Kiều Đông Du
Khi nói về ý nghĩa của hiện tượng cấu trúc của 2 tâm thất ở người khônggiống nhau, phát biểu nào sau đây sai? A. Thành tâm thất phải tương đối mỏng phù hợp với chức năng tâm thất phải đẩy máu đến hai lá phổi với quãng đường đi ngắn B. Thành tâm thất trái dày phù hợp với chức năng tâm thất trái đẩy máu theo vòng tuần hoàn lớn đi khắp cơ thể với quãng đường đi dài cần áp lực lớn. C. Nếu thành tâm thất trái có cấu trúc giống như thành tâm thất phải thì sẽ dẫn đến sự thiếu máu cho các cơ quan hoạt...
Đọc tiếp

Những câu hỏi liên quan
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
20 tháng 12 2018 lúc 14:53

Chọn đáp án: A

Giải thích: Tâm thất trái co bóp đẩy máu đi vào vòng tuần hoàn lớn nuôi cơ thể. Thành tim dày hơn nên khi co bóp tạo ra lực mạnh hơn đảm bảo máu được đưa đến các bộ phận xa.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
ひまわり(In my personal...
15 tháng 7 2023 lúc 14:31

 Sự khác nhau về độ dày của thành tim:

- Sự khác nhau về độ dày của thành tâm nhĩ so với thành tâm thất, thành tâm thất trái so với thành tâm thất phải:

+ Thành tâm nhĩ mỏng hơn thành tâm thất.

+ Thành tâm thất trái dày hơn thành tâm thất phải.

- Ý nghĩa của đặc điểm trên đối với hoạt động bơm máu của tim: Độ dày của thành ở từng ngăn tim phù hợp với yêu cầu về lực tạo ra để bơm máu đi của từng ngăn tim.

+ Thành tâm nhĩ mỏng hơn thành tâm thất vì: Tâm nhĩ chỉ cần tạo ra lực để đẩy máu xuống tâm thất, còn tâm thất cần phải tạo ra lực lớn hơn để đẩy máu vào động mạch đi xa hơn (đến phổi hoặc đến các tế bào khắp cơ thể).

+ Thành tâm thất trái dày hơn thành tâm thất phải vì: Tâm thất trái cần phải tạo ra một lực lớn hơn để đẩy máu vào động mạch chủ đi đến các tế bào khắp cơ thể, còn tâm thất phải chỉ cần phải tạo ra một lực để đẩy máu vào động mạch phổi đến phổi.

 Vai trò của các van tim: Các van tim có vai trò đảm máu đi theo một chiều.

+ Van nhĩ – thất: nằm giữa tâm nhĩ và tâm thất (van 3 lá giữa nhĩ – thất phải, van 2 lá giữa nhĩ – thất trái), van này luôn mở chỉ đóng khi tâm thất co đảm bảo cho máu chỉ chảy từ tâm nhĩ xuống tâm thất.

+ Van động mạch: nằm giữa tâm thất và động mạch (van động mạch phổi, van động mạch chủ), van này luôn đóng chỉ mở khi tâm thất co đảm bảo máu chỉ chảy từ tâm thất sang động mạch.

Bình luận (0)
pham quang phat
Xem chi tiết
ĐINH THỊ HOÀNG ANH
27 tháng 12 2021 lúc 18:17

Khi tâm thất trái co, van hai lá sẽ đóng lại

Bình luận (0)

Khi tâm thất trái co, van hai lá sẽ đóng lại

Bình luận (0)
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
6 tháng 6 2019 lúc 11:54

Đáp án C

Có 2 phát biểu đúng, đó là (1) và (4)

Hầu hết các tổ chức trong cơ thể người nhận được nhiều máu hơn từ động mạch khi tâm thất co so với khi tâm thất giãn. Tuy nhiên đối với cơ tim thì ngược lại, nó nhận được máu nhiều hơn khi tâm thất giãn và nhận được ít hơn khi tâm thất co.

- Khi tâm thất co tạo áp suất máu cao hơn nên hầu hết các cơ quan nhận được máu nhiều hơn so với khi tâm thất giãn, huyết áp giảm. Trong khi đó lúc tâm thất co, các sợi cơ tim ép vào thành động mạch vành ở tim nên máu vào tim ít hơn.

- Khi tâm thất giãn, máu có xu hướng dội lại tim ở gốc động mạch chủ cũng là nơi xuất phát của động mạch vành tim. Lúc đó cơ tim giãn nên không gây cản trở việc cung cấp máu cho tim vì thế lượng máu vào động mạch vành nuôi tim nhiều hơn so với khi tâm thất co

Bình luận (0)
Ừm...
Xem chi tiết
Dân Chơi Đất Bắc=))))
24 tháng 11 2021 lúc 14:43

C

Bình luận (0)
Long Sơn
24 tháng 11 2021 lúc 14:43

C

Bình luận (0)
Tuấn Hào
24 tháng 11 2021 lúc 14:43

 Khi nói về hoạt động tim mạch, phát biểu nào dưới đây là đúng ?

A. Van 3 lá luôn đóng, chỉ mở khi tâm thất trái co.

B. Van động mạch luôn mở, chỉ đóng khi tâm thất co.

C. Khi tâm thất trái co, van hai lá sẽ đóng lại.

D. Khi tâm thất phải co, van 3 lá sẽ mở ra.

Bình luận (0)
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
16 tháng 2 2017 lúc 4:33

Đáp án đúng : B

Bình luận (0)
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
5 tháng 10 2019 lúc 11:21

Đáp án B

I đúng, ở động mạch, huyết áp cao hơn so với tĩnh mạch

II đúng

III sai, tâm nhĩ trái nhận máu giàu O2 từ phổi về.

IV sai, vận tốc máu ở động mạch chủ lớn hơn vận tốc máu ở tĩnh mạch chủ.

Bình luận (0)
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
24 tháng 12 2018 lúc 14:47

Đáp án B

Trong quá trình tiến hóa của hệ tuần hoàn, từ bò sát phát triển thành chim và thú, vách ngăn tâm thất hoàn thiện và phân tách tâm thất thành 2 buồng là tâm thất trái và tâm thất phải. Sự xuất hiện hai buồng tim này có ý nghĩa phân phối áp lực khác nhau lên vòng tuần hoàn chính và vòng tuần hoàn phổi có kích thước và các đặc điểm khác nhau.

Bình luận (0)
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
12 tháng 3 2018 lúc 2:58

Đáp án B

Trong quá trình tiến hóa của hệ tuần hoàn, từ bò sát phát triển thành chim và thú, vách ngăn tâm thất hoàn thiện và phân tách tâm thất thành 2 buồng là tâm thất trái và tâm thất phải. Sự xuất hiện hai buồng tim này có ý nghĩa phân phối áp lực khác nhau lên vòng tuần hoàn chính và vòng tuần hoàn phổi có kích thước và các đặc điểm khác nhau.

Bình luận (0)