Cảm nhận vẻ đẹp của 2 cây phong và tình cảm của tác giả trong vb : Hai cây phong
PLS GIÚP MÌNH VỚI Ạ TvT
Viết đoạn văn khoảng 10 câu về vẻ đẹp của hai cây phong và tình cảm của người kể chuyện đối với hai cây phong trong hiện tại tại qua văn bản “hai cây phong” theo kiểu quy nạp trong đoạn văn có sử dụng một câu ghép
những chi tiết nào trong bài hai cây phong cảnh thể hiện tình cảm đặc biệt của tác giả đối với cây phong
Cảm nhận về hình ảnh " hai cây phong" trong VB: " hai cây phong" của An-ma-tốp.
Hai cây phong là hình tượng giàu giá trị. Hai cây phong do thầy Đuy-sen vun trồng từ khi thành lập trường học đầu tiên ở miền quê nghèo khó ấy. Thầy vun trồng những cái cây cũng như vun trồng những thế hệ trẻ. Bởi vậy, hai cây phong là dấu mốc, là biểu tượng cho lòng quyết tâm vào việc "trồng người". Cây phong từ khi còn nhỏ cũng như thế hệ trẻ ở miền quê của An-tư-nai. Khi lớn lên, cây phong trở thành điểm mốc, điểm tựa cho những đứa trẻ. Chúng cùng trèo lên cây để nhìn ngắm ra thế giới và ai đi xa trở về cũng lấy hai cây phong ấy làm điểm mốc về tìm về quê hương. Như thế, hai cây phong là hình ảnh giàu giá trị biểu tượng, là biểu tượng cho sự vun trồng thế hệ trẻ, là biểu tượng về tình thương, sự hi sinh, niềm tin của thầy Đuy-sen
Viết một đoạn văn diễn dịch (không quá 8 câu) nêu cảm nhận của em về vẻ
đẹp của hai cây phong được tác giả miêu tả trong đoạn trích đã cho. Mn giúp em vs ạ đag cần gấp
Em có nhận xét gì về lối văn kể chuyện xen lẫn miêu tả và biểu cảm của tác giả trong văn bản Hai cây phong?
giúp mình!!
Viết 1 bài văn đề bài: Đọc các tác phẩm thơ trung đại ta cảm nhận được vẻ đẹp và số phận của người phụ nữ trong sã hội phong kiến qua tác phẩm " Bánh trôi nước " ( Văn nghị luận chứng minh ). Giúp mình với !
Hồ Xuân Hương là một trong ít những nữ sĩ có nhiều tác phẩm được lưu truyền rộng rãi trong dân gian. Các tác phẩm của bà chủ yếu tập trung mô tả, cảm nhận về vẻ đẹp và số phận của người phụ nữ trong xã hội cũ. Bánh trôi nước là một tác phẩm như vậy.
Bài thơ có hai lớp nghĩa chính, lớp nghĩa thực là mô tả về bánh trôi nước và cách làm món ăn dân dã, giản dị này. Nhưng điều mà Hồ Xuân Hương hướng đến không phải là cái đích ấy mà ở một điều sâu sắc hơn, ẩn kín hơn chính là về vẻ đẹp và số phận người phụ nữ.
Trước hết, họ là những người có vẻ đẹp về hình thể:
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Về hình thức họ mang trong mình vẻ đẹp “trắng”, “tròn” gợi nên sự tròn đầy, phúc hậu. Trong quan niệm dân gian xưa, người phụ nữ đẹp là người phụ nữ có gương mặt tròn như mặt trăng, nước da trắng hồng, người đậm đà, đây chính là tiêu chuẩn vẻ đẹp của người phụ nữ xưa. Và em mang đầy đủ những vẻ đẹp đó. Câu thơ vang lên đầy tự hào, khẳng định giá trị, vẻ đẹp của bản thân. Trắng ở đây không chỉ dùng để nói về làn da hồng hào, trắng trẻo, mà trắng còn dùng để chỉ phẩm chất trong sáng, thuần khiết của người con gái. Câu thơ kết hợp với quan hệ từ tăng tiến “vừa …vừa” càng nhấn mạnh, làm nổi bật hơn nữa vẻ đẹp của người phụ nữ.
Trong xã hội cũ chúng ta biết rằng, số phận người phụ nữ vô cùng bất hạnh, chìm nổi, họ không được tự quyết định số phận mình. Trong bài thơ này, Hồ Xuân Hương cũng đã phản ánh chân thực số phận bất hạnh ấy: “Bảy nổi ba chìm với nước non/ Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”. Nhưng dù cảnh ngộ có bất hạnh bao nhiêu đi chăng nữa, thì người con gái, người phụ nữ vẫn giữ trong mình tấm lòng thủy chung, sắt son:
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
Với ngôn ngữ giản dị, trong sáng, giàu sức gợi cảm, gần gũi với văn học dân gian, Hồ Xuân Hương đã gửi gắm niềm cảm thông sâu sắc với số phận bất hạnh của người phụ nữ. Đồng thời thông qua hình ảnh ẩn dụ bánh trôi nước tác giả cũng khẳng định, ngợi ca, trân trọng vẻ đẹp hình thức và phẩm chất của họ.
Bài tập đọc "Kì diệu rừng xanh" ca ngợi vẻ đẹp nào?
Vẻ đẹp của các loài hoa trong rừng và tình cảm tự hào, yêu mến của tác giả với khu rừng.
Vẻ đẹp của những con thú quý hiếm và tình cảm xót xa của tác giả đối với những con vật đó.
Vẻ đẹp của dòng suối và tình cảm yêu mến, thán phục của tác giả đối với con người nơi đây.
Vẻ đẹp kì thú của khu rừng và tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả với khu rừng.
Vẻ đẹp kì thú của khu rừng và tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả với khu rừng.
Bài tập đọc "Kì diệu rừng xanh" ca ngợi vẻ đẹp nào?
Vẻ đẹp của các loài hoa trong rừng và tình cảm tự hào, yêu mến của tác giả với khu rừng.
Vẻ đẹp của những con thú quý hiếm và tình cảm xót xa của tác giả đối với những con vật đó.
Vẻ đẹp của dòng suối và tình cảm yêu mến, thán phục của tác giả đối với con người nơi đây.
Vẻ đẹp kì thú của khu rừng và tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả với khu rừng.
vẻ đẹp kì thú của khu rừng và tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả với khu rừng
Phân tích một số hình ảnh, từ ngữ có tác dụng thể hiện vẻ đẹp riêng của phong cảnh thiên nhiên và tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình trước phong cảnh ấy.
Một số hình ảnh, từ ngữ có tác dụng thể hiện vẻ đẹp riêng của phong cảnh thiên nhiên và tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình trước phong cảnh ấy:
- “Bạch Đế xuôi thuyền mây chói chang”: diễn tả khung cảnh chia ly từ biệt nhưng khung cảnh mở ra không hề buồn thương mà chói chang sắc mây.
- “vạn trùng san” (núi non muôn trùng): cho thấy vẻ đẹp của núi sông hùng vĩ của phía nam Trung Quốc từ Bạch Đế. Nơi đây “vượn kêu không dứt”, “rừng núi muôn trùng” nhưng tâm trạng của chủ thể trữ tình lại hào hứng, vui tươi, hoà nhập vào cảnh tượng hùng vĩ đó qua câu cuối có từ “khinh chu” (con thuyền nhẹ). Đó là sự hoà hợp thiên – nhân (thiên nhiên – con người).
=> Phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, trữ tình, mang đậm hơi thở sinh động của vạn vật. Đó là nét đặc trưng rất riêng trong việc miêu tả non nước hữu tình. Thiên nhiên khoáng đạt, cảnh vật và con người tự tại, phiêu du.
Giúp em gấp với ạ em cam ơn trước
Qua hai nhân vật Vũ Nương trong * Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ và Thúy Kiều trong “ Truyện Kiều của Nguyễn Du, em có cảm nhận gì vẻ đẹp và thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến? Từ đó, em có suy nghĩ gì về vai trò của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội ngày nay. Trình bày khoảng 10 câ u)