Viết đoạn 3 nghị luận về tính tự
viết đoạn nghị luận khoảng \(\dfrac{2}{3}\) trang giấy thi về tính tự lập
I. MỞ BÀI
Dẫn dắt vấn đề, giới thiệu về tính tự lập. Khái quát ý kiến, nhận định cá nhân về tính tự lập và tầm quan trọng của tính tự lập đối với con người trong xã hội.
II. THÂN BÀI
Giải thích khái niệm:
Tự lập là gì? Tự lập là làm việc học tập dựa vào chính mình, không nhờ cậy hoặc trông cây sự giúp đỡ của người khác. Là một đức tính, một lối sống tích cực và thiết yếu của những người có bản lĩnh. Tự lập thể hiện sự đảm đương, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về bản thân mà không phải dựa dẫm, phụ thuộc hoàn toàn vào sự giúp đỡ của người khác.Lưu ý: Tự lập không phải là tự tách biệt mình hay giữ khoảng cách với người bên cạnh và không cần một sự giúp đỡ nào nhưng là sự tự chủ, tự gánh vác khi bản thân đã đủ sức làm tốt.Biểu hiện của tính tự lập:
Tự quản lí tốt thói quen sinh hoạt cá nhân, không cần sự nhắc nhở của người thân (nghỉ ngơi và thức dậy đúng giờ, ăn uống đúng bữa, phân chia thời gian học tập và vui chơi hợp lí,...).Tự làm các công việc cá nhân vừa sức với bản thân (rửa bát đũa, nấu ăn, giặt ủi quần áo, mua sắm đồ dùng cá nhân,...).Tự tìm kiếm công việc, tự làm việc nuôi sống bản thân.Tự động não, xây dựng cho bản thân một kế hoạch làm việc, kiếm sống và chi tiêu hợp lí....Lợi ích của việc tự lập:
Người tự lập sớm sẽ biết rõ giới hạn của bản thân, dễ thành công trong mọi việc.Khiến con người trở nên vững vàng trước mọi gian lao, thử thách.Khiến con người ngày càng trở nên bản lĩnh và được mọi người công nhận.Giúp con người cọ xát nhiều với cuộc sống, tự trải nghiệm, tích lũy được nhiều vốn sống.III. KẾT BÀI
Khẳng định lại quan điểm và vai trò của tính tự lập.
viết 1 đoạn văn nghị luận về tính tự lập và có thành phần khởi ngữ
Em tham khảo nhé !
Ngay từ khi chúng ta còn nhỏ, ông bà cha mẹ đã dạy cho chúng ta biết tự lập là một đức tính quan trọng. Thiếu nó, con người không thể hoàn thiện. Tự lập giúp con người suy nghĩ nhiều hơn, tự đánh thức tài năng ẩn dấu trong bản thân và từ đó khơi lên trí sáng tạo. Khi có tính tự lập, con người có ý thức hơn về mọi hành động của mình. Vì hành động nếu chính mình làm ra, ta sẽ phải chịu trách nhiệm về hành động đó. Nếu đó là hành động xấu, chưa đúng, ta sẽ phải trách nhiệm hoàn toàn về hậu quả. Điều này dẫn đến việc con người sẽ ý thức hơn trong từng hành động mình làm ra để tránh gây ra hậu quả xấu. Để có được tính tự lập, con người phải chăm chỉ, cần cù, chịu khó rèn luyện. Tính tự lập giúp con người nhìn toàn diện hơn về đời sống, có cái nhìn bao quát về mọi mặt. Hơn thế, tính tự lập giúp con người khẳng định được giá trị bản thân trong mắt mọi người. Xã hội luôn cần những con người có tính tự lập góp phần hoàn thiện thay đổi đất nước ngày phát triển. Đối với những con người có tính tự lập, không để ai nhắc nhở là những người hoàn hảo, được mọi người yêu quý, kính trọng.
Tham khảo
Tự lập là một trong những đức tính cao quý nhất của con người. Tự lập nghĩa là tự mình thực hiện những công việc, nhu cầu của bản thân, không nhờ vả hay ỷ lại vào người khác. Khi con người có tính tự lập thì họ sẽ tự mình đương đầu với khó khăn thử thách của cuộc sống. Đó là nền tảng để dẫn đến thành công và theo đuổi ước mơ hoài bão của bản thân. Nếu không có tính tự lập, thường xuyên sống ỷ lại và dựa dẫm người khác, chúng ta sẽ trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Con đường dẫn đến thành công sẽ bị ngưng chặn, thụt lùi. Bản thân em nhận thức đầy đủ giá trị của tính tự lập. Vì thế, em luôn tự mình thực hiện những nhu cầu, công việc của bản thân, không nhờ vả, ỷ lại hay lợi dụng bất kì ai. Khi mọi người có đức tính tự lập thì họ sẽ có một cuộc sống công bằng, và hơn nữa là có một cuộc đời đáng sống, tươi đẹp.
hãy viết một đoạn văn nghị luận về tính tự chủ của con người
Nghị luận về lòng tự trọng
Mở bài:Bác hồ từng nới: “Ai cũng có lòng tự trọng, tự tin. Không có lòng tự trọng, tự tin là người vô dụng”. Chính lòng tự trọng và sự khiêm nhường là những viên đá nền cho lòng trắc ẩn. Có thể thấy, lòng tự trọng là một trong trong những phẩm đức quan trọng nhất và cần có ở mỗi con người.
Thân bài:Tự trọng là gì?
Tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, biết điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội.
Biểu hiện của lòng tự trọng:
Người có lòng tự trọng luôn biết coi trọng phẩm giá đạo đức của mình, luôn tuân thủ luật pháp của nhà nước, các chuẩn mực làm người và các nguyên tác của xã hội, sống gắn kết, vị tha, giúp đỡ người khác mà không cần phải ghi nhận hat báo đáp. Người tự trọng biết coi trọng giá trị nhân cách của mình, có lòng hướng thiện, sống có giá trị, biết quan tâm đến người khác. Người có lòng tự trọng là người có đạo đức, có thiên lương, có tư tưởng nhân nghĩa, không bao giờ làm điều xấu, việc ác với đồng loại và môi trường thiên nhiên. Ngược lại với người tự trọng là người vị kỉ. Họ sống ích ki, chỉ biết đến lợi ích của bản thân mình.
Vì sao sống phải có lòng tự trọng?
Trong cuộc đời mỗi con người, ít ai có thể sống hạnh phúc mà thiếu lòng tự trọng. Bởi thiếu lòng tự trọng sẽ không còn là một “con người” đúng nghĩa nữa. Biết tôn trọng bản thân, tôn trọng người khác, con người sẽ sống tốt hơn và được mọi người tôn trọng, mến yêu.
Sống biết tự trọng giúp con người biết điều chỉnh hành vi của mình để tránh làm những việc sai trái. Là kim chỉ nam định hướng để giúp con người tránh xa khỏi cám dỗ. Tự trọng bản thân là động lực để con người nỗ lực hoàn thiện bản thân, giúp con người biết nhận ra lỗi làm của mình và tìm cách khắc phục nó, không đổ lỗi hay trốn tránh trách nhiệm. Nếu không có lòng tự trọng, con người dễ thỏa hiệp với hoàn cảnh, có nguy cơ đánh mất chính mình.
Sống cần phải biết tự trọng. Người không biết tự trọng bản thân thì cũng không thể rèn luyện được một phẩm đức nào khác. Không những bản thân không được tôn trọng mà mối gắn kết với mọi người cũng thật lỏng lẻo.
Rèn luyện lòng tự trọng như thế nào?
Về mặt cá nhân, khi con người còn là một đứa trẻ đã bắt đầu có lòng tự trọng. Một đứa trẻ làm trái lời cha mẹ, thay vì nằm ăn vạ, nó sẽ tự giác nhận lỗi. Đó là biểu hiện của lòng tự trọng. Khi lớn dần lên, đứa trẻ ngày nào đã biết đứng ra, bảo vệ mình trước những lời xúc phạm, dám nhận điểm kém chứ không hề quay cóp, dám nhận tội khi bị cha mẹ thầy cô trách mắng. Hay đơn giản là tự chịu trách nhiệm về việc làm của mình. Đó cũng là minh chứng của con người có lòng tự trọng. Khi đã trưởng thành, một người chấp nhận làm việc với khả năng của bản thân chứ không thăng quan tiến chức vì luồn cúi, hay cầu xin. Khi đó, lòng tự trọng đã trở thành phẩm chất và cách ứng xử của con người.
Có nhiều khi lòng tự trọng dễ bị hiểu sai dẫn đến những hành động sai lầm. Có những vụ đánh, chém nhau hoặc chửi bới không nên có đều bắt nguồn từ một lí do: “Nó xúc phạm đến lòng tự trọng của tôi”. Đánh một người chỉ vì một lời nói trêu đùa, một cái nhìn được cho là “nhìn đểu”. Đó có phải là lòng tự trọng? Không. Chính lúc làm như vậy, vồ hình chung bạn đã tự hạ thấp danh dự bản thân. Lòng tư trọng không phải được khẳng định bằng vũ lực, bằng đồng tiền mà bằng chính nhân cách của con người.
Mỗi người cần nhận thức rõ giá trị của lòng tự trọng, rèn luyện bản thân từng ngày để sống đúng với những giá trị chuẩn mực. Việc sẵn sàng nhận lấy trách nhiệm của cuộc đời mình chính là điểm xuất phát của lòng tự trọng. Hào phóng là cho đi nhiều hơn những gì bạn có thể cho. Tự trọng là lấy ít hơn những gì bạn cần lấy.
Xã hội cần đề cao những người có lòng tự trọng vì họ góp phần làm cho xã hội tốt đẹp. Đồng thời phê phán một bộ phận những kẻ ích kỉ, hám lợi, chỉ vì bản thân mà bất chấp pháp luật, đạo lí làm người, gây ra những việc làm tổn hại đến mọi người.
Có thể ánh sáng của lòng tự trọng không rực rỡ nhưng nó lấp lánh, sáng mãi nếu con người biết giữ gìn, vun đắp. Chỉ có ý thức độc lập và lòng tự trọng mới nâng chúng ta lên trên những nhỏ nhen của cuộc sống và những bão táp của số phận. Ai cũng sống với lòng tự trọng tốt đẹp sẽ giúp xã hội phát triển tốt đẹp hơn, thân thiện hơn. Hãy đừng để một toà tháp đẹp đẽ sụp đổ chỉ vì thiếu viên gạch “lòng tự trọng”
Viết đoạn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về đức tính tự tin
tham khảo
Thái độ của con người khi đối mặt với cuộc sống sẽ phản ánh con người của người đó. Chúng ta cần phải giữ cho mình một sự tự tin để có thể chinh phục được cuộc sống. Tự tin là sự tin tưởng vào khả năng, giá trị và sức mạnh của bản thân mình, chủ động trong mọi công việc, dám tự quyết định và hành động một cách chắc chắn, không hoang mang dao động. Người sống tự tin là những người biết được giá trị của bản thân, tin tưởng vào bản thân mình, dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám lăn xả với công việc. Người tự tin cũng là người sống có trách nhiệm, không ngại khó ngại khổ, làm những việc mà người khác không dám làm. Họ luôn có ý thức về giá trị của mình cũng như tô trọng những giá trị tốt đẹp của người khác. Sự tự tin có vai trò và ý nghĩa to lớn đối với con người: Tự tin vào bản thân sẽ là động lực quan trọng góp phần giúp ta cố gắng thực hiện những mục tiêu trong cuộc sống và đạt được những điều chúng ta mong muốn. Tự tin cũng là yếu tố vô cùng quan trọng quyết định đến cuộc sống của mỗi người, khi chúng ta tự tin nắm bắt thì những cơ hội quý giá sẽ đến. Người tự tin là người được trọng dụng, được mọi người yêu quý, tin tưởng và học tập theo, từ đó lan tỏa được đức tính, thông điệp tốt đẹp ra xã hội. Bên cạnh đó vẫn còn có nhiều người nhút nhát, tự ti, thiếu tự tin vào bản thân mình, không dám theo đuổi ước mơ, mục tiêu. Lại có những người quá tự cao tự đại, ảo tưởng về sức mạnh của bản thân,… Những người này cần xem xét lại bản thân mình. Mỗi chúng ta chỉ được sống một lần, hãy sống và tận hưởng vẻ đẹp của cuộc sống bằng sự tự tin nhất có thể.
Viết đoạn 3 nghị luận về tính tự
viết đoạn văn nghị luận xã hội về việc tự học
tk:
Để thành công, ai cũng hiểu chúng ta cần học tập và một trong số những con đường học tập hiệu quả chính là tự học. Tự học hiểu đơn giản chính là mỗi người, ngoài học tập tại trường lớp có sự giúp đỡ của thầy cô giáo, sẽ tự tìm tòi qua sách vở, qua các phương tiện hỗ trợ để mở rộng vốn hiểu biết. Tự học có lợi ích to lớn đối với chúng ta. Học tập vốn là một quá trình lâu dài, nhờ tự học, con người có thể tiếp tục củng cố kiến thức cũ và mở rộng thêm những kiến thức mới . Không chỉ vậy, tự học giúp ta có sự linh hoạt, chủ động, khẳng định năng lực tự lập. Ngoài ra, thông qua tự học, chúng ta có thể tìm hiểu về những gì mình thực sự thích, thực sự đam mê, điều đó thể hiện sự trân trọng đối với kiến thức nhân loại. Tự học biểu hiện ở việc tự hoạch định cho mình kế hoạch học tập, tìm tòi qua sách báo, internet, học ở nhà qua các trang web học tập… Nhiều minh chứng chứng minh tự học dẫn đến thành công như Mạc Đĩnh Chi tự học thi đỗ Trạng nguyên hay Soichiro Honda từ thợ sửa xe thành nhà chế tạo nổi tiếng. Tự học có lợi ích to lớn, nhưng không phải ai cũng hiểu. Coi nhẹ tự học sẽ biến chúng ta trở thành những người thụ động, từ đó rất khó đạt được thành công. Rèn luyện tinh thần tự học không khó, chỉ cần chúng ta biết tự mình sử dụng thời gian để nghiên cứu, học hỏi qua thực tế, biết kỉ luật thực hiện mục tiêu mình đặt ra,…chắc chắn, tự học sẽ mở ra thành công với mọi người.
Viết đoạn văn nghị luận về lòng tự trọng
Tự trọng là một trong những phẩm chất đạo đức của con người, mỗi chúng ta đều có những phẩm chất đó và cần phải có cách nhìn mới mẻ về lòng tự trọng và mối quan hệ đối nhân xử thế với mọi người xung quanh trong cuộc sống này. Tự trọng là một trong những phẩm chất đáng quý, đó là sự xấu hổ và là một chuẩn mực mà nằm trong giới hạn con người của họ, mỗi chúng ta đều có lòng tự trọng đó nhưng mức độ của mỗi người là khác nhau và điều đó biểu hiện được những phẩm chất trong một con người. Lòng tự trọng đôi khi được đánh giá cao, nhưng ngược lại một số người lại quá coi trọng lòng tự trọng của chính mình mà không chịu nghe người khác nói, như dân tộc ta đã có câu nhân hậu thù cần có lòng đồng cảm và sẻ chia đó cũng đã nhắc nhở những con người có lòng tự trọng quá cao cần xem sét và suy nghĩ lại những điều đó để có cách nhìn tốt và ý nghĩa hơn, cuộc sống của mỗi người đều được. Quan hệ giữa con người với con người đó được xem như cách đối nhân xử thể, cách ứng xử thái độ của con người được đánh giá vô cùng mạnh mẽ và nó có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống của mỗi người chúng ta nên hiểu và có cái nhìn sâu sắc về vấn đề này, bởi nó vô cùng nhạy cảm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của mỗi chúng ta, những điều mà xã hội này cần và những điều đúng với chuẩn mực đạo đức mà xã hội này ban tặng cho chính mình. Cách ứng xử đó cần phải dựa trên một chuẩn mực đó được gọi là những chuẩn mực nằm trong giới hạn mà xã hội này cho phép, mỗi chúng ta nên rèn luyện cách đối nhân xử thế và luôn thân thiện cở mở với mọi người xung quanh, có được như vậy chúng ta mới đem lại được giá trị to lớn cho cuộc sống.
Trước hết là khái niệm lòng tự trọng. Lòng tự trọng là coi trọng danh dự, phẩm chất, nhân cách của bản thân. Người có lòng tự trọng là luôn biết giá trị của bản thân mình. Họ biết mình là ai, có những gì, tự hào về điều gì và không để người khác xâm phạm đén những điều ấy. Người có lòng tự trọng sẽ biết bảo vệ lòng tự trọng của mình. Lòng tự trọng sẽ không là những thứ đi ngược với lương tâm con người. Đừng qui lòng tự trọng với tâm lý sĩ diện là một. Hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau và thể hiện những thái độ hoàn toàn khác nhau. Tâm lý sĩ diện thể hiện một thái độ tiêu cực còn lòng tự trọng thì ngược lại. Nó đem đến những tích cực nhất định. Lòng tự trọng đi liền với cái tôi cá nhân. Bởi mỗi người sẽ có những giá trị riêng của bản thân vì thế mà ai cũng có lòng tự trọng riêng ở mức độ nhất định. Có lòng tự trọng bạn sẽ biết tôn trọng bản thân mình từ đó tôn trọng người khác. Sự tôn trọng thực sự cần thiết trong các mói quan hệ xã hội ngày nay. Được xây dựng trên nền tảng là sự tôn trọng, các mối quan hệ sẽ vững bền hơn. Bạn không thể sống trong sự cô lập với xã hội vì thế không có các mối quan hệ, bạn sẽ không thể tồn tại được. Lòng tự trọng sẽ giúp bạn có được những mối quan hệ lâu dài. Không chỉ thế, lòng tự trọng còn là nội tâm, là lý trí để ngăn cản bạn làm những điều xấu, những hành vi đi ngược với đạo đức và lương tâm con người. Bởi có lòng tự trọng, bạn sẽ tìm cách để bảo vệ nó. Để bảo vệ nó bạn sẽ không để mình hành động theo bản năng mà luôn suy xét lợi, hại cũng như sự ảnh hưởng của nó. Hành động sau suy nghĩ sẽ là một cách tốt để bạn giảm đi những sai lầm không đáng có.
Viết một đoạn văn về lười biến(nghị luận,tự sự,biểu cảm
TKLười biếng là một thói hư tật xấu vô cùng tệ hại mà con người cần phải loại bỏ, không nên nuôi dưỡng nó để nó sinh sôi nảy nở, trưởng thành thì nó sẽ giết chết con người chúng ta. Sự lười biếng sẽ đào thải chúng ta ra khỏi xã hội loài người, biến chúng ta thành kẻ lạc hậu. Lười biếng là gì? Nó chính là những thói hư tật xấu của con người. Họ không chịu vận động, không suy nghĩ, không muốn cố gắng, nỗ lực, vượt qua thử thách, khó khăn trong cuộc sống, mà nhanh chóng đầu hàng số phận, nhanh chóng chịu thất bại rồi than thân trách phận rằng mình không gặp may mắn, không được như người khác thành công, giàu có… Lười biếng hình thành từ những thói quen nhỏ rồi thành căn bệnh mãn tính khó chữa. Bởi vậy muốn hình thành tính nết tốt cần phải uốn nắn ngay từ khi còn nhỏ, do cha mẹ hình thành và dạy dỗ nên nhân cách của con trẻ. Sự lười biếng khiến cho con người ta nhanh chóng nản lòng, không tin tưởng vào khả năng của bản thân mình rằng mình làm được, luôn như cây tầm gửi sống bám vào người khác, rồi một ngày khi cây mẹ mất đi thì cây tầm gửi cũng không thể tồn tại độc lập được nữa mà nhanh chóng héo úa, tàn lụi. Một con người trong xã hội nếu không được trời phú cho sự thông minh, chỉ số IQ cao thì cần phải có sự chăm chỉ cần cù, vì người xưa có câu “Cần cù bù thông minh” chỉ cần bạn chăm chỉ chịu khó thì cũng sẽ có thành tựu nhất định tuy không xuất chúng nhưng cũng có thể khiến bạn không bị tụt hậu, bị xã hội đào thải trở thành người vô ích, sống tầm gửi. Nhưng nếu bạn vừa không thông minh, vừa không chăm chỉ cần cù thì bạn nhanh chóng bị rơi vào bế tắc của cuộc sống. Vì một con người như vậy sẽ vô cùng khó để tồn tại trong xã hội mà con người ai cũng phải nỗ lực hết mình vươn lên trong cuộc sống. Sự lười biếng sẽ giết chết tương lai của bạn, sẽ hại bạn trở thành người tàn phế về tâm hồn, ý chí trong khi bạn có đủ chân đủ tay, không bị tật nguyền nhưng lại sống như phế vật bị xã hội loại bỏ.
viết một đoạn văn từ 6 - 8 câu nghị luận về lòng tự trọng
Tham khảo:
Tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, biết điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội. Người có lòng tự trọng luôn biết tôn trọng bản thân và người khác, tích cực xây dựng những mối quan hệ xã hội tốt đẹp, quyết liệt chống lại cái xấu, cái ác, bảo vệ công bằng và lẽ phải. Người có lòng tự trọng luôn hết lòng vì công việc, tôn trọng giờ giấc, trung thực với mọi người, đặt lợi ích của tập thể lên hàng đầu, hướng kết quả cao nhất trong công việc. Họ cũng sẵn sàng dám nhận ra lỗi sai của mình, sống trong sạch, thẳng thắn và có trách nhiệm cao trong công việc và trong ứng xử với mọi người. Ai cũng cần có lòng tự trọng. Chính lòng tự trọng tôn vinh vẻ đẹp nhân cách, khẳng định sức mạnh trí tuệ, cảm xúc và bản lĩnh hành động của con người. Cũng chính lòng tự trọng giúp ta phân biệt được giá trị của bản thân, nhận rõ thiện – ác và quan niệm về lí tưởng sống sâu sắc. Lòng tự trọng là một thước đo nhân cách của con người trong xã hội. Xã hội ngày càng văn mình và hiện đại thì lòng tự trọng của con người cũng phải càng lớn. Giá trị bản thân mỗi con người được làm nên từ lòng tự trọng, hướng con người tới những chuẩn mực chung của xã hội, giúp cho cuộc sống ngày càng tươi đẹp hơn. Dẫu có đói rách, miễn còn lòng tự trọng, chắc chắn một ngày nào đó, con người cũng vươn tới thành công.