Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
26 tháng 7 2019 lúc 9:59

Đáp án: A

Lãnh thổ BTB có sự phân hóa rõ rệt theo chiều Đông – Tây, gồm 3 dải địa hình:

- Vùng núi: địa hình núi cao, thuận lợi cho trồng rừng, là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc thiểu số trình độ dân trí thấp, phương thức canh tác lạc hậu.

- Vùng đồi: địa hình đồi trung du, đất feralit màu mỡ thuận lợi cho hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu nă, là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc thiểu số và dân tộc Kinh, có lịch sử khai phá muộn hơn.

- Vùng đb ven biển: thuận lợi cho phát triển cây lương thực, hoa màu, chăn nuôi gia cầm, thủy sản; đây là nơi sinh sống dân tộc Kinh, có lịch sử khai thác lâu đời gắn với nền văn minh lúa nước.

Như vậy, địa hình đã tạo nên sự phân hóa về tự nhiên, dân cư, lịch sử, kinh tế của vùng BTB.

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
7 tháng 5 2018 lúc 17:42

Đáp án cần chọn là: A

Đáp án: Lãnh thổ Bắc Trung Bộ có sự phân hóa rõ rệt theo chiều Đông – Tây, gồm 3 dải địa hình

- Vùng núi: địa hình núi cao, thuận lợi cho trồng rừng, là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc thiểu số,

=> trình độ dân trí thấp, phương thức canh tác lạc hậu.

- Vùng đồi: địa hình đồi trung du, đất feralit màu mỡ => thuận lợi cho hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm, là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc thiểu số và dân tộc Kinh, có lịch sử khai phá muộn hơn.

- Vùng đồng bằng ven biển: thuận lợi cho phát triển cây lương thực, hoa màu, chăn  nuôi gia cầm, thủy sản;  đây là nơi sinh sống dân tộc Kinh, có lịch sử khai thác lâu đời gắn với nền văn minh lúa nước.    

=> Như vậy, sự phân hóa về địa hình là cơ sở tạo nên sự phân hóa  về tự nhiên, dân cư, lịch sử, kinh tế ở vùng Bắc Trung Bộ.

Thuỳ Dương
Xem chi tiết
Tống Thị Quỳnh Anh
28 tháng 10 2023 lúc 23:29

Đối với đất.

- Vùng núi Đông Bắc từ dãy Con Voi đến vùng đồi ven biển Quảng Ninh \(\rightarrow\) Chủ yếu là đất đồi, đá vôi, có 1 số đồng bằng nhỏ.

- Vùng núi Tây Bắc từ hữu ngạn sông Hồng đến sông Cả \(\rightarrow\) Chủ yếu là đất phù sa sông - được bồi đắp bởi sông Hồng.

Sinh vật

- Vùng Tây Bắc địa hình bằng phẳng, đất phù xa thích hợp với các loại cây lương thực. 

- Vùng Đông Bắc chủ yếu là đồi núi thích hợp với các loại cây công nghiệp như bạch đàn, hạt rẻ.... Ngoài ra ở vùng này còn có nhiều loài sinh vật quý hiểm đang được bảo tồn trong vườn quốc gia. 

loading...

Minh Razer
31 tháng 10 2023 lúc 22:20

Đối với đất. - Vùng núi Đông Bắc từ dãy Con Voi đến vùng đồi ven biển Quảng Ninh → Chủ yếu là đất đồi, đá vôi, có 1 số đồng bằng nhỏ. - Vùng núi Tây Bắc từ hữu ngạn sông Hồng đến sông Cả → Chủ yếu là đất phù sa sông - được bồi đắp bởi sông Hồng. Sinh vật - Vùng Tây Bắc địa hình bằng phẳng, đất phù xa thích hợp với các loại cây lương thực. - Vùng Đông Bắc chủ yếu là đồi núi thích hợp với các loại cây công nghiệp như bạch đàn, hạt rẻ.... Ngoài ra ở vùng này còn có nhiều loài sinh vật quý hiểm đang được bảo tồn trong vườn quốc gia.

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
10 tháng 1 2017 lúc 2:34

HƯỚNG DẪN

a) Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ

- Giới hạn: Phía tây - tây nam dọc theo hữu ngạn sông Hồng và rìa phía tây, tây nam đồng bằng Bắc Bộ.

- Các đặc điểm cơ bản

+ Địa hình:

• Đồi núi thấp chiếm ưu thế; hướng vòng cung của các dãy núi; các thung lũng sông với đồng bằng mở rộng.

• Địa hình bờ biển đa dạng: nơi thấp phẳng, nơi nhiều vịnh, đảo, quần đảo. Vùng biển cố đáy nông, tuy nhiên vần có vịnh nước sâu thuận lợi cho phát triển kinh tế biển.

+ Khí hậu, thực vật, cảnh quan: gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh tạo nên một mùa đông lạnh làm hạ thấp đai cao cận nhiệt đới với nhiều loài thực vật phương Bắc và sự thay đổi cảnh quan thiên nhiên theo mùa.

+ Tài nguyên khoáng sản: giàu than đá, đá vôi, thiếc, chì, kẽm... Vùng thềm vịnh Bắc Bộ có bể dầu khí Sông Hồng.

+ Trở ngại của tự nhiên: nhịp điệu mùa của khí hậu và của dòng chảy thất thường, thời tiết không ổn định.

b) Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ

- Giới hạn: Từ dãy núi Bạch Mã trở vào Nam.

- Các đặc điểm cơ bản

+ Địa hình:

• Cấu, trúc địa chất - địa hình khá phức tạp, gồm các khối núi cổ, các sơn nguyên bóc mòn và các cao nguyên badan, đồng bằng châu thổ sông lớn ở Nam Bộ và đồng bàng nhỏ hẹp ven biển Nam Trung Bộ.

• Bờ biển khúc khuỷu, có nhiều vịnh biển sâu được che chắn bởi các đảo ven bờ.

+ Sự tương phản về địa hình, khí hậu, thuỷ văn giữa hai sườn Đông - Tây của Trường Sơn Nam biểu hiện rõ rệt.

+ Khí hậu: cận Xích đạo gió mùa, được thể hiện ở nền nhiệt độ cao, biên độ nhiệt độ năm nhỏ và sự phân chia hai mùa mưa, khô rõ rệt.

+ Sinh vật: thực vật họ dầu; động vật có các loài thú lớn: voi, hổ, bò rừng, trâu rừng... Ven biển, rừng ngập mặn phát triển, trong rừng có các loài trăn, rắn, cá sấu đầm lầy, các loài chim tiêu biểu của vùng ven biển nhiệt đới, Xích đạo ẩm; dưới nước nhiều cá, tôm.

+ Tài nguyên: vùng thềm lục địa tập trung các mỏ dầu khí có trữ lượng lớn; Tây Nguyên có nhiều bôxit.

+ Trở ngại của tự nhiên: xói mòn, rửa trôi đất ở vùng đồi núi, ngập lụt trên diện rộng ở đồng bằng Nam Bộ và ở cả hạ lưu các sông lớn trong mùa mưa, thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô.

Dung Nguyen
Xem chi tiết
Thanh Hiền Võ
6 tháng 3 2023 lúc 20:44

Tham khảo:

-Do Bắc Mĩ trải dài nhiều vĩ độ, từ vòng cực Bắc đến vĩ độ 15°B, nên đã tạo ra sự phân hoá bắc - nam.

- Do yếu tố địa hình và vị trí gần hay xa biển, ảnh hưởng của các dòng biển chảy ven bờ tạo ra sự phân hoá đông - tây.

Dao Yen
Xem chi tiết
Name No
Xem chi tiết
Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
19 tháng 9 2023 lúc 12:49

loading...

Quoc Huy Nguyen
Xem chi tiết
lạc lạc
11 tháng 1 2022 lúc 17:43

TK:

 

- Vùng đồng bằng trung tâm:

+ Phía nam Ca-na-đa và phía bắc Hoa Kì: lúa mì.

+ Xuống phía nam: trồng ngô xen lúa mì, chăn nuôi lợn, bò sữa.

+ Ven vịnh Mê-hi-cô: cây công nghiệp nhiệt đới (bông, mía,...) và cây ăn quả.

- Vùng núi và cao nguyên phía tây Hoa Kì: chăn thả gia súc.

- Tây nam Hoa Kì: trồng nhiều cây ăn quả (nho, cam, chanh).

- Sơn nguyên Mê–hi–cô: chăn nuôi gia súc lớn, trồng ngô và các cây công nghiệp nhiệt đới.

Minh Lệ
Xem chi tiết

Sự phân hóa tự nhiên của Trung và Nam Mỹ theo chiều bắc – nam:

- Thiên nhiên khá phong phú và đa dạng do lãnh thổ trải dài trên cả đới nóng và đới ôn hòa.

- Phần lớn diện tích khu vực Trung và Nam Mỹ nằm trong đới nóng.

+ Mê-hi-cô, eo đất Trung Mỹ, quần đảo Ăng – ti, sơn nguyên Guy-a-na và đồng bằng A-ma-dôn nằm chủ yếu ở đới khí hậu xích đạo và kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa, có nhiệt độ cao quanh năm, mưa nhiều, rừng rậm rạp.

+ Đồng bằng duyên hải phía tây có khí hậu khô và ảnh hưởng của dòng biển lạnh nên mưa rất ít, thảm thực vật chủ yếu là xương rồng và cây bụi.

- Phần còn lại của lục địa Nam Mỹ nằm trong đới ôn hòa:

+ Đồng bằng Pam-pa có khí hậu cận nhiệt đới, lượng mưa giảm, thảo nguyên phát triển.

+ Cao nguyên Pa-ta-gô-ni chủ yếu nằm trong đới khí hậu ôn đới, lượng mưa ít, bán hoang mạc phát triển.