Trong các nhạc cụ, hộp đàn, thân kèn, sáo có tác dụng
A. giữ cho âm phát ra có tần số ổn định
B. làm tăng độ cao và độ to của âm
C. vừa khuếch đại âm, vừa tạo ra âm sắc riêng của âm do nhạc cụ đó phát ra
D. lọc bớt tạp âm và tiếng ồn
Khái niệm âm sắc chỉ có ý nghĩa khi ta nói về
A. hai âm có độ cao khác nhau, do hai nhạc cụ khác nhau phát ra.
B. hai âm có độ cao khác nhau, do cùng một nhạc cụ phát ra.
C. hai âm có cùng độ cao, do hai nhạc cụ khác nhau phát ra.
D. hai âm có cùng độ cao, do cùng một nhạc cụ phát ra.
a) các nguồn âm có chung đặc điểm gì?
b) hãy chỉ ra bộ phận giao động phát ra âm trong những nhạc bằng dụng cụ sau? Đàn ghita, kèn lá, sáo, trống.
Để chỉnh các dây đàn, có thể so sánh tần số âm của nhạc cụ với âm phát ra từ âm thoa có tần số xác định. Làm thế nào kiểm tra tần số âm được ghi trên âm thoa bằng dụng cụ thí nghiệm?
Sử dụng dao động kí điện tử để kiểm tra tần số âm ghi trên âm thoa.
Chọn câu sai khi nói về máy phát thanh đơn giản.
A. Trước khi truyền đến anten phát cần phải khuếch đại sóng cao tần để tăng năng lượng sóng truyền đi.
B. Sóng mang là sóng điện từ có tần số lớn do máy phát dao động điện từ tạo ra để mang tín hiệu âm cần tải.
C. Khuếch đại tín hiệu là làm tăng biên độ và tần số âm để làm cho năng lượng sóng tăng lên.
D. Micro là dụng cụ chuyển dao động cơ âm tần thành dao động điện âm tần
Đáp án C là sai vì khuếch đại tín hiệu chỉ làm tăng biên độ sóng thôi, không làm thay đổi tần số.
Hãy chọn phát biểu đúng.Âm do hai nhạc cụ khác nhau phát ra luôn luôn khác nhau về
A. Độ cao B. độ to.
C. Âm sắc D. cả độ cao, độ to lẫn âm nhạc.
Hộp đàn trong các đàn ghita, viôlông, măngđôlin, viôlông sen…có tác dụng gì là chủ yếu ?
A. Để tạo kiểu dáng cho đàn.
B. Để khuếch đại âm do dây đàn phát ra.
C. Để người nhạc sĩ có chỗ tì khi đánh đàn .
D. Để người nhạc sĩ có thể vỗ vào hộp đàn khi cần thiết.
Đáp án: B
Hộp đàn trong các đàn ghita, viôlông, măngđôlin, viôlông sen…có tác dụng để khuếch đại âm do dây đàn phát ra.
Một nhạc cụ phát ra âm cơ bản với chu kì 2ms. Trong các âm có tần số dưới đây, âm nào không phải là họa âm của nhạc cụ đó?
A. 1Khz
B. 2000Hz
C. 1500Hz
D. 1200Hz
Hãy sử dụng nhạc cụ tự làm ở bài tập 10.5* (chai có thể thay bằng ống nghiệm) và bảng hướng dẫn tới đây để tìm hiểu xem độ cao của âm phát ra phụ thuộc vào khối lượng của nguồn âm như thế nào ?
1. Cách tạo ra nốt nhạc. | Gõ vào thành các chai ( từ chai số 1 đến số 7). | Thổi mạnh vào miệng các chai ( từ chai số 1 đến chai số 7). |
2. Ghi tên nguồn âm (bộ phận phát ra âm). | Nguồn âm là :……. | Nguồn âm là :…. |
3. Nhận xét về khối lượng của nguồn âm. | Khối lượng của nguồn âm ... | Khối lượng của nguồn âm ... |
4. Lắng nghe và ghi nhận xét về độ cao của các âm phát ra. | Độ cao của các âm phát ra ... | Độ cao của các âm phát ra ... |
5. Rút ra mối liên hệ giữa khối lượng của nguồn âm và độ cao của âm phát ra. | Trong các điều kiện khác như nhau, khối lượng của nguồn âm càng ... thì âm phát ra càng ... |
1. Cách tạo ra nốt nhạc. | Gõ vào thành các chai ( từ chai số 1 đến số 7). | Thổi mạnh vào miệng các chai ( từ chai số 1 đến chai số 7). |
2. Ghi tên nguồn âm (bộ phận phát ra âm). | Nguồn âm là : chai và nước trong chai. | Nguồn âm là : cột không khí trong chai. |
3. Nhận xét về khối lượng của nguồn âm. | Khối lượng của nguồn âm tăng dần. | Khối lượng của nguồn âm giảm dần |
4. Lắng nghe và ghi nhận xét về độ cao của các âm phát ra. | Độ cao của các âm phát ra giảm dần. | Độ cao của các âm phát ra tăng dần |
5. Rút ra mối liên hệ | Trong các điều kiện khác như nhau, khối lượng của nguồn âm càng nhỏ ( hoặc lớn) thì âm phát ra càng cao, bổng ( hoặc thấp, trầm). |
Một nhạc cụ phát ra âm cơ bản có tần số 380Hz, cũng có thể phát ra đồng thời các họa âm tiếp theo. Biết âm nghe được có tần số từ 16Hz đến 2.104 Hz. Trong miền tần số của âm nghe được, tần số lớn nhất của họa âm mà nhạc cụ này có thể phát ra là
A. 19760 Hz.
B. 19860 Hz.
C. 19830 Hz.
D. 19670 Hz.
Một người nghe thấy âm do một nhạc cụ phát ra có tần số f và tại vị trí có cường độ âm là I. Nếu tần số f ' = 10 f và mức cường độ âm I ' = 10 I thì người đó nghe thấy âm có:
A. độ to tăng 10 lần
B. độ cao tăng 10 lần
C. độ to tăng thêm 10B
D. độ cao tăng lên
Đáp án D
+ Vì tần số của âm tăng nên ta nghe thấy âm cao hơn