Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
19 tháng 1 2018 lúc 6:57

Đáp án A

So với cả nước, vùng duyên hải Nam Trung Bộ có điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển của ngành giao thông vận tải biển. Không ở đâu trên đất nước ta có nhiều địa điểm thuận lợi cho xây dựng các cảng nước sâu như ở Duyên hải Nam Trung Bộ. Hiện tại ở đây đã hình thành các cảng tổng hợp lớn như Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, cảng nước sâu Dung Quất, Vân Phong…

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
3 tháng 8 2019 lúc 17:18

Đáp án C

Ng Thị Quỳnh  Như
Xem chi tiết
Hồng Nhung_8B
Xem chi tiết
level max
17 tháng 12 2022 lúc 12:55

nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ

 

Huy Hoang
Xem chi tiết
Tuấn Thunderstorm
16 tháng 12 2020 lúc 20:39
Ok xin lỗi nhé
Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Khánh Huyền
16 tháng 12 2020 lúc 20:26

troi oi

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Khánh Huyền
16 tháng 12 2020 lúc 20:28

con dien

Khách vãng lai đã xóa
Mi Mi Lê Hoàng
Xem chi tiết
Nguyễn Bá Mạnh
5 tháng 5 2022 lúc 18:50
 

1.Trong phát triển kinh tế- xã hội, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có những điều kiện thuận lợi và khó khăn gì?

Bài làm:

*Những thuận lợi:

-Vị trí địa lí nằm trên trục giao thông Bắc – Nam, giáp biển Đông với bở biển dài: thuận lợi giao lưu, hợp tác, thu hút đầu tư của trong và ngoài nước, phát triển nền kinh tế mở.

– Vùng đồi trước núi có các đồng cỏ, thích hợp chăn nuôi trâu, bò đàn.

– Rừng có một số loại gỗ quý và các đặc sản như: quế, trầm hương, sâm qui…

– Đất nông nghiệp ở các đồng bằng tuy không lớn nhưng thích hợp để trồng lúa, ngô, khoai, rau quả và một số cây công nghiệp như: dừa, mía, bông…

– Vùng nước lợ, nước mặn ven bờ và các rạn san hô ven các đảo thích hợp cho việc nuôi trồng thủy sản.

– Vùng biển có nhiều bãi cá, bãi tôm, có các ngư trường Ninh thuân – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu, Hoàng Sa – Trường Sa với nhiều loại thủy sản có giá trị kinh tế cao như cá ngừ, cá thu, cá mực, tôm, mực, cua, ghẹ… và các đặc sản như tổ yến, tôm hùm…

– Bờ biển và các đảo có nhiều bãi tắm tốt: Mỹ Khê, Sa Huỳnh, Ninh Chữ, Mũi Né…, nhiều cảnh quan đẹp: Ngũ Hành Sơn, bán đảo Sơn Trà.. có điều kiện phát triển nhiều loại hình du lịch: tắm biển, nghỉ dưỡng, nghiên cứu khoa học…

– Các sông tuy ngắn nhưng có giá trị về thủy lợi, thủy điện.

– Khoáng sản không giàu nhưng có trữ lượng lớn về cát thạch anh, đá xây dựng. Ngoài ra, còn có titan, vàng, đá quý, vùng thềm lục địa ở cực nam có dầu khí.

-Dân cư có đức tính cần cù trong lao động, giàu kinh nghiệm trong phòng chống thiên tai và khai thác các nguồn lợi kinh tế biển.

– Có các đô thị ven biển, là hạt nhân phát triển kinh tế – xã hội của vùng.

– Là địa bàn có nhiều di tích văn hóa – lịch sử, tiêu biểu như: Phố cổ Hội An, Di tích Mỹ Sơn là lợi thế để thu hút khách du lịch.

* Những khó khăn:

– Thường xuyên chịu tác động của bão, lũ, hạn. Quá trình sa mạc hóa có xu hướng mở rộng ở các tỉnh cực nam (Ninh Thuận, Bình Thuận).

– Đồng bằng hẹp và bị chia cắt, đất canh tác có độ phì thấp.

– Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật kĩ thuật chưa đáp ứng yêu cầu phát triển.

– Đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, phân bố dân cư tập trung nhiều ở vùng ven biển.

– Thiếu vốn đầu tư.

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
13 tháng 4 2017 lúc 14:22

Đáp án C

Phan Gia Ngân
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
24 tháng 4 2016 lúc 13:12

 I. Ngành thủy sản
1. Những điều kiện thuận lợi và khó khăn để phát triển thủy sản

a. Điều kiện tự nhiên
- Thuận lợi:
      + Nước ta có bờ biển dài, vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn, nguồn thủy sản khá phong phú.
      + Có nhiều ngư trường lớn (4 ngư trường trọng điểm).
      + Dọc bờ biển có nhiều vũng, vịnh, đầm phá, rừng ngập mặn => Nuôi trồng thủy sản nước lợ.
      + Nhiều sông ngòi, kênh rạch, ao hồ… => Nuôi trồng thủy sản nước ngọt.
- Khó khăn:
      + Bão, gió mùa đông bắc.
      + Môi trường biển, bị suy thoái, nguồn lợi thủy sản giảm.
b. Điều kiện kinh tế - xã hội
- Thuận lợi:
       + 
Nhân dân có kinh nghiệm trong đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
       + Phương tiện tàu thuyền, ngư cụ được trang bị tốt hơn.
       + CN chế biến và dịch vụ thủy sản ngày càng phát triển.
       + Thị trường tiêu thụ rộng lớn.
       + Chính sách khuyến ngư của nhà nước.
- Khó khăn:
       + Phương tiện đánh bắt còn chậm đổi mới. 
       + Hệ thống cảng cá còn chưa đáp ứng yêu cầu.
       + Công nghiệp chế biến còn hạn chế.


2. Sự phát triển và phân bố ngành thủy sản
a. Tình hình chung
   - Ngành thủy sản có bước phát triển đột phá
   - Nuôi trồng thủy sản chiếm tỉ trọng ngày càng cao
   * Khai thác thủy sản:
   - Sản lượng khai thác liên tục tăng
   - Tất cả các tỉnh giáp biển đều đẩy mạnh đánh bắt hải sản, nhất là các tỉnh duyên hải NTB và Nam Bộ
b. Nuôi trồng thủy sản:
   - Hoạt động nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh do:
        + Tiềm năng nuôi trồng thủy sản còn nhiều
        + Các sản phẩm nuôi trồng có giá trị khá cao và nhu cầu lớn trên thị trường.
- Ý nghĩa:
        + Đảm bảo tốt hơn nguyên liệu cho các cơ sở công nghiệp chế biến, nhất là xuất khẩu.
        + Điều chỉnh đáng kể đối với khai thác thủy sản.
- Hoạt động nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh nhất là nuôi tôm ở ĐBSCL và đang phát triển ở hầu hết các tỉnh duyên hải.
- Nghề nuôi cá nước ngọt cũng phát triển, đặc biệt ở đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng.

II. Ngành lâm nghiệp
1. Ngành lâm nghiệp ở nước ta có vai trò quan trọng về mặt kinh tế và sinh thái

a. Kinh tế:
- Tạo nguồn sống cho đông bào dân tộc ít người
- Bảo vệ các hồ thủy điện, thủy lợi.

- Tạo nguồn ngliệu cho một số ngành công nghiệp.
- Bảo vệ an toàn cho nhân dân cả ở trong vùng núi, trung du và vùng hạ du.

b. Sinh thái:
- Chống xói mòn đất
- Bảo vệ các loài động vật, thực vật quí hiếm
- Điều hòa dòng chảy sông ngòi, chống lũ lụt và khô hạn

- Đảm bảo cân bằng sinh thái và cân bằng nước.
2. Tài nguyên rừng nước ta vốn giàu có nhưng đã bị suy thoái nhiều

3. Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp
- Về trồng rừng:
        + Cả nước có 2,5 triệu ha rừng trồng tập trung, chủ yếu là rừng làm nguyên liệu giấy, rừng gỗ trụ mỏ,…rừng phòng hộ.
        + Hằng năm, trồng khoảng 200 nghìn ha rừng tập trung.
- Về khai thác, chế biến gỗ và lâm sản:
            +  Hàng năm khai thác khoảng 2,5 triệu m3 gỗ, 120 triệu cây tre luồng và 100 triệu cây nứa.
            + Các sản phẩm gỗ: gỗ tròn, gỗ xẻ, đồ gỗ…
            + Cả nước có hơn 400 nhà máy cưa xẻ gỗ và vài nghìn xưởng xẻ gỗ thủ công.
             + Công nghiệp làm giấy phát triển mạnh.
Phân bố: chủ yếu ở Tây Nguyên và Bắc Trung Bộ

Phan Gia Ngân
24 tháng 4 2016 lúc 13:23

 nó hơi dài.nhưng vẫn cảm ơn bạn

 

Nguyen Thi Mai
24 tháng 4 2016 lúc 13:25

Bạn chọn lọc những ý chính mà bạn cần nhé

Trịnh Nguyễn Thanh Nhàn
Xem chi tiết
Lãnh Hàn Thiên Anh
25 tháng 12 2020 lúc 10:19

cậu có thể tham khảo câu trả lời này nha

– Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều thuận lợi về đều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên để phát triển khai thác và nuôi trồng thuỷ sản.

– Tất cá các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ đều giáp với biển, và biển ở đây rất giàu về hải sản (cá, tôm), ven biển có nhiều vũng vịnh, đầm, phà, tạo điều kiện thuận lợi đê phát triển và khai thác và nuôi trồng thủy sản (Nước mặn, nước lợ); khí hậu nhiệt đới ẩm, mang sắc thái của khì hậu xích đạo cho phép khai thác hải sản quanh năm, với sản lượng lớn.

Chúc cậu học tốt :))))))))))))))))))))

Quangquang
25 tháng 12 2020 lúc 19:15

cậu có thể tham khảo câu trả lời này nha

– Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều thuận lợi về đều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên để phát triển khai thác và nuôi trồng thuỷ sản.

– Tất cá các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ đều giáp với biển, và biển ở đây rất giàu về hải sản (cá, tôm), ven biển có nhiều vũng vịnh, đầm, phà, tạo điều kiện thuận lợi đê phát triển và khai thác và nuôi trồng thủy sản (Nước mặn, nước lợ); khí hậu nhiệt đới ẩm, mang sắc thái của khì hậu xích đạo cho phép khai thác hải sản quanh năm, với sản lượng lớn.