phần cơ bản: bảng chữ cái, cú pháp và ngữ nghĩa.

a. Bảng chữ cái: Là tập các kí hiệu dùng để viết chương trình.

- Trong ngôn ngữ Pascal bảng chữ cái gồm: Các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Anh, các chữ số 0 -> 9 và một số kí tự đặc biệt (SGK)

b. Cú pháp: là bộ qui tắc dùng để viết chương trình.

c . Ngữ nghĩa: xác định ý nghĩa thao tác cần phải thực hiên , ứng với tổ hợp kí tự dựa vào ngữ cảnh của nó

-  Cú pháp cho biết cách viết một chương trình hợp lệ , còn ngữ nghĩa xác định ý nghĩa của các tổ hợp kí tự trong chương trình.

 -  Lỗi cú pháp được chương trình dịch phát hiện và thông báo cho người lập chương trình biết , chỉ có các chương trình không còn lỗi cú pháp mới có thể được dịch sang ngôn ngữ máy.

- Lỗi ngữ nghĩa chỉ được phát hiện khi thực hiện chương trình trên dữ liệu  cụ thể

Hà thúy anh
16 tháng 9 2016 lúc 22:09

Mỗi ngôn ngữ lập trình thường có ba thành phần cơ bản: bảng chữ cái, cú pháp và ngữ nghĩa

Loi Nguyen
Xem chi tiết
Nguyên Anh
31 tháng 8 2016 lúc 11:21

Sự khác nhau giữa từ khóa và tên:

- Từ khóa do ngôn ngữ lập trình quy định.
- Tên do con người đặt dùng để phân biệt các đại lượng khác nhau trong chương trình.
Cách đặt tên:

- Tên khác nhau tương ứng với những đại lượng khác nhau.
- Tên không được trùng với từ khóa
- Tên không được bắt đầu bằng chữ số và không được chứa kí tự trống
- Tên phải ngắn gọn, dễ nhớ và dễ hiểu

Minh Hieu Nguyen
31 tháng 8 2016 lúc 19:35

- Từ khóa do ngôn ngữ lập trình quy định.
Tên do con người đặt dùng để phân biệt các đại lượng khác nhau trong chương trình.
+ Tên khác nhau tương ứng với những đại lượng khác nhau.
+ Tên không được trùng với từ khóa
+ Tên không được bắt đầu bằng chữ số và không được chứa kí tự trống
+ Tên phải ngắn gọn, dễ nhớ và dễ hiểu

 
Khò khò
6 tháng 9 2016 lúc 19:49

1

Bullet Silver
Xem chi tiết
Isolde Moria
31 tháng 8 2016 lúc 18:10

h thì lại dc

T^T

Thế giới của tôi gọi tắt...
31 tháng 8 2016 lúc 19:00

lâu lâu ns bị lỗi đó a

e cx bị như z

Shitoru Hanaku
2 tháng 9 2016 lúc 20:45

lâu lâu nó hơi bị mác 

Trần Nguyễn Thái Hà
Xem chi tiết
Phạm Xuân Trường
2 tháng 9 2016 lúc 20:40

program gioi_thieu;   (bạn có thể thay gioi_thieu bằng cái khác nhưng ko dấu cách)

uses crt;

begin

clrscr;

writeln('Tên của em Chao cac ban');

readln;

end.

nguyen thi thanh nga
Xem chi tiết
Kẹo dẻo
2 tháng 9 2016 lúc 20:54
Các thành phần cơ bản:

Mỗi ngôn ngữ lập trình thường có ba thành phần cơ bản: bảng chữ cái, cú pháp và ngữ nghĩa.

a. Bảng chữ cái: Là tập các kí hiệu dùng để viết chương trình.

- Trong ngôn ngữ Pascal bảng chữ cái gồm: Các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Anh, các chữ số 0 -> 9 và một số kí tự đặc biệt (SGK)

b. Cú pháp: là bộ qui tắc dùng để viết chương trình.

c . Ngữ nghĩa: xác định ý nghĩa thao tác cần phải thực hiên , ứng với tổ hợp kí tự dựa vào ngữ cảnh của nó

-  Cú pháp cho biết cách viết một chương trình hợp lệ , còn ngữ nghĩa xác định ý nghĩa của các tổ hợp kí tự trong chương trình.

 -  Lỗi cú pháp được chương trình dịch phát hiện và thông báo cho người lập chương trình biết , chỉ có các chương trình không còn lỗi cú pháp mới có thể được dịch sang ngôn ngữ máy.

- Lỗi ngữ nghĩa chỉ được phát hiện khi thực hiện chương trình trên dữ liệu  cụ thể .

2. Một số khái niệm
a. Tên

Mọi đối tượng trong chương trình đều phải được  đặt tên theo quy tắc của ngôn ngữ lập trình và từng chương trình dịch cụ thể

Trong Turbo Pascal, tên là một dãy liên tiếp không quá 127 kí tự bao gồm chữ số , chữ cái hoặc dấu gạch dưới.

Trong chương trình dịch Free Pascal, tên có thể có độ dài tới 255 kí tự

Ngôn ngữ pascal không phân biệt chữ hoa, chữ thường trong tên. Một số ngôn ngữ lập trình khác (ví dụ C++) phân biệt chữ hoa, chữ thường

Tên không bắt đầu bằng chữ số, không chứa dấu cách, không chứa kí tự đặt biệt

Nhiều ngôn ngữ lập trình, trong đó có pascal, phân biệt ba loại tên .

    - Tên dành riêng

    - Tên chuẩn

    - Tên cho người lập trình đặt

Tên  dành riêng :

+ Là những tên được ngôn ngữ lập trình quy định với ý nghĩa xác định

Mà người lập trình không thể dùng với ý nghĩa khác.

+ Tên dành riêng còn được gọi là từ khóa

Ví dụ : Một số từ khóa

  Trong ngôn ngữ Pascal: program, var, uses, Begin, End…

 Trong ngôn ngữ C++: main, include, while, void…

Tên chuẩn

+ Là những tên được NNLT dùng với ý nghĩa nào đó trong các thư viện của NNLT, tuy nhiên người lập trình có thể sử dụng với ý nghĩa khác

+ Tên dành riêng còn được gọi là từ khóa.

Ví dụ Một số tên chuẩn

- Trong ngôn ngữ Pascal: Real, lnteger, Sin , Cos, Char…

- Trong ngôn ngữ C++: cin, cout, getchar…

Tên do người lập trình tự đặt

- Được xác định bằng cách khai báo trước khi sử dụng và không được trùng với tên dành riêng

- Các tên trong chương trình không được trùng nhau

b. Hằng và biến

Hằng: là các đại lượng có giá trị không đổi trong quá trình  thực hiên chương trình

- Các ngôn ngữ lập trình thường có:

Hằng số học : số nguyên hoặc số thực

Hằng xâu: là chuổi kí tự đặt trong cặp dấu nháy đơn “hoặc  cặp dấu nháy kép tùy theo NNLT“’’. Trong pascal hằng đặt trong cặp nháy đơn.

Hằng logic: là  các giá trị đúng hoặc sai

Biến:

  - Là đại lượng  được đặt tên , giá trị có thể thay đổi được trong chương trình

 - Các NNLT có nhiều loại biến khác nhau

 -  Biến phải khai báo trước khi sử dụng

c. Chú thích :

-  Trong khi viết chương trình có thể viết các chú thích cho chương trình. Chú thích không làm ảnh hưởng đến chương trình

-  Trong pascal chú thích được đặt trong  (và) hoặc (*và*)

-  Trong C++chú thích đặt trong /* và */.

Hà thúy anh
16 tháng 9 2016 lúc 22:07

Mỗi ngôn ngữ lập trình thường có ba thành phần cơ bản: bảng chữ cái, cú pháp và ngữ nghĩa.

nguyen thi thanh nga
Xem chi tiết
Lê Nguyên Hạo
2 tháng 9 2016 lúc 21:10

CT gì

Trần Nguyễn Thái Hà
6 tháng 9 2016 lúc 19:53

chương trình gồm 2 phần:

+ Phần khai báo

+ Phần thân chương trình

Nguyễn Trần Thành Đạt
8 tháng 9 2016 lúc 13:41

Chương trình cấu trúc gồm có 2 phần chính:

+ Phần khai báo.

+ Phần thân chương trình.