Ghi cách gieo vần và nhịp điệu của bài thơ
Xác định cách gieo vần và ngắt nhịp của bài thơ. Em có nhận xét gì về cách gieo vần và ngắt nhịp ấy?
- Cách gieo vần: linh hoạt (Mẹ lẫn trên cánh đồng lúa lẫn vào đêm,... Đom đóm bay ngoài ao. Đom đóm đã vào nhà,... lung linh trắng vườn hoa mận trắng)
- Cách ngắt nhịp: độc đáo (dòng 2, 8 và dòng 3, 11)
=> Nhận xét: Cách gieo vần và ngắt nhịp độc đáo của bải thơ làm cho thay đổi, góp phần diễn tả tâm trạng chờ đợi mẹ của bé.
Xác định cách gieo vần và ngắt nhịp của bài thơ. Em có nhận xét gì về cách gieo vần và ngắt nhịp ấy?
- Cách gieo vần: vần lưng.
- Cách ngắt nhịp: 3/3, 2/3, 3/2.
- Cách ngắt nhịp, gieo vần linh hoạt, dễ nhớ giúp bài thơ giàu sức gợi, giản dị, tự nhiên nhưng vẫn đầy sự sâu lắng.
Những yếu tố: thể thơ, cách ngắt nhịp, gieo vần, điệp ngữ,… đã được sử dụng như thế nào để tạo được nhạc điệu trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”?
Nhạc điệu bài thơ được tạo nên nhờ sử dụng các yếu tố:
● Thể thơ năm chữ nhẹ nhàng, tha thiết, gần với dân ca, gieo vần liền tạo sự liền mạch cho cảm xúc.
● Sự hài hòa giữa hình ảnh tự nhiên, giản dị với hình ảnh giàu ý nghĩa biểu trưng.
● Ngôn ngữ thơ trong sáng, giàu hình ảnh, giàu cảm xúc với các ẩn dụ, điệp ngữ.
● Cấu tứ bài thơ chặt chẽ, dựa trên sự phát triển của hình ảnh mùa xuân.
Mô tả cách ngắn nhịp và gieo vần trong bài thơ. Chỉ ra những chỗ mà cách ngắt nhịp, gieo vần này có thể gây được ấn tượng đặc biệt với người đọc (chú ý đến vai trò của các dấu câu, sự biến hóa của cách ngắt nhịp, vị trí gieo vần). Từ đó, hãy so sánh mức độ chặt chẽ trong cách ngắt nhịp và gieo vần trong bài thơ này với một bài thơ trung đại làm theo thể Đường luật.
- Bài thơ được ngắt nhịp 4/3, đặc biệt có những câu thơ tác giả đặt dấu chấm, phẩy để nhấn mạnh hơn vào nhịp điệu của bài:
“Trên giàn thiên lí. Bóng xuân sang”
“Có kẻ theo chồng, bỏ cuộc chơi”.
- Cách gieo vần: vàng – sang, trắng – nắng, chang – chang. Các vần kết thúc bằng âm “ng” tạo ra sự ngân nga, vang vọng mãi của bài thơ.
- So sánh với một bài thơ trung đại:
| Thu hứng – Đỗ Phủ | Mùa xuân chín – Hàn Mạc Tử |
| Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm Vu sơn, Vu giáp khí tiêu sâm Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng Tái thượng phong vân tiếp địa âm. | Trong làn nắng ửng khói mơ tan Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng Sột sọt gió trêu tà áo biếc Trên giàn thiên lí. Bóng xuân sang. |
Ngắt nhịp | 4/3 | 4/3 |
Gieo vần | Gieo vần “âm” ở cuối các câu 1,2,4 | Gieo vần “ang” cuối các câu 2,4 (vần “tan” trong câu 1 cũng có nét tương đồng với vần “vàng, sang” ở câu 2,4) |
Bài thơ có nhạc điệu trong sáng, thiết tha, gợi cảm, gần gũi với dân ca. Những yếu tố như thể thơ, cách ngắt nhịp, gieo vần, điệp ngữ,... đã được sử dụng như thế nào để tạo được nhạc điệu ấy?
- Thể thơ năm chữ gắn với làn điệu dân ca, đặc biệt dân ca miền Trung. Âm hưởng nhẹ nhàng, tha thiết
- Cách gieo vần giữa các khổ thơ góp phần làm nên sự liền mạch của cảm xúc
- Kết hợp với các hình ảnh tự nhiên giản dị (hoa tím, chim hót, vì sao…), hình ảnh biểu trưng, khái quát (đất nước, vì sao…)
- Giọng điệu tươi vui, say sưa, trầm lắng, có lúc lại thiết tha bộc bạch tâm niệm
7. Chỉ ra một vài điểm khác nhau trong cách ngắt nhịp, gieo vần, dùng biện pháp tu từ,... tạo âm điệu thể hiện niềm thương nhớ giữa hai bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng và Chiếc lá đầu tiên của Hoàng Nhuận Cầm.
THAM KHẢO!
____
- Bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng:
+ Ngắt nhịp: 4/3 (kết hợp cùng với nội dung, câu thơ như tạo hình ảnh trập trùng của dốc núi: Ngàn thước lên cao,/ ngàn thước xuống).
+ Gieo vần: vần chân liền và vần chân cách.
+ Biện pháp tu từ: nhân hóa, nói giảm nói tránh, đảo ngữ → khắc họa chân dung người lính Tây Tiến và sự gian khó của lính Tây Tiến, tạo nên cảm giác bi hùng.
- Bài thơ Chiếc lá đầu tiên của Hoàng Nhuận Cầm:
+ Ngắt nhịp: đa dạng theo nội dung và mạch cảm xúc.
+ Gieo vần: vần chân liền.
+ Biện pháp tu từ:
+ Nhân hóa cho thấy những vật vô tri cũng có cảm xúc, tri giác như con người. Cụ thể trong bài thơ, những vật được nhân hóa đều mang sắc thái, tâm trạng của chủ thể trữ tình.
Chỉ ra một vài điểm khác nhau trong cách ngắt nhịp, gieo vần, dùng biện pháp tu từ,... tạo âm điệu thể hiện niềm thương nhớ giữa hai bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng và Chiếc lá đầu tiên của Hoàng Nhuận Cầm.
- Bài thơ Tây Tiến :
+ Ngắt nhịp: 4/3
+ Tạo hình câu thơ gợi hình ảnh trập trùng của dốc núi: Ngàn thước lên cao,/ ngàn thước xuống).
+ Gieo vần: vần chân liền và vần chân cách.
+ Biện pháp tu từ: nhân hóa, nói giảm nói tránh, đảo ngữ
→ khắc họa chân dung người lính Tây Tiến và sự gian khó của lính Tây Tiến, tạo nên cảm giác bi hùng.
- Bài thơ Chiếc lá đầu tiên :
+ Ngắt nhịp: đa dạng theo nội dung và mạch cảm xúc.
+ Gieo vần: vần chân liền.
+ Biện pháp tu từ:
+ Nhân hóa cho thấy những vật vô tri cũng có cảm xúc, tri giác như con người. Cụ thể trong bài thơ, những vật được nhân hóa đều mang sắc thái, tâm trạng của chủ thể trữ tình.
Trong Bài Ca Công Sơn tìm cách gieo vần ? nhịp điệu ?
-Thể thơ : lục bát
-Số câu trong đoạn trích : 8 câu ( 4 cặp câu lục bát ).
-Số chữ trong câu : câu lục có 6 chữ, câu bát có 8 chữ.
-Cách gieo vần : Tiếng cuối của câu lục vần với tiếng thứ 6 của câu bát ( rầm – cầm; phơi – ngồi; nêm – lên; râm – ngâm).
-Cách gieo vần giống thể thơ lục bát
- Nhịp điệu của các câu thơ:+ Các câu sáu có nhịp 2/4.+ Các câu tám chủ yếu theo nhịp 4/4, trừ câu thứ hai "Ta nghe / như tiếng đàn cầm bên tai" được viết theo nhịp 2/6.So sánh vần và nhịp trong bài Mẹ với bài Đợi mẹ và Một con mèo đang nằm ngủ trên ngực tôi. Phân tích tác dụng của những cách gieo vần và ngắt nhịp khác nhau trong bài thơ.
Các bài có cách ngắt nhịp khác nhau phù hợp với nội dung biểu đạt từng bài. Bài Đợi mẹ ngắt nhịp ¾, Mẹ ngắt nhịp 1/3, 2/2, Một con mèo đang nằm ngủ trên ngực tôi 3/5.