Những câu hỏi liên quan
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
11 tháng 6 2019 lúc 9:39

HƯỚNG DẪN

a) Chế độ nhiệt

- Nhiệt độ trung bình năm của Hà Nội (23,5°C) thấp hơn ở TP. Hồ Chí Minh (27,1°C). Nguyên nhân: TP. Hồ Chí Minh gần Xích đạo hơn; mặt khác ở Hà Nội, mùa đông có nhiệt độ hạ thấp (16,4°C so với 25,8°C ở TP. Hồ Chí Minh) do chịu tác động mạnh của gió mùa Đông Bắc; vào mùa hạ, nhiệt độ cao (28,9°C so với 27,1°C ở TP. Hồ Chí Minh) do ảnh hưởng của gió phơn Tây Nam khô nóng.

- Tháng có nhiệt độ cao nhất, thấp nhất:

+ Hà Nội cao nhất vào tháng VII và thấp nhất vào tháng I, do vị trí nằm gần chí tuyến Bắc, theo đúng quy luật nhiệt độ cao nhất và thấp nhất ở mỗi bán cầu xảy ra sau khi Mặt Trời lên thiên đỉnh. (Ngày 22/6, Mặt Trời lên thiên đỉnh ở chí tuyến Bắc, tất cả mọi địa điểm ở Bán cầu Bắc gần Mặt Trời nhất, nhận được lượng bức xạ lớn nhất, tháng VII có nhiệt độ trung hình cao nhất. Ngày 22/12, Mặt Trời lên thiên đỉnh ở chí tuyến Nam, tất cả mọi địa điểm ở Bán cầu Bắc ở xa Mặt Trời nhất, nhận được lượng bức xạ mặt trời nhỏ nhất, tháng I có nhiệt độ trung bình thấp nhất).

+ TP. Hồ Chí Minh có nhiệt độ cao nhất trong năm là tháng IV, tương ứng với thời gian Mặt Trời lên thiên đỉnh lần thứ nhất trong năm, vào lúc đang mùa khô, không có mưa; nhiệt độ thấp nhất vào tháng XII, do nằm gần Xích đạo hơn so với Hà Nội (nhiệt độ thấp nhất vào tháng I).

- Biên độ nhiệt ở TP. Hồ Chí Minh nhỏ hơn (1,3°C) ở Hà Nội (14,5°C).

+ TP. Hồ Chí Minh: nằm gần Xích đạo, quanh năm nắng nóng. Mùa đông không chịu tác động của gió mùa Đông Bắc lạnh. Hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh xa nhau, làm cho nhiệt độ ở cả hai mùa không chênh lệch nhau lớn.

+ Hà Nội: Nằm xa Xích đạo hơn, có sự chênh lệch nhiệt độ giữa hai mùa do tác động của bức xạ mặt trời lớn hơn ở TP. Hồ Chí Minh. Vào mùa đông, nhiệt độ hạ thấp do chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc; mùa hạ nhiệt độ cao hơn do chịu ảnh hưởng của gió Tây khô nóng. Hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh gần nhau, làm cho nhiệt độ cao tập trung vào một khoảng thời gian ngắn ở trong năm.

- Diễn biến nhiệt độ trong năm:

+ Hà Nội có một cực đại và một cực tiểu về nhiệt, do trong năm có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh gần nhau.

+ TP. Hồ Chí Minh có hai cực đại về nhiệt, tương ứng với hai lần Mặt trời lên thiên đỉnh trong năm xa nhau (tháng IV và tháng VIII).

b) Chế độ mưa

- Tổng lượng mưa năm:

+ TP. Hồ Chí Minh lớn hơn (1931 mm) Hà Nội (1667mm).

+ Nguyên nhân:

• Hà Nội có mưa ít vào đầu mùa mưa (chủ yếu là mưa dông nhiệt và chịu ảnh hưởng một phần của gió phơn Tây Nam khô nóng); giữa và cuối mùa mưa nhiều, nhung không lớn hơn ở TP. Hồ Chí Minh (trừ tháng VIII có hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới) do tác động của gió mùa Tây Nam yếu hơn so với TP. Hồ Chí Minh.

• TP. Hồ Chí Minh có mưa suốt mùa hạ (đầu mùa, mưa lớn do gió Tây Nam TBg xâm nhập trực tiếp; giữa và cuối mùa, mưa lớn do tác động của gió mùa Tây Nam); đồng thời gió mùa Tây Nam hoạt động kéo dài làm mùa mưa dài hơn ở Hà Nội 1 tháng.

- Tháng mưa cực đại ở Hà Nội là tháng VIII, ở TP. Hồ Chí Minh vào tháng IX, tương ứng với thời kì hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới ở tại mỗi địa điểm.

- Mùa mưa ở Hà Nội từ tháng V - X, mùa mưa ở TP. Hồ Chí Minh từ tháng V - XI trùng với thời kì hoạt động của gió mùa mùa hạ; TP. Hồ Chí Minh, mùa mưa kéo dài hơn Hà Nội do hoạt động kéo dài hơn của gió mùa Tây Nam.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
28 tháng 1 2018 lúc 7:01

HƯỚNG DẪN

- Vị trí địa lí thuận lợi:

+ TP. Hồ Chí Minh: Ở trung tâm Đông Nam Bộ, ở trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm phía nam, gần với các vùng kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và với Campuchia; gần với vùng biển rộng lớn.

+ Hà Nội: Ở trung tâm Đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía bắc; gần với Trung du và miền núi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ; gần với vùng biển rộng lớn.

- Dân cư đông, lực lượng lao động lớn và có chất lượng cao.

- Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật tốt và hoàn thiện nhất cả nước. Là hai đầu mối giao thông vận tải lớn nhất nước ta.

- Thu hút mạnh nhất nguồn vốn đầu tư nước ngoài.

- Có nhiều chính sách năng động trong phát triển kinh tế; Hà Nội còn là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của cả nước.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
19 tháng 2 2019 lúc 8:26

Gợi ý làm bài

Hà Nội trở thành một trong hai đầu mối giao thông quan trọng nhất của cả nước vì các lí do sau:

a)     Vị trí và vai trò đặc biệt của Hà Nội

-Vị trí: ở trung tâm vùng Bắc Bộ và Đồng bằng sông Hồng. Nằm trong địa bàn kinh tế trọng điểm phía Bắc, một khu vực có nền kinh tế phát triên năng động.

-Vai trò: Hà Nội là thủ đô và là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học - kĩ thuật hàng đầu của cả nước.

b)    Hà Nội là nơi tập trung hầu hết các loại hình vận tải: đường bộ (ô tô), đường sắt, đường sông, đường hàng không.

c)     Tập trung các tuyến giao thông huyết mạch. Từ Hà Nội các tuyến tỏa đi các vùng của đất nước và quốc tế

*       Đường ô tô

-Đường số 1 dài 2300km từ cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn) qua Hà Nội đến Năm Căn (Cà Mau). Đây là tuyến đường giao thông huyết mạch, xương sống của cả hệ thống đường bộ của cả nước đi qua 6/7 vùng kinh tế của nước ta, có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

-Đường số 2 chạy từ Hà Nôi qua Việt Trì đến cửa khấu Thanh Thuỷ (Hà Giang), nối thủ đô với các trung tâm công nghiệp Việt Trì - Lâm Thao và các vùng chuyên canh chè, chăn nuôi gia súc lớn ở phía Bắc.

-Đường số 3 nối Hà Nội với khu gang thép Thái Nguyên, qua Bắc Cạn đến cửa khẩu Tà Lùng (Cao Bằng).

-Đường số 5, nối Hà Nội với Hải Phòng qua thành phố Hải Dương. Đây là tuyến đường huyết mạch, cửa ngõ xuất nhập khẩu của các lính phía Bắc.

-Đường số 6, nối Hà Nội với Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên. Đây là tuyến đường độc đạo, mang tính chiến lược đối với việc phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng của vùng Tây Bắc.

*       Đường sắt

-Đường sắt Thông Nhất chạy gần như song song với quốc lộ 1, tạo nên trục giao thông quan trọng theo hướng Bắc - Nam, có ý nghĩa rất lớn trong việc phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

-Đường sắt Hà Nội - Lào Cai, qua Việt Trì, Yên Bái và nối với cửa khẩu sang Trung Quốc.

-Đường sắt Hà Nội - Hải Phòng.

-Đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng (Lạng Sơn) nối nước ta với Trung Quốc.

-Đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên.

*       Đường hàng không

-Từ Hà Nội có các đường bay đến nhiều địa điểm trong nước: Thành phố Hồ Chí Minh, Điện Biên Phủ, Vinh, Huế, Đà Nấng, Nha Trang,...

-Từ Hà Nội cũng có các đường bay quốc tế nối nước ta với thủ đô của nhiều nước trên thế giới: Bắc Kinh, Pa-ri, Mat-xcơ-va, Viêng Chăn, Băng Cốc, Xê-un, Tô-ki-ô,...

*       Đường sông

Tuy đường sông ở Hà Nội không phát triển bằng các loại hình vận tải khác nhưng từ Hà Nội có thể đi đến nhiều tỉnh ở Đồng bằng sông Hồng và một số tỉnh ở trung du và miền núi Bắc Bộ nhờ hệ thống sông Hồng cùng với các phụ lưu và chi lưu của nó.

d)      Tập trung cơ sở vật chất - kĩ thuật của ngành giao thông vận tải

-Hệ thống nhà ga, bến cảng, kho hàng, các cơ sở sản xuất và sửa chữa phương tiện vận tải.

-Nổi bật là sân bay quốc tế Nội Bài, một trong các sân bay quốc tế lớn của nước ta.

Bình luận (0)
mạc thảo diệp
Xem chi tiết

-Khí hậu đặc trưng của Việt Nam là khí hậu nhiệt đới gió mùa. Một năm nước ta có 4 mùa nhưng nhận thấy rõ nhất là hai mùa khí hậu đặc trưng: Mùa hè nóng ẩm với gió mùa tây nam và mùa đông lạnh khô với gió mùa đông bắc.

-Giải thích: – Đặc điểm chung khí hậu nước ta là mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. – Nét độc đáo của nước ta thể hiện ở: + Nhiệt độ trung bình năm trên 21oC, lượng mưa lớn (1500-2000mm/năm) và độ ẩm không khí rất cao (trên 80%).

Bình luận (0)
Nguyễn Minh Hằng
Xem chi tiết
Trương Văn Châu
26 tháng 2 2016 lúc 9:24

a) Vị trí và vai trò đặc biệt của Hà Nội

- Vị trí : ở trung tâm vùng Bắc Bộ và Đồng bằng sông Hồng. Nằm trong địa bàn kinh tế trọng điểm phía Bắc, một khu vực có nền kinh tế phát triển năng động

- Vai trò : Hà Nội là thủ đô và là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học - kĩ thuật hàng đầu của cả nước

b) Hà Nội là nơi tập trung hầu hết các loại hình vận tải  : Đường bộ (đường ôtô) , đường sắt, đường sông, đường hàng không

c) Tập trung các tuyến giao thông huyết mạch : Từ Hà Nội các tuyến tỏa đi các vùng của đất nước và quốc tế

* Đường ôtô :

- Đường số 1 dài 2300 km  từ cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn) qua Hà Nội đến Năm Căn (Cà Mau). Đây là tuyến đường giao thông huyết mạch, xương sống của cả hệ thống đường bộ của cả nước. Đi qua 6/7 vùng kinh tế của nước ta, có ý nghĩa quan trọng tương đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

- Đường số 2 : Chạy từ Hà Nội qua Việt Trì đến cửa khẩu Thanh Thủy ( Hà Giang), nối thủ đô với các trung tâm công nghiệp Việt Trì - Lâm Thao và các vùng chuyên canh chè, chăn nuôi gia súc lớn ở phía Bắc

- Đường số 3 nối Hà Nội với khu gang thép Thái Nguyên, qua Bắc Cạn đến cửa khẩu Tà Lùng (Cao Bằng) 

- Đường số 5 nối Hà Nội với Hải Phòng qua thành phố Hải Dương. Đây là tuyến đường huyết mạch, cửa ngõ xuất nhập khẩu của các tỉnh phía Bắc

- Đường số 6, nối Hà Nội với Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên. Đây là tuyến đường độc đạo, mang tính chiến lược với việc phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng của vùng Tây Bắc

* Đường sắt :

- Đường sắt thống nhất chạy gần như song song với quốc lộ 1, tạo nên trục giao thông quan trọng theo hướng Bắc - Nam, có ý nghĩa quan trọng lớn trong việc phát triển kinh tế - xã hội đất nước

- Đường sắt Hà Nội - Lào Cai, qua Việt Trì, Yên Báo và nối với cửa khẩu sang Trung Quốc

- Đường sắt Hà Nội - Hải Phòng

- Đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng (Lạng Sơn) nối nước ta với Trung Quốc

- Đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên

* Đường hàng không 

- Từ Hà Nội có các đường bay đến nhiều địa điểm trong nước : tp Hồ Chí Minh, Điện Biên, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang...

- Từ Hà Nội cũng có các đường bay quốc tế nối nước ta với thủ đô của nhiều nước trên thế giới

* Đường sông 

- Tuy đường sông ở Hà Nội không phát triển bằng các loại hình vận tải khác nhưng từ Hà Nội có thể đi đến nhiều tỉnh ở đồng bằng sông Hồng và một số tỉnh ở trung du và miền núi Bắc Bộ nhờ hệ thống sông Hồng cùng với các phụ lưu và chi lưu của nó

d) Tập trung cơ sở vật chất - kĩ thuật của ngành giao thông vận tải

- Hệ thống nhà ga, bến cảng, kho hàng, các cơ sở sản xuất và sửa chữa phương tiện vận tải

- Nổi bật là sân bay quốc yế Nội Bài, một trong các sân bay quốc tế lớn của nước ta

Bình luận (0)
Trương Văn Châu
Xem chi tiết
Đỗ Xuân Long
27 tháng 2 2016 lúc 14:16

a) So sánh :

* Giống nhau : 

- Đều là trung tâm công nghiệp có quy mô rất lớn (trên 120 nghìn tỉ đồng)

- Có cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng

* Khác nhau :

Thành phố Hồ Chí Minh có cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng hơn Hà Nội

b) Giải thích 

- Vị trí địa lí thuận lợn

- Các yếu tố khác

Bình luận (0)
Alex Ahrix
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Giang
19 tháng 11 2021 lúc 20:55

D

Bình luận (2)
Alex Ahrix
19 tháng 11 2021 lúc 20:55

mấy câu phải viết kết quả ra thì mk làm dc rùi

Bình luận (0)
Long Sơn
19 tháng 11 2021 lúc 20:55

A

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
24 tháng 4 2017 lúc 8:49

HƯỚNG DẪN

a) Giống nhau

- Vị trí đều nằm ở ven biển miền Trung.

- Chế độ nhiệt

+ Nhiệt độ trung bình năm đều trên 21°C. Ngoài Đồng Hới nằm ở trong miền khí hậu chịu tác động của gió mùa Đông Bắc (nhưng đã suy yếu), Đà Nẵng và Nha Trang ở trong miền khí hậu không chịu tác động của gió mùa Đông Bắc, nên mùa đông không lạnh lắm; mùa hạ cả 3 địa điểm đều chịu tác động của gió phơn Tây Nam khô nóng.

+ Biên độ nhiệt độ trung bình năm tương đối lớn, do chênh lệch nhiệt độ giữa mùa hạ và mùa đông không lớn lắm, nhất là ở Nha Trang.

+ Diễn biến nhiệt độ trong năm ở cả ba địa điểm đều có một cực đại và một cực tiểu, mặc dù ở Nha Trang không rõ lắm.

- Chế độ mưa

+ Tổng lượng mưa lớn, tháng mưa cực đại là tháng X hoặc XI. Lượng mưa trong hai tháng này chiếm một tỉ lệ rất lớn, ảnh hưởng đến tổng lượng mưa cả năm. Đây là hai tháng có sự tập trung của các nhân tố gây mưa như: dải hội tụ nhiệt đới, gió Đông Bắc gặp bức chắn địa hình Trường Sơn, áp thấp và bão...

+ Mùa mưa đều lệch về thu đông. Nguyên nhân do đầu mùa hạ chịu tác động của gió phơn Tây Nam khô nóng; sang mùa đông, mưa vẫn kéo dài do tác động của gió Đông Bắc (gió mùa Đông Bắc, Tín phong Đông Bắc) gặp dãy Trường Sơn, áp thấp và bão vẫn hoạt động gây mưa.

b) Khác nhau

- Đồng Hới thuộc miền khí hậu phía Bắc; Đà Nẵng ở đầu phía bắc và Nha Trang ở cuối của miền khí hậu phía Nam, có sự khác nhau cả về chế độ nhiệt và mưa trong năm.

- Chế độ nhiệt

+ Nhiệt độ trung bình năm cao nhất ở Nha Trang (26,7°C), tiếp đến là Đà Nẵng (25,2°C), thấp nhất là ở Đồng Hới. Nguyên nhân: Về mùa hạ, ở cả ba địa điểm này có sự chênh lệch nhiệt độ không đáng kể. Về mùa đông: Ở Đồng Hới nhiệt độ hạ thấp do tác động của gió mùa Đông Bắc; Đà Nẵng có vị trí xa Xích đạo hơn Nha Trang và chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, tuy nhỏ nhưng vẫn lớn hơn ở Nha Trang.

+ Tháng có nhiệt độ cao nhất: Ở Nha Trang là tháng VI, ở Đà Nẵng và Đồng Hới là tháng VII; tương ứng với khoảng thời gian sau khi Mặt Trời lên thiên đỉnh.

+ Biên độ nhiệt cao nhất là ở Đồng Hới (12,0°C), tiếp đến là Đà Nẵng (9,7°C), thấp nhất là Nha Trang (4,8°C). Nguyên nhân do sự hạ thấp nhiệt độ trong mùa đông ở 3 địa điểm này khác nhau, liên quan đến vị trí ở gần hay xa Xích đạo và tác động của gió mùa Đông Bắc.

- Chế độ mưa

+ Tổng lượng mưa lớn nhất là ở Đồng Hới, tiếp đến là Đà Nẵng, liên quan đến lượng mưa lớn trong tháng do tác động mạnh mẽ gần như cùng trong khoảng thời gian ngắn của dải hội tụ nhiệt đới, áp thấp và bão, gió mùa Đông Bắc mạnh hơn ở Đồng Hới và gió Đông Bắc gặp các dãy núi cao ở vị trí của Đà Nẵng.

Nha Trang là nơi có lượng mưa thấp nhất trong cả ba địa điểm do vị trí địa lí chếch hướng không lớn với gió Đông Bắc về mùa đông; vị trí nằm phía khuất gió của khối núi cao cực Nam Trung Bộ, chịu tác động mạnh của hiện tượng phơn đầu mùa và cả nhũng đợt gió mùa Tây Nam yếu vào thời kì giữa và cuối mùa hạ.

+ Lượng mưa tháng lớn nhất ở Đồng Hới và Đà Nẵng là tháng X, ở Nha Trang là tháng XI, liên quan đến sự lùi dần của dải hội tụ nhiệt đới và theo đó là hoạt động của áp thấp và bão...

+ Mùa mưa ở Đồng Hới là từ tháng VIII - I, Đà Nẵng từ tháng IX - I và Nha Trang: IX - XII. Nguyên nhân do Đồng Hới nằm gần Bắc Bộ hơn, nơi có dải hội tụ gây mưa lớn vào tháng VIII, chịu tác động nhiều hơn tháng đỉnh mưa ở đây; mùa mưa kết thúc muộn hơn do còn chịu tác động của gió mùa Đông Bắc. Mùa mưa ở Nha Trang kết thúc sớm hơn liên quan đến hoạt động mạnh lên của Tín phong Bán cầu Bắc vào tháng I trở về sau.

Bình luận (0)
Phan Thị Minh Uyên
Xem chi tiết
Phạm Thu Hà
24 tháng 5 2016 lúc 13:43

a. Quy mô cơ cấu của trung tâm công nghiệp Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh

* Quy mô: TP. HCM rất lớn và Hà Nội là lớn

* Cơ cấu: TP. HCM khá hoàn chỉnh với các ngành: nhiệt điện, luyện kim đen, màu, cơ khí, điện tử, đóng tàu,ô tô, hóa chất, vật liệu xây dựng, dệt may,…

- Hà Nội khá đa dạng gồm một số ngành truyề thống; các ngành chuyên môn hóa luyện kim đen, màu, cơ khí, điện tử, hóa chất, …

- Tp.HCM: có ưu thế về VTĐL, nằm trong địa bàn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đặc biệt có cảng Sài Gòn với năng lực bốc dỡ lớn nhất cả nước. Nguồn lao động dồi dào, có tay nghề cao. KCHT phát triển mạnh, nhất là GTVT & TTLL. Được sự quan tâm của Nhà nước & là nơi thu hút đầu tư nước ngoài vào lớn nhất cả nước.

-Hà Nội: là thủ đô, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, có sức hút đối với các vùng lân cận. Có lịch sử khai thác lâu đời. Nguồn lao động dồi dào, có chuyên môn cao. Là đầu mối giao thông quan trọng ở phía Bắc. Được sự quan tâm của Nhà nước & thu hút đầu tư nước ngoài lớn thứ 2, sau tp.HCM

Bình luận (0)