Nêu đại ý của văn bản “Lòng yêu nước”.
Nêu ý nghĩa của văn bản “Lòng yêu nước”.
Văn bản thể hiện tình yêu nước tha thiết, sâu sắc của tác giả và những người Xô Viết. Đồng thời rút ra được bài học cho mối người về lòng yêu nước: yêu nước từ những gì thân thuộc nhất, giữ gìn và phát huy truyền thống của dân tộc, học tập và rèn luyện tốt giúp đất nước phát triển,…
Nêu đại ý của bài văn Lòng yêu nước (I. Ê-ren-bua).
Đại ý của bài văn:
Tác giả lý giải lòng yêu nước bắt nguồn từ tình yêu với tất cả những sự vật cụ thể và bình thường nhất, gần gũi và thân thuộc nhất, đồng thời khẳng định: lòng yêu nước được bộc lộ đầy đủ và sâu sắc nhất trong những thử thách gay gắt của cuộc chiến tranh vệ quốc.
2. Từ văn bản "Lòng yêu nước của nhân dân ta" (Hồ Chí Minh), bằng một đoạn văn khoảng 7 câu, em hãy nêu suy nghĩ của mình về lòng yêu nước của nhân dân ta trong thời đại ngày nay.
NHANH GIÚP MÌNHH VỚI !!!!
Viết một đoạn văn : Từ văn bản " Tinh thần yêu nước của nhân dân ta " em hãy nêu trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc phát huy lòng yêu nước trong thời đại ngày nay
Ngày nay, khi đất nước đã hòa bình, tinh thần yêu nước ấy đã được giữ vững và phát huy. Là một học sinh nắm trong tay tương lai của đất nước, em sẽ phát huy lòng yêu nước ấy bằng những hành động thiết thực. Lòng yêu nước không phải là một thứ tình cảm nào đó cao xa mà chính là lòng yêu gia đình, yêu hàng xóm và những vật bình thường xung quanh. Yêu thương, kính trọng, lễ phép, giúp đỡ ông bà, cha mẹ những công việc vừa sức, yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường sống, yêu quý, trân trọng, giữ gìn những đồ vật xung quanh… đã là nền tảng của lòng yêu nước sau này. Thấy cánh đồng xanh mướt mà thấy yêu, thấy cha mẹ cực khổ thấy thương, thấy xót… đó chính là lòng yêu nước. Vì vậy, muốn xây dựng được lòng yêu nước thì ta phải rèn luyện những đức tính bình dị như yêu gia đình, yêu làng xóm… Ngoài ra, chúng ta là thế hệ măng non của đất nước, gánh trên vai trọng trách xây dựng, bảo vệ và phát triển nước nhà ”đưa Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu” như Bác Hồ mong muốn.
Bởi thế, việc làm thiết yếu nhất mà học sinh chúng ta có thể làm được đó là ra sức học tập và rèn luyện thật tốt để hoàn thiện trí tuệ và nhân cách của bản thân, thực hiện tiếp ước mơ dang dở của cha ông, làm giàu cho đất nước, cho xã hội. Thực hiện những điều trên chính là ta đã cụ thể hóa lòng yêu nước của bản thân.
lập dàn ý nêu suy nghĩ của em về lòng yêu nước của tuổi trẻ ngày nay qua văn bản hịch tướng sĩ
Tham khảo nha em:
I. Mở bài:
Dẫn dắt từ truyền thống yêu nước của dân tộc ta được gìn giữ và phát triển qua nhiều thế hệĐặt ra câu hỏi: Liệu tinh thần yêu nước xưa và nay có thay đổi, có khác biệt hay không.
II. Thân bài:
1. Giải thích về lòng yêu nước
Lòng yêu nước là tình yêu đối với quê hương, đất nước, là hành động, là không ngừng nỗ lực để xây dựng và phát triển đất nước.Lòng yêu nước là một tình cảm thiêng liêng, cao quý của mỗi người dành cho đất nước mình.
2. Biểu hiện của lòng yêu nước
* Thời kỳ chiến tranh
Đứng lên, cầm súng ra chiến trường để chiến đấu chống lại kẻ thù. Không ngại khó khăn, gian khổ mà xông lên giành độc lập cho dân tộc.
Ở hậu phương thì không ngừng tăng gia sản xuất, chắt chiu lương thực, thực phẩm để chi viện cho chiến trường
Lòng yêu nước ở giai đoạn này là một tình cảm quyết liệt mà mạnh mẽ
Lấy ví dụ, lòng yêu nước thể hiện qua một số câu nói nổi tiếng như: “Giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh” hay “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh
”Các tấm gương hy sinh anh dũng cho độc lập dân tộc: Võ Thị Sáu, Kim Đồng, Nguyễn Văn Thạc…
Sức mạnh của lòng yêu nước vô cùng lớn, như Bác Hồ đã nói: “Lòng yêu nước có thể nhấn chìm bè lũ bán nước và cướp nước”
* Thời kỳ hòa bình
Thể hiện ở nhưng hoạt động nhằm hướng tới con đường Xã hội chủ nghĩa . Với mong muốn mang lại cuộc sống no đủ, đầm ấm cho nhân dân và sự phát triển bền vững.
Thể hiện trong công việc và trong cuộc sống. Là không ngừng nỗ lực để góp phần đưa đất nước sánh vai với các cường quốc trên thế giới.
Ngoài ra, lòng yêu nước còn thể hiện qua những tình cảm giản dị, gần gũi: tình yêu gia đình, tình yêu thiên nhiên, tình yêu thương giữa con người với con người…
Lòng yêu nước còn là niềm trăn trở trước những vấn đề của đất nước, dùng hành động thực tế để giải quyết những vấn đề đó.
Lòng yêu nước còn được thể hiện ở lòng tự hào dân tộc: biểu hiện cụ thể qua các áng thơ văn ngợi ca tinh thần ngoan cường của dân tộc; các bảo tàng lưu giữ những kỷ vật khắc ghi chiến công của các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh vì độc lập, tự do cho dân tộc.
3. Vai trò của lòng yêu nước
Là bệ đỡ tinh thần cho con người: là nguồn cảm hứng bất tận cho các nghệ sĩ; giúp đồng bào luôn vững tâm tiến bước (Kiều bào luôn hướng về tổ quốc; Con người khi về già đều muốn trở về nơi chôn rau cắt rốn). Chính lòng yêu nước đã bồi dưỡng tâm hồn những con người nước Việt trở nên vững vàng, mạnh mẽ trong hành trình sống khắc nghiệt.
Là động lực giúp con người sống có trách nhiệm hơn với gia đình, quê hương, đất nước, cộng đồng hay đơn giản nhất là đối với chính bản thân mình.
4. Trách nhiệm của thế hệ trẻ Việt Nam đối với Đất nước
Lòng yêu nước không phải là lời nói suông mà phải được thể hiện bằng hành động cụ thể:
Không ngừng nỗ lực học tập, rèn luyện, trau dồi đạo đức để trở thành con người đủ sức, đủ tài.
Nghiêm túc, tự giác thực hiện các chính sách pháp luật của nhà nước, các nội quy, quy định của nhà trường, cơ quan công tác…
Lao động tích cực, hăng hái, làm giàu một cách chính đángBảo vệ môi trường, bảo vệ động vật…
Dũng cảm đấu tranh chống lại cái ác, cái xấu.
III. Kết bài:
Khẳng định lòng yêu nước của mỗi công dân Việt NamKêu gọi mọi người hãy quên đi sự ích kỷ bản thân, “cái tôi” cá nhân để cùng hướng về tổ quốc.
Viết một bài văn : Từ văn bản " Tinh thần yêu nước của nhân dân ta " hãy nêu trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc phát huy lòng yêu nước trong thời đại ngày nay .
Văn bản Thánh Gióng - tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước viết về vấn đề gì? Vấn đề ấy được nêu khái quát ở phần nào? Qua văn bản, em hiểu truyền thuyết Thánh Gióng có ý nghĩa như thế nào?
- Văn bản Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước viết về vấn đề Thánh Gióng chính là tượng đài vĩnh cửu tượng trưng cho lòng yêu nước dân tộc.
- Vấn đề ấy được nêu khái quát ở phần 1.
- Qua văn bản, em hiểu truyền thuyết Thánh Gióng có ý nghĩa: Minh chứng cho truyền thống giữ nước của dân tộc có từ rất lâu, từ đó củng cổ lòng yêu nước của mọi người.
Từ lòng yêu nước, tự hào về truyền thống dân tộc trong văn bản "Bình Ngô đại cáo", em hãy viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về lòng yêu nước trong thời bình của tuổi trẻ nước ta
Tham khảo nha em:
Dân tộc Việt Nam có một lòng yêu nước nồng nàn. Điều đó được thể hiện từ những buổi đầu dựng nước và giữ nước. Nhưng đến ngày hôm nay, khi đất nước giành được độc lập, tinh thần ấy vẫn còn sáng ngời. Điều đó được thể hiện qua những hành động cụ thể của thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước. Lòng yêu nước được thể hiện qua việc cố gắng học tập tốt, nghiêm chỉnh chấp hành nội quy của trường, lớp cũng như biết yêu thương bạn bè, kính trọng thầy cô và những người xung quanh. Đồng thời, cần phải xác định cho bản thân một ước mơ, một lý tưởng để cố gắng hoàn thành nó và trở thành người có ích trong tương lai. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn những thanh niên có nhận thức hết sức lệch lạc. Họ chạy theo lối sống thực dụng, ăn chơi sa đọa, lãng phí, sống tự do, cá nhân, vô tổ chức. Thậm chí họ còn rời bỏ quê hương, thậm chí còn tìm cách chống phá nhà nước… Những hành vi đó thật đáng lên án và tránh xa. Như vậy, mỗi bạn trẻ hãy luôn ý thức được rằng, lòng yêu nước là vô cùng quý giá và thiêng liêng.
tham khảo:
Nói đến tinh thần yêu nước thì mỗi dân tộc ai cũng có. Nhưng nói đến cái dũng mãnh và mưu trí thì dân tộc ta vượt trội hoàn toàn. Thể hiện rõ trong các cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông của nhà Trần, cuộc kháng chiến của Nghĩa quân Lam Sơn chống giặc Ngô, Trận Điện Biên Phủ của thời Cách mạng tháng Tám, một dân tộc nhỏ về số lượng dân số và diện tích đất đai – nhưng to tinh thần dân tộc và mưu dũng. Cái tinh thần đó được ghi chép lại ở nền văn học Việt Nam chúng ta. Trong dòng văn học ca ngợi truyền thống yêu nước xuyên suốt lịch sử văn học, “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi được đánh giá là áng “thiên cổ hùng văn”, là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc, được các thế hệ người Việt luôn yêu thích, tự hào. Nó luôn thôi thúc bao thế hệ tìm tòi và nghiên cứu về nó, đối với người viết cũng rất say mê và tự hào về những áng văn bất hủ này.
Bình Ngô đại cáo được Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết vào khoảng đầu năm 1428, khi cuộc kháng chiến chống Minh xâm lược của nghĩa quân Lam Sơn đã thắng lợi, quân Minh buộc phải ký hòa ước, rút quân về nước, nước ta bảo toàn được nền độc lập tự chủ, hòa bình. Nguyễn Trãi (1380-1442) là một anh hùng dân tộc, là người toàn tài hiếm có trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam. Ông có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Minh đồng thời cũng là nhà thơ trữ tình sâu sắc, nhà văn chính luận kiệt xuất, là cây đại thụ đầu tiên của văn học trung đại Việt Nam.
Tác phẩm “Bình Ngô đại cáo” được Nguyễn Trãi viết theo thể cáo, viết bằng chữ Hán, thuộc thể văn hùng biện chính luận, có nội dung thông báo một chính sách, một sự kiện trọng đại liên quan đến quốc gia dân tộc, công báo trước toàn dân. Nhan đề tác phẩm có ý nghĩa là bài cáo trọng đại tuyên bố về việc dẹp yên giặc Ngô - một tên gọi hàm ý khinh bỉ căm thù giặc Minh xâm lược. Bài cáo có bố cục chặt chẽ mạch lạc, viết theo lối biền ngẫu, vận dụng thể tứ lục, sử dụng hệ thống hình tượng sinh động, gợi cảm.
"Đại cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi là bản anh hùng ca ca ngợi chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta thế kỉ XV. Tác phẩm vừa có giá trị lịch sử, vừa có giá trị văn học, không chỉ lưu giữ những sự kiện lịch sử mà còn lưu truyền lòng yêu nước tự hào dân tộc đến các thế hệ người Việt Nam.
Ngày nay, với xu thế phát triển của thế giới vượt bậc, trước mọi kẻ thù lâm le. Cuộc chiến hiện nay không bằng gươm giáo nữa, mà là chính trị và kinh tế. Vậy mỗi người con dân đất Việt phải có tinh thần như thế nào, và phải làm gì cho đất nước chúng ta. Làm gì để không hổ thẹn khi đọc những áng văn bất hủ, mà đầy tính yêu nước thương dân, tự hào nền văn hiến dân tộc, tinh thần nhân đạo nói chung và của trái tim mỗi người. Người viết cũng rất háo hức với tinh thần chung đó và nhân đây xin trình bày những điều tâm đắc của người viết khi đọc qua tác phẩm này.
Văn bản “Lòng yêu nước” nêu lên một chân lí phổ biến và sâu sắc nào về lòng yêu nước?
Chân lí: “Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất (…). Lòng yêu nước, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”.