Những câu hỏi liên quan
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Nhật Linh
4 tháng 5 2017 lúc 22:09

Thể thơ song thất lục bát là một thể thơ truyền thống của dân tộc ta. Bản thân cách cấu tạo câu thơ và vần luật của nó cũng đã tạo nên một thứ nhạc điệu lên bổng xuống trầm một cách linh hoạt, có khả năng diễn tả tài tình những cung bậc khác nhau của tâm trạng con người, Phan Huy Thực cũng đã dịch Tì bà hành của Bạch Cư Dị sang thể thơ này. Nguyễn Du dùng thể thơ này để khóc cho “thập loại chúng sinh” trong Vận chiêu hổn...

Chinh phụ ngâm là khúc ngâm dài (diễn tả mọi cung bậc của nỗi buồn triền miên ở người chinh phụ. Nguyên tác của Đặng Trần Côn được viết bằng chữ Hán, theo thể đoản trường cú (câu ngắn, câu dài xen nhau). Người dịch giả tài hoa Đoàn Thị Điểm - với một nỗi cảm thông kì lạ với nỗi lòng người chinh phụ đã dịch tác phẩm của Đặng Trần Côn sang bản chữ Nôm với thể thơ song thất lục bát vô cùng đắc địa. Có thể nói, chính nội dung tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình và sự đồng cảm cao độ của người nghệ sĩ đã bắt gập thể thơ song thất lục bát như một định mệnh để rồi tất cả tiếng lòng sầu thương ai oán của người chinh phụ đã được tấu lên với giọng cao thấp, bổng trầm mà khó có thể thơ nào có thể diễn tả được như thế.

Nếu khúc ngâm được viết bằng thể thơ khác thì chắc chắn hiệu quả biểu đạt sẽ không bằng thể song thất lục bát. Gần hơn cả với thể thơ này là thể thơ lục bát Truyện Kiều của Nguyễn Du được viết bằng thể thơ này vì đó là một tiểu thuyết bằng thơ. Chinh phụ ngâm là một khúc ngâm có tính “độc diễn” tâm trạng. Nếu sử dụng thể thơ lục bát sẽ không tránh khỏi giọng đểu đều bằng phẳng. Thể song thất lục bát đã khắc phục được điều đó.

Đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ ngoài nhạc điệu vốn có của thể thơ song thất lục bát, giọng sầu thương bi thiết còn được tạo nên bởi cách sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh có giá trị gợi tả nỗi buồn, tình cảnh lẻ loi; các từ láy cùng với biện pháp điệp từ ngữ, lối đối cũnơ góp một phần không nhỏ vào việc tạo nên giọng điệu sầu bi ấy.

Bình luận (0)
Trần Nho Huệ
Xem chi tiết
Phương Thảo ==
15 tháng 9 2018 lúc 20:59

sai

thơ lục bát vẫn  hay hơn

Bình luận (0)
Trần Nho Huệ
15 tháng 9 2018 lúc 21:04

bạn giải thick cho minh cầu tiếp theo đi

Bình luận (0)
Phương Thảo ==
15 tháng 9 2018 lúc 21:07

mình thấy thế chứ có phải ai cũng thấy thế đâu

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
25 tháng 6 2019 lúc 8:27

- Giọng điệu buồn bi thiết diễn tả nỗi đau nước mất nhà tan.

- Thể thơ song thất lục bát diễn đạt thích hợp cảm xúc, giọng điệu trầm buồn của bài thơ.

- Sự đan xen hai câu bảy chữ như trào dâng, dồn dập diễn tả nỗi uất ức, căm hờn

- Hai câu lục bát tha thiết, chậm dãi tạo độ sâu lắng, da diết

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
14 tháng 7 2018 lúc 15:41

- Đoạn thơ là lời trăng trối của người cha đối với con trước giờ vĩnh biệt, trong cảnh nước mất nhà tan. Lời người cha sâu nặng ân tình và tràn đầy nỗi xót xa, đau đớn. Đoạn thơ có giọng điệu, lâm li, chan chứa tình cảm, thể hiện nỗi lòng đau đớn, thống thiết đối với đất nước và giống nòi.

- Bài thơ được làm theo thể song thất lục bát, một thể thơ truyền thống của dân tộc rất phù hợp để diễn tả những cảm xúc của tâm hồn, những tâm sự cần mọi người chia sẻ. Hai câu bảy chữ như trào dâng, dồn dập. Hai câu lục bát da diết, chậm mà xoáy sâu, nhức nhối. Những thanh trắc ở câu bảy, hiệp vần ở hai câu lục bát làm tăng nhạc tính ở từng khổ thơ.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
29 tháng 8 2019 lúc 6:03

Thể thơ song thất lục bát là sự sáng tạo của người Việt.

- Bốn câu hợp thành một khổ: hai câu 7 chữ (song thất), hai câu 6- 8 (lục bát)

- Không hạn định về độ dài bài thơ

Hiệp vần: chữ cuối của câu 7 trên vần dưới với chữ thứ 5 câu 7 phía dưới

+ Chữ cuối của câu 6 hiệp vần với chữ thứ 6 của câu 8

+ Chữ cuối của câu 8 vần với chữ thứ 5 câu 7 khổ tiếp theo

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
6 tháng 1 2017 lúc 14:36

Bình luận (0)
thu nguyen
Xem chi tiết
Phương Thảo
23 tháng 11 2016 lúc 4:13

đoạn thơ nào v bn ?

Bình luận (7)
Phan Ngọc Cẩm Tú
30 tháng 11 2016 lúc 10:14

a) hum

b)

Cuộc đời bao nỗi đắng cayNhìn về cha mẹ, lệ cay nghẹn ngàoHôm nay nước mắt tuôn tràoNhớ ơn cha mẹ, cả đời cưu mang Cho con cuộc sống vinh quangTương lai tươi sáng, muôn vàng mai sauTóc nay mẹ đã bạc màuVì bao khổ cực, dải dầu sớm trưa Thương con không quảng nắng mưaThức khuya dậy sớm, mưa giông không màngGian lao khổ cực nào thanCho con no đủ, hiên ngang với đời Con đây chẳng nói nên lờiNghẹn ngào nước mắt, lòng này khắc ghiLạy cha lạy mẹ con quỳCông ơn trời biển, đời đời không quên. Khi con cất tiếng chào đờiTrào dâng cảm xúc cha rơi lệ mừngẲm bồng...chăm bón...chìu cưngDẫu thêm vất vã nhưng cha đâu màng Trằn trọc thao thức canh tànLúc con đau ốm cha mang ưu phiềnGian lao khổ cực chuân chuyênĐể con được sống bình yên đủ đầy Cho con cuộc sống sum vầyNên cha gánh hết đắng cay riêng mìnhCả đời chấp nhận hi sinhĐổi lại hạnh phúc gia đình ấm no Đời cha là kiếp đưa đòChở con vượt mọi gió giông bão bùngNắng mưa cha vẫn không chùnHoài luôn vững bước cùng con tháng ngày Thời gian phủ úa thân gầyTóc xanh ngày ấy thay màu bạc phơTình cha son sắc vô bờChỉ cho mà chẳng mơ chi đáp đền Nguyện lòng con mãi không quênMong cha vui khỏe vững bền tháng năm... Mẹ là cơn gió mùa thuCho con mát mẻ lời ru năm nàoMẹ là đêm sáng trăng saoSoi đường chỉ lối con vào bến mơ Mẹ luôn mong mỏi đợi chờCho con thành tựu được nhờ tấm thânMẹ thường âu yếm ân cầnBảo ban chỉ dạy những lần con sai Mẹ là tia nắng ban maiSưởi con ấm lại đêm dài giá băngLòng con vui sướng nào bằngMẹ luôn bênh cạnh ...nhọc nhằn trôi đi Mẹ ơi con chẳng ước gìChỉ mong có Mẹ chuyện gì cũng quaVui nào bằng có Mẹ ChaTình thâm máu mủ ruột rà yêu thương Cho con dòng sữa ngọt đườngMẹ là ánh sáng vầng dương dịu kỳXua đêm tăm tối qua điMang mùa xuân đến thầm thì bên con. Ơn đời con đã sinh raBiển khơi là mẹ, cha là núi nonBao nhiêu vất vả gầy mònMẹ cha đánh đổi cho con nụ cười. Mẹ là tia nắng vàng tươiThắp lên ánh sáng trong người của conMẹ ơi hãy mãi cười giònCon yêu mẹ lắm dáng thon gầy gò. Cha cho những bát cơm noMẹ cho câu hát điệu hò lời ruTóc con mọc tốt đầu xùBố ngồi cắt tỉa chỉnh chu mượt mà. Bây giờ con lớn đi xaThương cha nhớ mẹ tuổi già đơn côiLòng con thấp thỏm bồi hồiNhớ về nơi ấy sục sôi trong lòng.
Bình luận (0)
Thảo Phương
Xem chi tiết
datcoder
Xem chi tiết
Người Già
19 tháng 12 2023 lúc 22:30

Tình yêu quê hương đất nước là một trong những tình cảm đẹp, thiêng liêng, cao quý của mỗi người dân Việt Nam. Tình cảm ấy đã từng được gửi gắm trong rất nhiều những áng văn, áng thơ. Và “Chuyện cổ nước mình” của Lâm Thị Mỹ Dạ là một trong những bài thơ như thế. Bài thơ được viết bằng thể lục bát, âm điệu nhẹ nhàng, mang màu sắc ca dao, dân ca. Qua bài thơ tác giả ca ngợi chuyện cổ của nước mình mang nhiều ý nghĩa sâu xa, chứa đựng bao bài học quý báu của ông cha truyền lại cho con cháu đời sau. Tình thương người bao la mênh mông và triết lí về niềm tin “ở hiền gặp lành” là ý nghĩa sâu xa, là sự tuyệt vời của “Chuyện cổ nước mình” khiến cho nhà thơ phải “yêu” và quý trọng. “Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo” là triết lí, là niềm tin của nhân dân ta gửi gắm trong chuyện cổ. Câu thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ gợi nhớ trong lòng ta bao chuyện cổ, bao hình ảnh, bao nhân vật. Anh trai cày hiền lành được bụt trao cho câu thần chú: “Khắc nhập! Khắc xuất” mà lấy được vợ đẹp con nhà giàu (Cây tre trăm đốt). Người em cần cù, trung hậu được con chim phượng hoàng đền đáp “ăn một quả trả cục vàng” mà trở nên giàu có hạnh phúc; trái lại người anh tham lam mà chết chìm xuống đáy biển (Cây khế). Thạch Sanh được Tiên “độ trì” mà trở nên võ nghệ cao cường, có lắm phép thần thông biến hóa, đã giết chết trăn tinh, bắn chết đại bàng cứu người, có đàn thần để lui giặc, được làm phò mã, rồi được làm vua; trái lại Lí Thông gian tham, độc ác, quỷ quyệt bị sét đánh rồi hóa thành bọ hung...Đúng như Lâm Thị Mỹ Dạ đã viết:

        “Ở hiền thì lại gặp hiền

Người ngay thì được phật tiên độ trì.”

“Chuyện cổ nước mình” đã trở thành hành trang tinh thần, đem đến cho nhà thơ nhiều sức mạnh để vượt qua mọi thử thách “nắng mưa” trong cuộc đời, để đi tới mọi miền quê, mọi chân trời xa xôi đẹp đẽ. Đọc “Chuyện cổ nước mình” như được “nhận mặt”, như được gặp ông cha, khám phá được bao phẩm chất tốt đẹp của tổ tiên mình. “Chuyện cổ nước mình” còn hàm chứa bao bài học quý báu, đó là bài học về đạo lí làm người: sống phải chân thật, phải chăm làm siêng năng, phải có trí tuệ đừng a dua. Tác giả gợi lên thật khéo truyện “Tấm Cám”,  “Đẽo cày giữa đường”, ...để nói về những bài học do ông cha gửi lại “đời sau” qua chuyện cổ. “Chuyện cổ nước mình” là một bài thơ hay, giản dị mà đậm đà. Bài thơ đã giúp mỗi tuổi thơ chúng ta yêu thêm chuyện cổ của đất nước mình, dân tộc mình hơn. Đọc bài thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ, chúng ta mới hiểu rõ vì sao nhân dân ta từ người trẻ đến người già, ai cũng yêu thích chuyện cổ nước mình.

Bình luận (0)