Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
10 tháng 10 2017 lúc 6:45

- Tranh 1 : Giờ ra chơi, Minh thì thầm với Nam: “Ngoài phố có gánh xiếc, chúng mình đi xem đi”.

- Tranh 2 : Hết giờ ra chơi, hai bạn tới bên bức tường. Nam đẩy Minh ra ngoài trước, đến lượt Nam lách ra thì bác bảo vệ tới, nắm chặt hai chân em. Em vùng vẫy vì sợ quá, bác bảo vệ lại càng nắm chặt hơn. Vậy là cậu ấy khóc toáng lên.

- Tranh 3 : Cô giáo nhắc bác bảo vệ nhẹ tay không làm đau Nam rồi cô đỡ em ngồi dậy, phủi đất cát lấm lem trên người và đưa Nam về lớp.

- Tranh 4 : Nam bật khóc vì đau và xấu hổ. Cô xoa đầu Nam và gọi Minh vào:

- Từ nay các em còn trốn học đi chơi nữa không?

Hai bạn đáp:

- Thưa cô, không ạ. Chúng em xin lỗi cô.

Cô vui lòng, bảo hai bạn về chỗ và tiếp tục giảng bài.

Bình luận (0)
Nguyễn Hương Giang
Xem chi tiết
Đan Khánh
19 tháng 10 2021 lúc 8:52

Cᴀ́ᴄ ʙᴀ̣ɴ ᴛʜᴀᴍ ᴋʜᴀ̉ᴏ:

 

Trong những câu chuyện cổ tích Việt Nam, thì Sọ Dừa là một trong những câu chuyện hay và ấn tượng nhất mà em được biết.

 

Câu chuyện kể về cuộc đời với nhiều điều kì lạ của Sọ Dừa. Mẹ chàng nhờ uống nước trong một cái sọ dừa mà mang thai rồi sinh ra chàng. Khi mới sinh ra, chàng có hình dáng kì lạ, mình tròn lông lốc như trái dừa, nên mới được mẹ đặt tên cho là Sọ Dừa.

 

Tuy bề ngoài kì lạ, nhưng Sọ Dừa rất yêu thương mẹ và ngoan ngoãn. Chàng chủ động xin được đi chăn bò cho phú ông để đỡ đần cho mẹ. Nhờ tài thổi sáo, chàng không chỉ chăn đàn bò không mất con nào, mà còn khiến chúng béo tốt, mũm mĩm. Trong quá trình đó, cô út hiền lành đã phải lòng chàng sau nhiều lần đi đưa cơm.

 

Thế là, Sọ Dừa nhờ mẹ sang nhà phú ông hỏi vợ cho mình. Điều bất ngờ, là chàng đã chuẩn bị đầy đủ những sính lễ mà phú ông yêu cầu, để cưới được con gái ông ta. Đến ngày, điều ngạc nhiên hơn nữa đã xảy ra, khi Sọ Dừa tổ chức đám tiệc linh đình, với kẻ hầu người hạ tấp nập. Còn chàng thì trở về lốt người, khôi ngô tuấn tú.

 

Sau khi kết hôn, Sọ Dừa chăm chỉ dùi mài kinh sử và thi đỗ trạng nguyên. Ít lâu sau, chàng còn vinh dự được nhà vua tin tưởng, cử đi sứ. Điều này khiến cho hai cô chị của vợ chàng ghen ăn tức ở, quyết hãm hại em. Hai ả ta mời cô em gái đi chơi thuyền, rồi đẩy em xuống sông, nhằm cướp chồng. Nhưng may thay, nhờ những đồ vật mà Sọ Dừa trước khi đi dặn luôn mang theo, mà cô út sống sót trên hoang đảo. Rồi một ngày, tàu của quan trạng đi qua, gặp được vợ và đón về nhà.

 

Cuối cùng, người tốt như Sọ Dừa và cô út được sống hạnh phúc bên nhau. Còn kẻ xấu xa, nham hiểm như hai cô chị, thì phải bỏ đi biệt xứ. Đó cũng chính là ước mơ của nhân dân ta ngày xưa, về một xã hội công bằng, hạnh phúc.

Bình luận (7)
duong1 tran
19 tháng 10 2021 lúc 8:52

Tham khảo

 

Trong những câu chuyện cổ tích Việt Nam, thì Sọ Dừa là một trong những câu chuyện hay và ấn tượng nhất mà em được biết.

Câu chuyện kể về cuộc đời với nhiều điều kì lạ của Sọ Dừa. Mẹ chàng nhờ uống nước trong một cái sọ dừa mà mang thai rồi sinh ra chàng. Khi mới sinh ra, chàng có hình dáng kì lạ, mình tròn lông lốc như trái dừa, nên mới được mẹ đặt tên cho là Sọ Dừa.

Tuy bề ngoài kì lạ, nhưng Sọ Dừa rất yêu thương mẹ và ngoan ngoãn. Chàng chủ động xin được đi chăn bò cho phú ông để đỡ đần cho mẹ. Nhờ tài thổi sáo, chàng không chỉ chăn đàn bò không mất con nào, mà còn khiến chúng béo tốt, mũm mĩm. Trong quá trình đó, cô út hiền lành đã phải lòng chàng sau nhiều lần đi đưa cơm.

Thế là, Sọ Dừa nhờ mẹ sang nhà phú ông hỏi vợ cho mình. Điều bất ngờ, là chàng đã chuẩn bị đầy đủ những sính lễ mà phú ông yêu cầu, để cưới được con gái ông ta. Đến ngày, điều ngạc nhiên hơn nữa đã xảy ra, khi Sọ Dừa tổ chức đám tiệc linh đình, với kẻ hầu người hạ tấp nập. Còn chàng thì trở về lốt người, khôi ngô tuấn tú.

Sau khi kết hôn, Sọ Dừa chăm chỉ dùi mài kinh sử và thi đỗ trạng nguyên. Ít lâu sau, chàng còn vinh dự được nhà vua tin tưởng, cử đi sứ. Điều này khiến cho hai cô chị của vợ chàng ghen ăn tức ở, quyết hãm hại em. Hai ả ta mời cô em gái đi chơi thuyền, rồi đẩy em xuống sông, nhằm cướp chồng. Nhưng may thay, nhờ những đồ vật mà Sọ Dừa trước khi đi dặn luôn mang theo, mà cô út sống sót trên hoang đảo. Rồi một ngày, tàu của quan trạng đi qua, gặp được vợ và đón về nhà.

 

Cuối cùng, người tốt như Sọ Dừa và cô út được sống hạnh phúc bên nhau. Còn kẻ xấu xa, nham hiểm như hai cô chị, thì phải bỏ đi biệt xứ. Đó cũng chính là ước mơ của nhân dân ta ngày xưa, về một xã hội công bằng, hạnh phúc.

Bình luận (5)
Tử-Thần /
19 tháng 10 2021 lúc 8:52

Trong những câu chuyện cổ tích Việt Nam, thì Sọ Dừa là một trong những câu chuyện hay và ấn tượng nhất mà em được biết.

Câu chuyện kể về cuộc đời với nhiều điều kì lạ của Sọ Dừa. Mẹ chàng nhờ uống nước trong một cái sọ dừa mà mang thai rồi sinh ra chàng. Khi mới sinh ra, chàng có hình dáng kì lạ, mình tròn lông lốc như trái dừa, nên mới được mẹ đặt tên cho là Sọ Dừa.

Tuy bề ngoài kì lạ, nhưng Sọ Dừa rất yêu thương mẹ và ngoan ngoãn. Chàng chủ động xin được đi chăn bò cho phú ông để đỡ đần cho mẹ. Nhờ tài thổi sáo, chàng không chỉ chăn đàn bò không mất con nào, mà còn khiến chúng béo tốt, mũm mĩm. Trong quá trình đó, cô út hiền lành đã phải lòng chàng sau nhiều lần đi đưa cơm.

Thế là, Sọ Dừa nhờ mẹ sang nhà phú ông hỏi vợ cho mình. Điều bất ngờ, là chàng đã chuẩn bị đầy đủ những sính lễ mà phú ông yêu cầu, để cưới được con gái ông ta. Đến ngày, điều ngạc nhiên hơn nữa đã xảy ra, khi Sọ Dừa tổ chức đám tiệc linh đình, với kẻ hầu người hạ tấp nập. Còn chàng thì trở về lốt người, khôi ngô tuấn tú.

Sau khi kết hôn, Sọ Dừa chăm chỉ dùi mài kinh sử và thi đỗ trạng nguyên. Ít lâu sau, chàng còn vinh dự được nhà vua tin tưởng, cử đi sứ. Điều này khiến cho hai cô chị của vợ chàng ghen ăn tức ở, quyết hãm hại em. Hai ả ta mời cô em gái đi chơi thuyền, rồi đẩy em xuống sông, nhằm cướp chồng. Nhưng may thay, nhờ những đồ vật mà Sọ Dừa trước khi đi dặn luôn mang theo, mà cô út sống sót trên hoang đảo. Rồi một ngày, tàu của quan trạng đi qua, gặp được vợ và đón về nhà.

 

Cuối cùng, người tốt như Sọ Dừa và cô út được sống hạnh phúc bên nhau. Còn kẻ xấu xa, nham hiểm như hai cô chị, thì phải bỏ đi biệt xứ. Đó cũng chính là ước mơ của nhân dân ta ngày xưa, về một xã hội công bằng, hạnh phúc.

Bình luận (6)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
4 tháng 11 2019 lúc 7:32

Em kể 1 đoạn và thể hiện tình cảm, thái độ của mình với nhân vật.

Ví dụ kể lại đoạn 1: Ngày xưa, có một cậu bé ham chơi, nghịch ngợm. Trong một lần bị me mắng, cậu dỗi mẹ, bỏ nhà đi. Mẹ cậu buồn bã, ở nhà ngóng trông con mãi nhưng chẳng thấy cậu về.

Bình luận (0)
Ngan Lý kim
Xem chi tiết
Cù Thanh Chi
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
10 tháng 8 2017 lúc 6:28

Tranh 1 : Chi nhìn ngắm những bông hoa màu xanh lộng lẫy. Chi giơ tay định hái nhưng lại chần chừ vì bạn biết nhà trường có quy định học sinh không được ngắt hoa.

Tranh 2 : Bỗng cánh cửa lớp mở ra, cô giáo rất ngạc nhiên vì Chi đến sớm. Chi nói:

- Xin cô cho em được hái một bông hoa. Bố em đang ốm nặng.

Cô nhẹ nhàng ôm bạn vào lòng:

- Em hái thêm hai bông nữa. Một bông cho em, một bông cho mẹ vì cả bố và mẹ đã dạy dỗ em thành một cô bé hiếu thảo.

Bình luận (0)
Nguyễn Hải Đăng
Xem chi tiết
oki pạn
28 tháng 1 2022 lúc 20:24

Tham khảo:

 

Ngày xửa ngày xưa, cái "ngày xửa ngày xưa" ấy, cách nay khoảng bốn nghìn năm có lẻ. Thuở ấy Trái Đất còn hoang sơ lắm. Trên bờ muông thú chạy tung tăng, chim chóc líu lo ca hát. Dưới nước cá từng đàn bơi lội nhởn nhơ.

Ta tên là Âu Cơ, con gái út Thần Nông - vị thần được giao đảm nhiệm công việc trồng cây trên thiên đình và coi sóc việc nhà nông dưới trần gian. Được cha mẹ cưng chiều, ta thường cùng các chị em tiên nữ xuống trần gian du ngoạn ngắm cảnh đó đây.

Một lần, đang tung tăng bên bờ suối mát, ta bất chợt trông thấy một trang tuấn kiệt. Trông chàng thật khôi ngô, tuấn tú với chiếc vòng ngọc trai lấp loá, răng trắng như ngà voi, thân hình dẻo dai như cá mập đang bơi lội. Giọng chàng âm vang như tiếng chuông, đôi mắt thăm thẳm như sóng nước biển khơi. Khỏi cần nói ta đã bối rối như thế nào. Ta định trốn vào sau lưng mấy cô bạn nhưng chàng đã trông thấy, liền tiến đến bắt chuyện. Tên chàng là Lạc Long Quân, con trai Thần Long Nữ, chủ nhân của biển khơi.

Hôm sau chàng lại đến, không quên mang theo rất nhiều trai ngọc để làm quà. Mấy nàng tiên thoáng cái đã biến đâu mất, để ta ở lại một mình. Muốn chạy trốn mà sao chân bước không nổi. Chúng ta kết hôn rồi cùng nhau sống những ngày tháng hạnh phúc ở cung điện Long Trang.

Chẳng bao lâu ta có mang. Chàng mừng lắm. Chẳng ngờ khi sinh ra lại chỉ thấy một cái bọc, trong bọc có trăm trứng. Một hôm, chúng ta ra ngoài, khi về gần đến nhà bỗng nghe tiếng trẻ nô đùa, cười nói ầm ĩ. Đến nơi thì chao ôi! cả một đàn đúng một trăm đứa trẻ đang chạy nhảy và cười đùa. Bọc trăm trứng của ta đã nở thành trăm con. Có một đứa đã vui, bây giờ niềm vui được nhân lên đúng một trăm lần.

Những đứa trẻ lớn nhanh vùn vụt. Thoáng cái, chúng đã thành những chàng trai dũng mãnh.

Cuộc sống tưởng như hạnh phúc trọn vẹn của ta bắt đầu có nỗi buồn, đó là chồng ta nhớ biển đến bần thần, rồi chàng về lại thủy cung, để ta ở lại với bầy con, ngày đêm trông ngóng. Ta nhắn chàng đến hỏi:

- Tại sao chàng không ở lại cùng thiếp nuôi dạy các con?

Chàng nói hai chúng ta, kẻ giống Rồng, người dòng Tiên tập quán khác nhau, không thể chung sống lâu dài. Nay chàng đưa năm mươi con xuống biển, ta đưa năm mươi con lên rừng. Kẻ miền ngược, người miền xuôi nhưng khi có việc phải giúp đỡ nhau. Ta nghe cũng thấy phải.

Cuộc chia tay đầy lưu luyến và bịn rịn. Ta nhìn theo cha con chàng đi tận phía xa, lòng tràn ngập yêu thương.

Con trai cả ở lại cùng ta, được phong làm vua, xưng là Hùng Vương, đóng đô ở Phong Châu. Thông lệ cứ đời sau thì con trưởng lại lên nối ngôi, xưng là Hùng Vương thứ hai, thứ ba... Tất thảy trải qua mười tám đời như vậy.

Lại nói về những đứa con. Sau khi chia tay cha mẹ, chúng toả đi khắp nơi, lập thành các bộ tộc, dần dần nói những thứ tiếng khác nhau, phong tục, thói quen cũng khác. Dù không mấy khi gặp được nhau nhưng tất cả vẫn luôn nhớ đều là anh em một nhà. Mỗi khi quân giặc bên ngoài kéo đến xâm lược, chúng lại bảo nhau chung sức lại đánh đuổi kẻ thù.

Bởi thế nên trên đất nước Việt Nam ngày nay có tới trên năm mươi dân tộc nhưng tất cả đều là anh em một nhà, đều là con cháu của ta.

Ngoài ra, các em có thể tham khảo những bài tập làm văn về tác phẩm Con rồng cháu tiên khác mà Đọc tài liệu đã tổng hợp và biên soạn để giúp các em thêm hiểu về giá trị nội dung, giá trị nhân văn, nghệ thuật mà tác phẩm mang lại. Chúc các em có những bài tập làm văn hay và ý nghĩa.

Bình luận (0)
lạc lạc
28 tháng 1 2022 lúc 21:58

Bạn tham khảo :

 

Các bạn có biết vì sao nhân dân ta tự xưng là con Rồng cháu Tiên hay không? Điều đó có liên quan đến câu chuyện sau đây:

“Ngày xưa, ngày xửa từ lâu lắm rồi, ở vùng đất Lạc Việt, nay là Bắc Bộ nước ta có một vị thần. Thần là con của Thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng sức khỏe vô địch, thường sống ở dưới nước. Thần giúp dân diệt trừ yêu quái như Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh… Thần còn dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và dạy dân cách ăn ở sao cho đúng nghĩa.. Khi làm xong thần trở về Thủy cung sống với mẹ lúc có việc cần mới hiện lên.

Bấy giờ, ở vùng núi cao phương Bắc, có vị tiên xinh đẹp tuyệt trần là con gái Thần Nông tên là Âu Cơ. Nàng nghe nói ở vùng Lạc Việt có nhiều hoa thơm cỏ lạ bèn tìm đến thăm. Lạc Long Quân và Âu Cơ gặp nhau đem lòng yêu nhau rồi trở thành vợ chồng chung sống ở Long Trang. Chung sống với nhau được chừng một năm, Âu Cơ mang thai. Đến kỳ sinh nở, Âu Cơ sinh ra một cái bọc trăm trứng, trăm trứng nở ra một trăm đứa con da dẻ hồng hào. Không cần bú mớm mà vẫn lớn nhanh như thổi mặt mũi khôi ngô tuấn tú, đẹp đẽ như thần. Cuộc sống hai vợ chồng đã hạnh phúc lại càng hạnh phúc hơn.

 

Một hôm, Lạc Long Quân chợt nghĩ mình là dòng giống nòi rồng sống ở vùng nước thẳm không thể sống trên cạn mãi được. Chàng bèn từ giã vợ và và con về vùng nước thẳm. Âu Cơ ở lại chờ mong Lạc Long Quân trở về, tháng ngày chờ đợi mỏi mòn, buồn bã. Nàng bèn tìm ra bờ biển, cất tiếng gọi:

- Chàng ơi hãy trở về với thiếp.

Lập tức, Lạc Long Quân hiện ra. Âu cơ than thở:

- Sao chàng bỏ thiếp mà đi, không ở lại cùng thiếp nuôi dạy các con nên người?

Lạc Long Quân bèn giải thích:

- Ta vốn dĩ rất yêu nàng và các con nhưng ta là giống nòi Rồng, đứng đầu các loài dưới nước còn nàng là giống tiên ở chốn non cao. Tuy âm dương khí tụ mà sinh con nhưng không sao đoàn tụ được vì hai giống tương khắc như nước với lửa. Nay đành phải chia lìa. Ta đem năm mươi người con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Khi có việc cần phải giúp đỡ lẫn nhau, đừng bao giờ quên lời hẹn này.

Rồi Lạc Long Quân đưa năm mươi người con xuống nước còn Âu Cơ đưa năm mươi người con lên núi.

Người con trai trưởng đi theo Âu Cơ sau này được tôn lên làm vua và đặt tên nước là Văn Lang, niên hiệu là Hùng Vương. Mỗi khi vua chết truyền ngôi cho con trai trưởng. Cứ cha truyền cho con tới mười mấy đời đều lấy niên hiệu là Hùng Vương.”

Do vậy, cứ mỗi lần nhắc đến nguồn gốc của mình Người Việt chúng ta thường tự xưng là con Rồng cháu Tiên và thân mật gọi nhau là đồng bào vì ai cũng nghĩ mình là cùng một bọc sinh ra cho nên người trong một nước phải thương yêu nhau như vậy. Câu chuyện còn suy tôn nguồn gốc cao quý thiêng liêng của cộng đồng người Việt và tự hào về nguồn gốc của dân tộc mình.

Bình luận (0)
tôi là người thông minh
29 tháng 1 2022 lúc 10:47

“Thạch Sanh” là một truyện rất hay mà em luôn nhớ đến bây giờ. Câu chuyện này đã được cô giáo em kể thật hấp dẫn vào cuối tiết học như sau đây.

Ngày xưa, có hai vợ chồng tuổi già mà chưa có con. Thấy họ tốt bụng, hay giúp mọi người, Ngọc Hoàng bèn sai Thái tử xuống đầu thai làm con. Từ đó, người vợ có mang nhưng đã qua mấy năm mà không sinh nở. Rồi người chồng lâm bệnh mà mất. Mãi về sau người vợ mới sinh được một cậu con trai.

Khi cậu bé vừa khôn lớn thì mẹ chết. Cậu sống lủi thủi trong túp lều cũ dựng dưới gốc da, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại. Người ta gọi cậu là Thạch Sanh.

Một hôm, có người hàng rượu tên là Lý Thông. Lý Thông gạ cùng Thạch Sanh kết nghĩa anh em để lợi dụng. Thạch Sanh vui vẻ nhận lời và đến sống chung với mẹ con Lý Thông.

Bấy giờ trong vùng có con chằn tinh có nhiều phép lạ thường ăn thịt người. Quan quân không làm gì được, dân làng hàng năm phải nộp một người cho chằn tinh.

Năm ấy, đến lượt Lý Thông nộp mình. Mẹ con hắn nghĩ kế lừa Thạch Sanh đi canh miếu để chết thay. Thạch Sanh thật thà, nhận lời đi ngay. Nửa đêm, chằn tinh hiện ra. Thạch Sanh dùng búa chém chết chằn tinh. Chàng chặt đầu chằn tinh và lấy được một bộ cung tên bằng vàng mang về nhà. Mẹ con Lý Thông lúc đầu hoảng sợ vô cùng, nhưng sau đó Lý Thông nảy ra một kế dụ Thạch Sanh trốn đi vì đã chém chết con trăn của vua nuôi đã lâu.

Thạch Sanh lại thật thà tin ngay. Chàng từ giã mẹ con Lý Thông, trở về dưới gốc đa. Còn Lý Thông hí hửng đem đầu con yêu quái vào kinh đô nộp cho vua. Hắn được vua khen và phong cho làm Quận công.

Năm ấy, vua mở hội lớn để chọn chồng cho công chúa nhưng không may nàng bị con đại bàng khổng lồ quắp đi. Đại bàng bay qua túp lều của Thạch Sanh và bị chàng dùng tên vàng bắn bị thương. Thạch Sanh lần theo dấu máu, tìm được chỗ ở của đại bàng.

Từ ngày công chúa bị mất tích, vua vô cùng đau khổ, hứa gả công chúa và truyền ngôi cho ai tìm được công chúa. Lý Thông tìm gặp lại Thạch Sanh và được chàng cho biết chỗ ở của đại bàng. Thạch Sanh xuống hang để cứu công chúa. Chàng giết chết con quái vật rồi lấy dây buộc vào người công chúa, ra hiệu cho Lý Thông kéo lên. Không ngờ, sau đó Lý Thông ra lệnh cho quân sĩ dùng đá lấp kín cửa hang lại. Thạch Sanh tìm lối ra và tình cờ cứu được con trai vua Thủy Tề. Chàng được vua Thủy Tề tặng cho cây đàn.

Hồn chằn tinh và đại bàng gặp nhau tìm cách báo thù. Chúng ăn trộm của cải trong kho nhà vua, đem tới giấu ở gốc đa để vu vạ cho chàng. Thạch Sanh bị bắt hạ ngục.

Lại nói chuyện nàng công chúa từ khi về cung, trở nên buồn rầu, chẳng nói chẳng cười. Bao nhiêu thầy thuốc giỏi cũng không chữa được. Một hôm, khi nghe tiếng đàn vẳng ra từ trong ngục, công chúa bỗng cười nói vui vẻ. Nhà vua lấy làm lạ, gọi Thạch Sanh đên. Chàng kể hết sự tình. Vua sai bắt hai mẹ con Lý Thông giao cho Thạch Sanh xét xử. Chàng không giết mà cho chúng về quê làm ăn. Giữa đường, chúng bị sét đánh chết, hóa kiếp thành bọ hung.

Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh. Hoàng tử các nước chư hầu đến cầu hôn không được, liền tức giận họp binh lính cả mười tám nước kéo sang đánh. Thạch Sanh lấy cây đàn ra gảy. Binh lính mười tám nước bủn rủn tay chân, không đánh nhau được nữa, các hoàng tử phải cởi giáp xin hàng. Thạch Sanh thết đãi những kẻ thua trận bằng một niêu cơm tí xíu. Quân sĩ mười tám nước ăn mãi mà không hết. Bọn chúng bái phục và kéo nhau về nước.

Về sau, vua nhường ngôi cho Thạch Sanh.

Càng nghe câu chuyện, em càng yêu quý tính tình hiền lành, tốt bụng của Thạch Sanh và càng căm ghét những kẻ vong ân bội nghĩa như mẹ con Lý Thông. Em tự hứa với lòng là sẽ noi theo tấm gương tốt để trở thành người có ích cho xã hội vì em hiểu được ý nghĩa sâu xa của truyện cổ tích này là ở hiền gặp lành” và “ác giả ác báo”.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
26 tháng 11 2017 lúc 3:26

Ngày xưa có hai vợ chồng người nông dân chăm chỉ, thức khuya dậy sớm, làm lụng không ngơi tay. Nhờ vậy, hai vợ chồng đã gây dựng được một cơ ngơi đàng hoàng.

Nhưng rồi sức khỏe ông bà dần già yếu. Ít lâu sau bà lão qua đời. Ông lão cũng lâm bệnh nặng. Trong khi hai người con trai thì chỉ mơ chuyện hão huyền, không chí thú làm ăn. Ông gọi hai con đến và dặn :

- Cha không sống mãi để lo cho các con được. Ruộng nhà ta có một kho báu, hai con hãy tự đào lên mà dùng.

Vâng theo lời cha dặn, hai người con ra sức đào bới mà không tìm thấy kho báu. Nhân vụ mùa đang tới, họ tranh thủ trồng lúa. Đất được làm kĩ nên vụ ấy bội thu. Liên tiếp mấy vụ sau được mùa mà kho báu chẳng thấy đâu. Hai người con đã hiểu được ý nghĩa trong lời dặn dò của cha : Ai biết quý đất đai, chăm chỉ lao động trên ruộng đồng, người đó sẽ cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Bình luận (0)
Nguyễn Quốc Đạt
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Dũng
15 tháng 9 2023 lúc 23:04

Tham khảo

- Câu chuyện trong đoạn trích được kể bằng ngôi thứ ba.

- Qua lời kể của nhân vật, em thấy người kể chuyện không có thiện cảm với đô Trâu và Trần Ích Tắc.

Bình luận (0)
Nguyễn Lê Phước Thịnh
15 tháng 9 2023 lúc 23:04

Kể bằng ngôi thứ 3

Người kể không có thiện cảm với đô Trâu và Trần Ích Tắc.

Bình luận (0)