Cho một đường tròn (O) đường kính AB = 2R, dây AC =R. Hãy tính góc CBA.
Cho nửa đường tròn tâm O, đường kính AB= 2r và 1 dây CD (C thuộc AD)
a) Hạ AP và BQ vuông góc với CD.c/m CP=DQ
b) Cho AC= r và góc COD =90 độ. Tính CD và CB theo r
c) Cho AP=48 cm, BQ=120cm, biết PQ =154 cm. Tính bán kính đường tròn
a: kẻ OH\(\perp\)CD tại H
Ta có: OH\(\perp\)CD
AP\(\perp\)CD
QB\(\perp\)CD
Do đó: OH//AP//QB
Xét hình thang ABQP(AP//QB) có
O là trung điểm của AB
OH//AP//BQ
Do đó: H là trung điểm của PQ
=>HP=HQ
Ta có: ΔOCD cân tại O
mà OH là đường cao
nên H là trung điểm của CD
=>HC=HD
Ta có: HC+CP=HP
HD+DQ=HQ
mà HP=HQ và HC=HD
nên CP=DQ
b: Ta có: ΔOCD vuông tại O
=>\(OC^2+OD^2=CD^2\)
=>\(CD^2=R^2+R^2=2R^2\)
=>\(CD=R\sqrt{2}\)
Xét ΔOAC có OA=OC=AC=R
nên ΔOAC đều
=>\(\widehat{CAO}=60^0\)
=>\(\widehat{CAB}=60^0\)
Xét (O) có
ΔACB nội tiếp
AB là đường kính
Do đó: ΔACB vuông tại C
Xét ΔCAB vuông tại C có \(sinCAB=\dfrac{CB}{AB}\)
=>\(\dfrac{CB}{2R}=sin60=\dfrac{\sqrt{3}}{2}\)
=>\(CB=R\sqrt{3}\)
Cho đường tròn (O;R), dây AB khác đường kính. Vẽ về hai phía của AB các dây AC, AD. Gọi H và K theo thứ tự là chân các đường vuông góc kẻ từ B đến AC và AD. Chứng minh rằng: HK < 2R.
Đường tròn tâm O bán kính r với dây AB cắt đường kính vẽ về hai phía của AB các dây AB AC AD Gọi H và k theo thứ tự là các chân của đường vuông góc kẻ từ B đến AC và AB
a.Chứng minh 4 điểm A hbk thuộc một đường tròn.
b. HK<2R
cho đường tròn tâm O đường kính AB = 2R. trên nửa đường tròn đường kính AB lấy C và D sao cho góc COD = 90 độ, AC cắt BD tại M.
a, chứng ming tam giác MCO đồng dạng với tam giác MBA. tính tỉ số đồng dạng
b, cho góc CBA = 30 độ. tính cung BC nhỏ
Cho đường tròn tâm O đường kính AB=2R. Vẽ dây cung CD vuông góc với AB tại I(I nằm giữa A và O). Lấy điểm E trên cung nhỏ BC(E khác B và C), AE cắt CD tại F
a) Chứng minh tứ giác BEFL nội tiếp trong một đường tròn
b) Tính độ dài cạnh AC theo R và góc ACD khi góc BAC=60độ
c) Chứng minh khi điểm E chạy trên cung nhỏ BC thì tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác CEF luôn thuộc một đường thẳng cố định
Đường tròn (O) , bán kính R , A nằm ngoài đường tròn, OA=2R . Vẽ tiếp tuyến AB của đường tròn
â) CM: Tam giác OAB vg tại B , tính AB theo R
b) Từ B kẻ dây cung vuông góc OA tại H . CM: AC là tiếp tuyến (O)
c) CM: tam giác ABC đều
đ) Từ H vẽ đường thẳng vuông góc AB tại D, đường tròn đường kính AC cắt CD tại E. CM: A,E,F thẳng hàng
Cho đường tròn (O; R), dây AB khác đường kính . Vẽ về hai phía của AB các dây AC, AD. Gọi H và K theo thứ tự là chân các đường vuông góc kẻ từ B đến AC và AD. Chứng minh rằng :
a) Bốn điểm A, H, B, K thuộc cùng một đường tròn
b) HK < 2R
Cho đường tròn tâm O đường kính AB=2R . Dây CD không đi qua tâm O sao cho góc COD=90 độ . CD cắt AB ở E (D nằm giữa E và C ) sao cho DE=2R . Tính EC và ED theo R
Sửa lại đề của bạn là:
Cho đường tròn tâm O đường kính AB=2R. Dây cung CD không đi qua tâm O sao cho góc COD=90 độ. CD cắt AB ở E (D nằm giữa E và C ) sao cho OE=2R . Tính EC và ED theo R.
Bài làm:
Kẻ \(OM\perp CE\)và \(BN\perp CE\). Khi đó
Do COD là tam giác vuông cân nên \(CD=R\sqrt{2}\)và \(OM=MD=\frac{R\sqrt{2}}{2}\)
Ta có EB = BO và BN // OM nên EN = MN
suy ra NB là đường trung bình của tam giác vuông EMO nên \(NB=\frac{OM}{2}=\frac{R\sqrt{2}}{4}\)
Xét tam giác vuông ENB có \(EN=\sqrt{EB^2-BN^2}=\sqrt{R^2-\frac{2R^2}{4^2}}=\frac{R\sqrt{14}}{4}\)
mà MN = EN suy ra
\(DN=MN-MD=\frac{R\sqrt{14}}{4}-\frac{R\sqrt{2}}{2}=\frac{R\sqrt{14}-2R\sqrt{2}}{4}\)
Vậy \(ED=EN+ND=\frac{R\sqrt{14}}{4}+\frac{R\sqrt{14}-2R\sqrt{2}}{4}=\frac{R\sqrt{14}-R\sqrt{2}}{2}\)
\(EC=ED+DC=\frac{R\sqrt{14}-R\sqrt{2}}{2}+R\sqrt{2}=\frac{R\sqrt{14}+R\sqrt{2}}{2}\)
cho đường tròn (O;R), đường kính AB, điểm M nằm trên dây AB, sao cho AM=2R/5. Qua M kẻ dây CD vuông góc với AB.Tính CD