Tìm thêm những từ ngữ mà em biết có tác dụng giống như cụm từ vì vậy ở đoạn văn trên.
Từ ngữ chủ đề và câu chủ đề của đoạn văn
a. Đọc đoạn thứ nhất của văn bản trên và tìm các từ ngữ có tác dụng duy trì đối tượng trong đoạn văn.
b. Đọc đoạn thứ hai của văn bản và tìm câu then chốt của đoạn. Vì sao em biết đó là câu chủ đề của đoạn.
c. Từ các nhận thức trên, em hiểu từ ngữ chủ đề và câu chủ đề là gì? Chúng đóng vai trò gì trong văn bản?
a, Các từ ngữ duy trì ý tứ của toàn đoạn: "Ngô Tất Tố", "Ông", "nhà văn", "tác phẩm chính của ông"
->; Những từ ngữ duy trì ý của đoạn văn là những từ ngữ tạo nên sự thống nhất trong chủ đề của văn bản.
b, Câu "Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố" -> khái quát nội dung chính của đoạn văn, đây là câu then chốt của đoạn.
+ Câu chủ đề trong trường hợp này đứng ở đầu đoạn.
c, -> Câu chủ đề là câu bao chứa trọn vẹn nội dung chính của đoạn văn, câu có hình thức ngắn gọn, đầy đủ thành phần chính, có thể đứng ở đầu hoặc cuối câu.
Đọc văn bản Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh và trả lời các câu hỏi.
a) Hãy tìm những từ ngữ biểu lộ tình cảm mãnh liệt của tác giả và những câu cảm thán trong văn bản. Về mặt sử dụng từ ngữ và đặt câu có tính chất biểu cảm, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến có giống vớiHịch tướng sĩ không?
b) Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và Hịch tướng sĩ vẫn được coi là những văn bản nghị luận chứ không phải là văn bản biểu cảm. Vì sao?
c) Theo dõi bảng đối chiếu sau:
Có thể thấy những câu ở cột (2) hay hơn những câu ở cột (1). Vì sao vậy? Từ đó cho biết tác dụng của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận.
a, Những từ ngữ biểu lộ tình cảm mãnh liệt của tác giả trong bài văn:
Từ ngữ: muốn hòa bình, phải nhân nhượng, càng lấn tới, quyết tâm cướp nước ta, thà hi sinh, nhất định không, phải hi sinh tới giọt máu cuối cùng, thắng lợi nhất định về dân tộc ta.
Những câu cảm thán:
+ Hỡi đồng bào toàn quốc!
+ Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân!
+ Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước nhất định không chịu làm nô lệ.
- Cả Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn và Lời kêu gọi toàn dân kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh đều giống nhau ở việc đều sử dụng nhiều từ ngữ và câu văn giàu tình cảm.
b, Cả hai văn bản này đều là văn bản nghị luận vì hai văn bản này không nhằm bộc lộ cảm xúc mà hướng tới tác động tới lý trí của người đọc, buộc người đọc phải hiểu và phân tích được để bàn về lẽ phải, trái, đúng sai của một quan điểm, một ý kiến.
c, Những câu văn ở đoạn 2 hay hơn đoạn 1 vì giàu sức biểu cảm khi kết hợp những từ ngữ bộc lộ tình cảm, thái độ của người viết.
Yếu tố biểu cảm khi đưa vào văn nghị luận sẽ có hiệu quả thuyết phục hơn, tác động mạnh mẽ tới người đọc (người nghe).
Cho biết:
a. Tác dụng của lối nói quá và cách ví von trong văn bản; nhận xét về ngôn ngữ sử thi.
b. Cụm từ “bà con xem...” trong văn bản trên là lời của ai hướng đến ai? Theo bạn, việc sử dụng những cụm từ như thế trong văn bản sử thi có tác dụng gì?
a.
- Lối nói quá và cách ví von trong văn bản làm cho hình tượng nhân vật Đăm Săn trở nên mạnh mẽ, phi thường, qua đó thể hiện sự ngưỡng vọng trân trọng của nhân dân với người anh hùng Đăm Săn.
- Ngôn ngữ sử thi trong văn bản đơn giản, cô đọng, hàm súc, thể hiện phảm chất của người anh hùng, hào hùng; đôi khi có vần, có nhịp như những bài thơ, các từ ngữ địa phương được sử dụng nhuần nhuyễn mang đậm không gian sử thi Tây Nguyên
b.
- Cụm từ “bà con xem...” được lặp lại khá nhiều lần trong văn bản. Đó thường là lời của các già làng, trưởng bản nói và hướng đến bà con quanh bản.
- Tác dụng: Làm nổi bật đặc trưng của sử thi, thể hiện tính khách quan, chân thực. Thể hiện sự đồng điệu giữa người kể và người nghe về câu chuyện sử thi ấy.
câu văn văn chương gây cho ta những tình cảm ta ko có luyện những tình cảm ta sẵn có
tìm các cụm danh từ câu văn trên
phân tích cấu tạo cụm danh từ và cấu tạo phụ ngữ trong mỗi cụm từ vừa tìm được
trong câu văn trên đã sử dụng cụm chủ vị nào để mở rộng câu ,tác dụng của nó
Văn chương gây cho ta những tình cảm không có, luyện cho ta những tình cảm sẳn có.
→→ Các cụm danh từ là: những tình cảm ta không có và những tình cảm ta sẵn có.
2) Phân tích cấu tạo của cụm danh từ vừa tìm được và cấu tạo của phụ ngữ trong mỗi cụm danh từ
Phụ ngữ trước | Trung tâm | Phụ ngữ sau |
những | tình cảm | ta không có |
những | tình cảm | ta sẵn có |
Có thể xem hai phụ ngữ ta không có và ta sẵn có là những cụm chủ - vị. Nòng cốt của câu (chủ ngữ Văn chương và vị ngữ gây cho ta...) được mở rộng bằng hai cụm danh từ, trong đó có những cụm chủ - vị tham gia cấu tạo cụm danh từ. Điều này là bình thường, khi viết người ta có thể dùng cụm chủ - vị làm thành phần câu hoặc làm thành phần của cụm từ.
Cụm dt
những tình cảm ta o có -> phụ ngữ sau : ta o có : ta chủ ngữ, o có là vị ngữ
những tình cảm ta có sẵn -> phụ ngữ sau : ta có sẵn : ta là chủ ngữ , có sẵn là vị ngữ
Sử dụng cụm chu vị mở rộng thành phần bổ ngữ của câu
Trong bài Đại cáo bình Ngô, có đến tám lần tác giả sử dụng các từ ngữ tách dòng riêng như một kiểu câu văn đặc biệt: Từng nghe, vậy nên, vừa rồi, ta đây, lại ngặt vì, thế mà, trọn hay, bởi thế. Cách sử dụng loại câu văn như vậy, chủ yếu có tác dụng gì?
A. Tách đoạn
B. Chuyển tiếp
C. Tạo sự khúc chiết, mạch lạc cho văn bản
D. Liên kết
Câu 1. Đọc câu tục ngữ sau và trả lời câu hỏi:
Thương người như thể thương thân
a. Xét về nội dung, câu tục ngữ trên được xếp vào nhóm nào? Phương thức biểu
đạt chính là gì?
b. Về cấu tạo, câu tục ngữ trên thuộc kiểu câu gì? Vì sao em xác định như vậy?
c. Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được dùng trong câu tục ngữ.
d. Viết đoạn văn từ 6 đến 8 câu, trình bày cảm nhận sâu sắc của em về câu tục
ngữ. Trong đoạn văn có sử dụng 1 câu rút gọn.
e. Tìm 1 số câu tục ngữ có cùng nội dung với câu tục ngữ trên.
Câu 2.
a. Hãy giải thích, sau đó tìm từ 5 đến 8 dẫn chứng để làm rõ câu nói của Bác:
Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
Thành công, thành công, đại thành công.
b. Trình bày những hiểu biết, suy nghĩ và đánh giá về mỗi dẫn chứng em đã nêu, .
c. Sắp xếp phần đã trình bày ở ý b. theo logic, sau đó viết thành đoạn văn tổng –
phân - hợp. (Có thể làm gộp 2 yêu cầu này).
1. Tục ngữ về con người và xã hội
Biện pháp so sánh.
Lá lành đùm lá rách
Trong đoạn trích, tác giả nhiều lần dùng cụm từ thằng bé để chỉ Yết Kiêu – một chàng trai trạc mười bảy tuổi. Theo em, cụm từ thằng bé được sử dụng ở đây có sắc thái nghĩa như thế nào? Hãy thử tìm từ ngữ khác thay thế và rút ra nhận xét.
Tham khảo
- Theo em, dùng từ thằng bé có sắc thái nhấn mạnh.
- Thử thay thế bằng từ cậu bé, chú bé,…
=> Sử dụng từ thằng bé giúp thể hiện, nhấn mạnh sự gan lì, sức mạnh của Yết Kiêu.
-Sắc thái không coi trọng sức mạnh và khả năng của cậu.
-Nếu thay “thằng bé” bằng từ “chàng trai” hoặc “chàng thanh niên” thì độ bất ngờ của tình huống cũng như tác dụng của phép đối để chế giễu nhân vật đô Trâu và Trần Ích Tắc sẽ bị giảm bớt.
Tìm hiểu các ví dụ sau và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới:
a) Cùng trình bày một nội dung cơ bản giống nhau nhưng cách dùng từ ngữ trong hai ví dụ trên khác nhau như thế nào? Hãy chỉ rõ ưu điểm hoặc nhược điểm trong cách dùng từ ngữ của mỗi ví dụ?
b) Chỉ rõ những từ ngữ dùng không phù hợp với đối tượng nghị luận trong các ví dụ trên. Theo anh/chị, có thể sửa lại những từ ngữ này như thế nào để việc diễn đạt đảm bảo yêu cầu của văn nghị luận mà vẫn giữ nguyên ý chính của câu văn, đoạn văn?
c) Hãy viết một đoạn văn có nội dung cơ bản tương tự như các ví dụ trên nhưng dùng một số từ ngữ khác để thay đổi cách diễn đạt?
Hai đoạn văn giống nhau nhưng có cách dùng từ khác nhau:
Chúng ta hẳn ai cũng nghe nói về | Chúng ta không thể nhắc tới |
… trong lúc nhàn rỗi rãi… | Trong những thời khắc hiếm hoi được thanh nhàn bất đắc dĩ |
Bác vốn chẳng thích làm thơ… | Thơ không phải mục đích cao nhất |
-… vẻ đẹp lung linh | Nhưng vần thơ vang lên ... nhà tù |
Vẻ đẹp ấy thể hiện rõ trong từng bài thơ | … là những thi phẩm tiêu biểu cho tinh thần đó |
- Đoạn 1 có nhiều lỗi như cách dùng từ chưa hợp lí, sử dụng lối văn phong ngôn ngữ sinh hoạt: hẳn ai cũng nghe nói, trong lúc nhàn rỗi
- Đoạn 2: nhiều ưu điểm, từ ngữ phù hợp với văn nghị luận hơn
- Sửa lỗi dùng từ:
+ Nhàn rỗi → thư thái
+ Chẳng thích làm thơ → bác chưa bao giờ cho mình là một nhà thơ
+ Vẻ đẹp lung linh → vẻ đẹp cao quý
+ Vượt thoát qua chấn song, qua xiềng xích, qua dây trói của nhà tù → ở ngoài lao
Cho đoạn văn:
'' Cái chàng dế choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện. Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng, hở cả mạng sường như người cởi trần mặc áo gi-lê. Đối càng bè bè, nặng nề, trông đến xấu. Râu ria gì mà cụt có một mẩu và mặt mũi thì lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ. Đã vậy, tính nết còn ăn xổi ở thì (thật chỉ vì ốm đau luôn, không làm được), có cái hang ở cũng chỉ bới nông sát mặt đất, không biết đào sâu rồi khoét ra nhiều ngách như hang tôi. ''
Câu 1: Đoạn trích trên trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai?
Câu 2: Phương thức biểu đạt nào được sử dụng trong đoạn văn trên?
Câu 3: biện pháp tu từ nào được sử dụng trong đoạn văn trên? Nêu tác dụng của phương thức biểu đạt đó trong đoạn văn?
Câu 1: Đoạn trích trên trích từ tác phẩm Bài học đường đời đầu tiên.Tác giả là Tô Hoài
Câu 2:Phương thức biểu đạt sử dụng trong đoạn văn là :tự sự
Câu 3:Biện pháp tu từ là nhân hoá .Tác dung dùng để dùng những từ vốn được chỉ người để gọi loài vật giúp cho lời văn,bài văn sinh động và hay hơn.
Hok tốt
k cho mình nha
Tac pham Bai hoc duong doi dau tien ( De men phieu luu ki )
Tac gia To Hoai
Cai nay mk hok rui
Chac chan dung
thay dung thi tk mk nha