Nhận xét và giải thích lượng mưa trung bình của bán cầu bác và bán cầu nam.
Nhận xét biểu đồ nhiệt độ lượng mưa dưới đây? Cho biết biểu đồ nào ở Bắc bán cầu, biểu đồ nào ở Nam bán cầu.
Từ tháng 5 đến tháng 10, ở Bắc bán cầu là mùa mưa còn ở Nam bán cầu là mùa khô. Quan sát hai biểu đồ ở Hình 5, Hình 6 và cho biết biểu đồ nào à biểu đồ lượng mưa của địa điểm ở Bắc bán cầu, của địa điểm ở Nam bán cầu.
Dựa vào bảng 8, kiến thức đã học và thông tin trong bài, em hãy:
- Nhận xét sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm và biên độ nhiệt năm từ Xích đạo đến vĩ độ 70o ở bán cầu Bắc.
- Giải thích vì sao có sự thay đổi đó.
- Nhận xét:
+ Nhiệt độ trung bình năm khác nhau ở các vĩ độ: Xích đạo (24,5oC), vĩ tuyến 20oB (25,0oC) và giảm dần đến vĩ tuyến 70oB (-10,4oC).
+ Biên độ nhiệt năm tăng dần từ Xích đạo (1,8oC) đến vĩ tuyến 70oB (32,3oC).
- Giải thích:
+ Nhiệt độ trung bình năm khác nhau ở các vĩ độ do Trái Đất dạng hình cầu, góc chiếu của tia sáng mặt trời đến các vĩ độ khác nhau.
+ Càng về vĩ độ cao, góc chiếu của tia sáng mặt trời càng nhỏ, lượng nhiệt nhận được càng ít. Đồng thời, thời gian chiếu sáng giữa các mùa càng chênh lệch nên biên độ nhiệt năm càng lớn.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, giải thích tại sao đều là Tín phong, nhưng Tín phong Bán cầu Nam gây mưa lớn cho cả nước, còn Tín phong Bán cầu Bắc lại tạo ra mùa khô ở miền khí hậu phía Nam sâu sắc.
HƯỚNG DẪN
- Tín phong Bán cầu Nam xuất phát từ các cao áp chí tuyến Nam bán cầu, sau khi vượt qua vùng biển Xích đạo rộng lớn đã nóng và ẩm hơn, gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên; khi thổi ra phía bắc, bị hút vào áp thấp đồng bằng Bắc Bộ, chuyển hướng đông nam, gây mưa ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
- Tín phong Bán cầu Bắc xuất phát từ khối khí cao áp chí tuyến Tây Thái Bình Dương (Tm) thổi vào nước ta theo hướng đông bắc. Khối khí này khô nóng, ổn định, độ ẩm tương đối thấp, thống trị miền Nam trong suốt mùa đông, gây ra một mùa khô sâu sắc cho miền khí hậu phía Nam.
Quan sát biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của vùng nhiệt đới dưới đây cho biết biểu đồ nào ở Bắc bán cầu, biểu đồ nào ở Nam bán cầu ? Tại sao?
+ Biểu đồ thứ nhất: đường nhiệt độ có 2 giá trị cực đại trong năm vào tháng 5 và tháng 10; mưa tập trung từ tháng 5 đến tháng 10, đây là thời kì mùa hạ của Bắc bán cầu.
+ Biểu đồ thứ hai: có tới 3 tháng nhiệt độ dưới 20°C vào các tháng 6, 7, 8; thời kì khô hạn kéo dài tới 6 tháng (từ tháng 5 đến tháng 10); mưa tập trung vào các tháng từ 11 đến tháng 4, đây là thời kì mùa hạ của Nam bán cầu.
Quan sát hai biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của vùng nhiệt đới dưới đây, cho biết biểu đồ nào ở Bắc bán cầu, biểu đồ nào ở Nam bán cầu. Tại sao?
- Biểu đồ bên trái: có đường biểu diễn nhiệt độ với hai lần tăng cao trong năm, nhiệt độ quanh năm trên 20oC, có một thời kì khô hạn (hoặc mưa tập trung vào mùa hạ) là những đặc điểm của khí hậu nhiệt đới ở bán cầu Bắc.
- Biểu đồ bên phải: có nhiệt độ cả năm trên 20oc, biên độ nhiệt năm tới trên 15oc, có một thời kì khô hạn kéo dài 6 tháng, là những đặc điểm của khí hậu nhiệt đới ở Nam bán cầu. Mùa mưa ở Nam bán cầu trái trái ngược với mùa mưa ở Bắc bán cầu : mưa từ tháng 11 đến tháng 4, là mùa hạ ở Nam bán cầu.
Việt Nam có hệ tọa độ (8034’B, 102009’Đ). Nhận định nào sau đây đúng với vị trí địa lí của Việt Nam?
A. Việt Nam nằm ở bán cầu Nam và nửa cầu Tây.
B. Việt Nam nằm ở bán cầu Bắc và nửa cầu Đông.
C. Việt Nam nằm ở bán cầu Bắc và nửa cầu Tây.
D. Việt Nam nằm ở bán cầu Nam và nửa cầu Đông.
Việt Nam có hệ tọa độ (8034’B, 102009’Đ). Nhận định đúng với vị trí địa lí của Việt Nam: Việt Nam nằm ở bán cầu Nam và nửa cầu Đông
Dựa vào thông tin trong mục a và bảng 9, hãy nhận xét về sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm và biên độ nhiệt năm theo vĩ độ ở bán cầu Bắc.
Ở bán cầu Bắc:
- Nhiệt độ trung bình năm giảm dần từ vùng vĩ độ thấp đến vùng vĩ độ cao (càng xa Xích đạo nhiệt độ trung bình năm càng giảm).
- Biên độ nhiệt độ năm tăng dần từ vùng vĩ độ thấp đến vùng vĩ độ cao (Càng xa Xích đạo, biên độ nhiệt độ năm càng lớn).
Dựa vào biểu đồ sau: Hãy phân tích nhiệt độ và lượng mưa của 2 biểu đồ trên thuộc bán cầu nào?
(Chỉ được chọn 1 đáp án)
A.Cả 2 biểu đồ thuộc bán cầu nam.
B.Cả 2 biểu đồ thuộc bán cầu bắc.
C.Biểu đồ A thuộc bán cầu bắc, biểu đồ B thuộc bán cầu nam
D.Biểu đồ A thuộc bán cầu nam, biểu đồ B thuộc bán cầu bắc.