Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
27 tháng 10 2017 lúc 16:04

- Diễn biến tâm lí còn thay đổi qua cách xưng hô: từ cháu- ông, nhà tôi- ông, bà- mày. Những từ ngữ miêu tả và giọng văn pha chút hài hước của tác giả ở đây đã làm nổi bật sức mạnh ghê gớm của chị Dậu và hình ảnh bất lực thảm hại của tên cai lệ khi bị chị "ra đòn" bất ngờ.

→ Cho thấy những tâm trạng phẫn uất, những chịu đựng bị dồn nén. Sự vùng dậy của chị thể hiện một sức mạnh to lớn của chị đối với cái bọn quan lại thối nát và không có nhân tính, chị đã vùng dậy sau sự độc ác áp bức bóc lột và đưa con người tới cái chết.

→ Chị biểu hiện cho sự đấu tranh chống bọn tàn ác, và đây là một hiện tượng anh hùng của người phụ nữ đã biết đứng lên đấu tranh để đòi lại công lý.

Bình luận (0)
Hoàng Nguyễn
Xem chi tiết
nthv_.
19 tháng 9 2021 lúc 21:02

Tham khảo:

+ Khi những tên cai lệ đến chị đã có những hành động lo sợ, chị van xin khi những tên lính đó bắt trói anh Dậu và bảo vệ cho anh Dậu.

+ Nhưng khi càng van xin bọn chúng càng quát mắng và có những hành động độc ác hơn, chị đã bảo vệ lấy quyền lợi của chính mình, và cho chồng của mình.

+ Tính mạng của anh Dậu đang bị đe dọa và chị đã van xin, bị bọn nó đánh vào ngực, chị vẫn nhẫn nhịn, khi chúng nó có những hành động độc ác khác chị đã bảo vệ và che chở thì cũng bị bọn nó đánh và mặt cho bốp…

+ Khi những tên lính đó vẫn tới trói anh Dậu thì chị Dậu đã vùng dậy lúc này, chị không còn sợ những tên lính này nữa, chúng tới trói chị đã mạnh mẽ nói: Chúng bay tới trói chồng ta đi tao cho chúng mày biết tay, những lời nói đó đã thể hiện sự mạnh mẽ của chị Dậu, khi bị bọn chúng dồn tới đường cùng chị đã đấu tranh cho quyền lợi của chồng mình.

+ Diễn biến tâm lí còn thay đổi qua cách xưng hô: từ cháu – ông, nhà tôi – ông, bà – mày. Những từ ngữ miêu tả và giọng văn pha chút hài hước của tác giả ở đây đã làm nổi bật sức mạnh ghê gớm của chị Dậu và hình ảnh bất lực thảm hại của tên cai lệ khi bị chị "ra đòn" bất ngờ.

Bình luận (1)
༺ミ𝒮σɱєσиє...彡༻
19 tháng 9 2021 lúc 21:13

*chị Dậu trước khi cai lệ đến

- thái độ: đảm đang, ân cần

- cử chỉ, hành động: chu đáo, hết lòng yêu thương chồng con

- lời nói: hiền lành, mộc mạc

*sau khi cai lệ đến

- thái độ: nhún nhường, tôn trọng những người có chức quyền, vị thế cao hơn mình

- cử chỉ, hành động: van xin, cầu mong được thông cảm và giúp đỡ

- lời nói: xưng hô cháu -ông \(\Rightarrow\) thể hiện sự kính trọng, khiêm nhường

Bình luận (0)
Duy học dốt
Xem chi tiết
Phạm Trần Hoàng Anh
21 tháng 9 2021 lúc 20:38
Hành động và thái độ            Lời nóiXưng hôBiểu hiện

-run run van xin tha thiết, thái độ nhẹ nhàng

- xám mặt vội vàng đtặ con xuống đất, van xin

- Nhà cháu đã túng... cho cháu khất.

- Khốn nạn! nhà cháu đã...xin ông

- Cháu van ông...ông tha cho

Ông-cháuNhẫn nhục chịu đựng
-liều mạng cự lại- Chồng tôi đâu ốm...hành hạÔng-TôiĐấu lý

- nghiến hai hàm răng

- túm, ấn, dúi

- nhanh như cắt, giằng co vật nhau, túm tóc

- Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xemÔng-BàĐấu lực

Hoctot

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
24 tháng 1 2019 lúc 7:18

- Cách xưng hô trong đoạn văn thứ nhất thể hiện rõ cách biệt về địa vị, hoàn cảnh giữa

+ Chị Dậu: người dân thấp cổ bé họng, thiếu sưu nên phải hạ mình, nhịn nhục: xưng hô cháu, nhà cháu – ông

+ Cai lệ, người nhà lí trưởng trái lại cậy quyền thế nên hống hách, xưng hô ông - thằng kia, mày

Cuối cùng khi bị o ép, dồn đến đường cùng chị Dậu chuyển sang xưng tôi - ông, rồi bà - mày

→ Cách xưng hô thể hiện sự “tức nước- vỡ bờ”, sự tự vệ cần thiết để bảo vệ chồng của chị

Bình luận (0)
Phương Võ
Xem chi tiết
Anh Thư Huỳnh
Xem chi tiết
Anh Thư Huỳnh
16 tháng 1 2022 lúc 17:56

Cần gấp ạ

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Ngọc Anh
16 tháng 1 2022 lúc 17:59

Tham khảo:
 

Đoạn văn "Tức nước vỡ bờ" (trích tiểu thuyết "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố) là những áng văn xuôi thể hiện rõ nhất hiện thực sinh động của xã hội phong kiến đương thời và số phận của những người nông dân cùng cực. Chị Dậu là một người cũng là đại diện cho nhiều người nông dân Việt Nam trong hoàn cảnh đó, xã hội thối nát, tàn ác và bất nhân đã đẩy người nông dân vào bước đường cùng, khiến họ phải liều mạng chống lại để giành giật lại sự sống, miếng cơm, manh áo.

Gia đình chị Dậu, một gia đình "nhất nhì trong hạng cùng đinh", dù cho đã bán hết những thứ có thể bán, bán từ những củ khoai - đồ ăn thay cơm của gia đình, bán cả đàn chó mẹ chó con vừa mới đẻ, đến nỗi phải bán cả đứa con gái đầu lòng cho nhà Nghị Quế nhưng chị Dậu vẫn phải chạy vạy ngược xuôi để có đủ tiền đóng sưu thuế cho chồng và cả người chú đã chết lâu năm, sưu cho người sống đã nặng gánh nay còn phải sưu cho người đã chết. Không khí ngột ngạt của một làng quê nghèo trong những ngày sưu thuế thực khiến người ta không thở nổi, hoàn cảnh như anh chị Dậu đã đi đến bước đường cùng, không còn xoay sở được nữa, anh Dậu thì đang ốm cũng bị lôi đi đánh trói, còn chị Dậu chỉ biết kêu gào trong uất ức. Dù trong hoàn cảnh cùng quẫn ấy tình cảm vợ chồng vẫn luôn sát cánh bên nhau, chị Dậu rất mực thương yêu chồng, khi anh Dậu được trả từ đình về nhìn anh mà chị xót hết ruột gan, xin ít gạo nấu cháo rồi ngồi quạt cho cháo chóng nguội, rồi lại giục chồng ăn kẻo người ta lại đến thúc sưu chẳng có sức mà chịu. Chị Dậu chỉ lo cho chồng con còn bản thân chị chẳng màng đến, trong hoàn cảnh ấy chị hiểu rằng mình phải thay chồng gánh vác lo toan mọi việc, phải cáng náng đứng lên làm trụ cột trong gia đình, phải là chỗ dựa cho chồng cho con. Chẳng thế mà chị Dậu đã phải liên tục thay đổi tâm thế của mình khi nói chuyện với cai lệ và người nhà lí trưởng, chị phải làm mọi thứ để bảo vệ chồng và con chị. Khi bọn cai lệ tới nhà, thoạt đầu chị Dậu sợ hãi, run run, chỉ lo bọn nó lại đánh chồng chị, rồi chị hạ giọng van xin tha thiết "Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho !". Những lời van xin của chị Dậu không có tác dụng, chị còn bị đánh, thế nhưng khi chúng tới trói anh Dậu, chị đã quyết định không nhịn, không nhún nhường chúng nó nữa, chị đứng phắt dậy, không một chút run sợ chị liều mạng cự lại "Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ !", chị không chỉ nói suông, khi bọn cai lệ sấn vào anh Dậu chị liền thẳng tay xông vào túm cổ tên cai lệ, ấn dúi hắn ra cửa. Sức khỏe của người đàn bà lực điền như chị đã xô ngã chỏng quèo tên cai lệ nghiện ngập, đến người nhà lí trưởng cũng không làm gì được chị. Chẳng cần no cơm no cháo, sức mạnh của tình thương đã làm trỗi dậy sức mạnh tiềm tàng trong chị Dậu, dự quật cường của chị khiến cho bọn tay sai khiếp sợ, đến anh Dậu cũng lo lắng sợ phải tội. Nhưng chị Dậu đã xác định rõ "Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được", quả thực là tức nước thì vỡ bờ, sức chịu đựng của con người là có giới hạn, sức mạnh của tình yêu thương và lòng căm phẫn đã biến một chị Dậu hiền dịu, nhẫn nhục trở nên ngang tàng, chí khí và sức sống mạnh mẽ. Hành động quật cường dám chống lại của chị Dậu thể hiện sự bế tắc, cùng quẫn đến đường cùng của tất thảy những người nông dân nghèo trong xã hội bấy giờ. Chị chống lại cũng là để tự vệ, bảo vệ cho cuộc sống, tính mạng của chồng và cả những đứa con của chị, chính bọn quan tham, lí trưởng trong chế độ đó đã ép chị Dậu không thể nhịn nhục được thêm nữa.

Ngòi bút hiện thực sinh động của Ngô Tất Tố trong đoạn văn "Tức nước vỡ bờ" không chỉ vạch trần bộ mặt xấu xa, thối nát của xã hội thực dân phong kiến đương thời mà còn làm nổi bật lên hình ảnh những người nông dân như chị Dậu, một người phụ nữ vừa có vẻ đẹp phẩm chất, tâm hồn lại vừa có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ.

Bình luận (0)
TOẢN
Xem chi tiết
nthv_.
18 tháng 9 2021 lúc 9:01

Tham khảo:

Tắt đèn là một “đoản thiên tiểu thuyết” xuất sắc về đề tài người nông dân trước Cách mạng tháng Tám.Cùng viết về nỗi khổ cực của người nông dân nhưng Ngô Tất Tố lại chọn một lối đi riêng.Ông muốn lột trần bộ mặt tàn ác của bọn thực dân thông qua chính sách thuế khóa hà khắc ở nông thôn.Tắt đèn sừng sững một tượng đài nông dân - chị Dậu. Đó là một con người quyết chống lại cường quyền gian ác để giữ lấy chính cuộc sống của mình. Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” chính là một lần chị phải đấu tranh như thế.

Chị Dậu chạy đôn, chạy đáo bán bòn đủ thức mới đủ suất sưu cho chồng. Vất vả nhưng được tai qua nạn khỏi nghĩ cũng mừng. Vậy mà ngờ đâu suất của chồng vừa mới lo xong lại sinh thêm suất sưu của người chết. Thế là trăm dâu đổ đầu tằm, biết là oan ức mà chẳng thể nào giải được. Lo một suất sưu chị đã “khuynh gia bại sản” nay lại thêm suất nữa, chị Dậu bị đẩy đến đường cùng. Đoạn trích Tức nước vỡ bờ mở đầu bằng sự thở phào của chị. Anh Dậu sau khi bị đánh liên hồi kỳ trận được bọn chúng thả về. May thay bà láng giềng cho nắm gạo, thế là chị Dậu tất tả nấu cho chồng bát cháo mong cứu cho chồng  ra khỏi cơn nguy khốn. Nhưng đáng thương thay, bát cháo vừa mới kịp đưa lên miệng thì bọn cai lệ ầm ầm xô tới với roi với thước. Trước sự hách dịch và hung ác, chị Dậu nhất nhất chỉ còn biết kêu oan “Hai ông  làm phúc nói với ông lý cho cháu khất”. Nhưng cái câu nói ấy của chị Dậu có nghĩa gì đâu. Cai lệ trừng trợn trút một hai câu tai ngược “Mày định nói cho mày nghe đấy à? Sưu của Nhà nước mà dám mở mồm xin khất”.

Đúng là “tức nước” sẽ đến “vỡ bờ”. Ở trong một hoàn cảnh khác, chị Dậu hẳn đã phải có vài câu đáp lại cái thói cư xử coi người như  rác của bọn cai lệ nhà ông Lý. Nhưng chị Dậu vẫn kiên nhẫn van nài. Chị hẳn đã hiểu quá  rõ cái thân phận hèn mọn của mình và lại càng hiểu hơn cái thói hung ác của bọn tay sai. Chị vẫn tha thiết “Khốn nạn! Nhà cháu  đã không có, dẫu ông chửi mắng cũng thế thôi. Xin ông trông lại”. Rõ ràng là ở  đấy, câu  nói của chị Dậu đã cứng cỏi hơn, đã có những dấu hiệu “không chịu được”. Lời xin của chị Dậu tỏ vẻ bất cần và không còn ngại ngùng nể sợ hoàn toàn như trước nữa.

Đến đây kịch tính của tình huống bắt đầu được đẩy lên cao.Cai lệ hầm hề “Nếu không có tiền nộp sưu cho ông bây giờ,thì ông sẽ dở cả nhà mày đi,chửi mắng thôi à?”. Câu nói vẫn đầy hách dịch của những kẻ bề trên quen coi người lao động là con trâu,con ngựa.Vừa nói hắn vừa lao sầm sầm vào anh Dậu.Thế là “chị Dậu xám mặt”,vội vàng chạy đến kêu xin.

Chị vẫn năm ông mười ông mong khơi gợi một chút lòng thương hại từ tên cai lệ.Nhưng những lời khẩn khoản của chị ác thay lại được đáp lại bằng những hậu quả đấm chắc nịch từ tay cai lệ.Như lửa đã được đổ thêm dầu, chị Dậu “không thể chịu được”đành “liều cự lại”.Tâm lý chị Dậu rõ ràng đã có những biến đổi nhưng chưa phải là hành động hoàn toàn chủ động. Sự tàn ác của tên cai lệ đã đảy chị vào tình thế phải “liều mình”.

Song kịch tính của đoạn trích thực sự được đẩy đến cao trào khi cai lệ mạnh tay “tát ngang vào mặt chị Dậu”.Tức nước vỡ bờ,người đàn bà lực điền nghiến hai hàm răng “Mày trói ngay chồng bà đi,bà cho mày xem”.Rồi chị túm cổ tên cai lệ ấn dúi ra phía cửa.Sức của anh chàng nghiện không chịu nổi một cái lẳng của người đàn bà.Đoạn văn là một sự thay thế “ngôi vị”.Từ lời xưng hô hèn mọn “cháu-ông”, chị Dậu bực mình đưa mình lên “bà” và hạ hắn xuống thành “mày”.Còn nữa,từ thế bị động chị Dậu đã không thể chịu được sự đè nén,quyết đứng ra bảo vệ chồng mình.

Tức nước vỡ bờ miêu rả một quá trình tâm lý.Ngô Tất Tố đã tạo ra một tình huống giàu kịch tính để rồi cứ thế nhân vật chính va chạm với những tính cách khác từ đó bộc lộ phẩm chất của mình.Quá trình diễn biến tâm lý của chị Dậu diễn ra nhanh chóng nhưng tinh tế. Đặc biệt nó rất phù hợp với quy luật phát triển tính cách cũng như hoàn toàn phù hợp với phẩm chất con người nhân vật. Đó là một sự thể hiện có tính toán và rất sắc sảo của nhà văn.

Bình luận (0)
Tiếng Anh Trường THCS Ki...
18 tháng 9 2021 lúc 9:02

Khi những tên cai lệ đến chị đã có những hành động lo sợ, chị van xin khi những tên lính đó bắt trói anh Dậu và bảo vệ cho anh Dậu.Nhưng khi càng van xin bọn chúng càng quát mắng và có những hành động độc ác hơn, chị đã bảo vệ lấy quyền lợi của chính mình, và cho chồng của mình.Tính mạng của anh Dậu đang bị đe dọa và chị đã van xin, bị bọn nó đánh vào ngực, chị vẫn nhẫn nhịn, khi chúng nó có những hành động độc ác khác chị đã bảo vệ và che chở thì cũng bị bọn nó đánh và mặt cho bốp…Khi những tên lính đó vẫn tới trói anh Dậu thì chị Dậu đã vùng dậy lúc này, chị không còn sợ những tên lính này nữa, chúng tới trói chị đã mạnh mẽ nói: Chúng bay tới trói chồng ta đi tao cho chúng mày biết tay, những lời nói đó đã thể hiện sự mạnh mẽ của chị Dậu, khi bị bọn chúng dồn tới đường cùng chị đã đấu tranh cho quyền lợi của chồng mình.Diễn biến tâm lí còn thay đổi qua cách xưng hô: từ cháu – ông, nhà tôi – ông, bà – mày. Những từ ngữ miêu tả và giọng văn pha chút hài hước của tác giả ở đây đã làm nổi bật sức mạnh ghê gớm của chị Dậu và hình ảnh bất lực thảm hại của tên cai lệ khi bị chị "ra đòn" bất ngờ.

--> Cho thấy những tâm trạng phẫn uất, những chịu đựng bị dồn nén. Sự vùng dậy của chị thể hiện một sức mạnh to lớn của chị đối với cái bọn quan lại thối nát và không có nhân tính, chị đã vùng dậy sau sự độc ác áp 

Bình luận (3)
dam thi thanh hoa
Xem chi tiết
l҉o҉n҉g҉ d҉z҉
11 tháng 10 2017 lúc 20:45
Khi những tên cai lệ đến chị đã có những hành động lo sợ, chị van xin khi những tên lính đó bắt trói anh Dậu và bảo vệ cho anh Dậu.Nhưng khi càng van xin bọn chúng càng quát mắng và có những hành động độc ác hơn, chị đã bảo vệ lấy quyền lợi của chính mình, và cho chồng của mình.Tính mạng của anh Dậu đang bị đe dọa và chị đã van xin, bị bọn nó đánh vào ngực, chị vẫn nhẫn nhịn, khi chúng nó có những hành động độc ác khác chị đã bảo vệ và che chở thì cũng bị bọn nó đánh và mặt cho bốp…Khi những tên lính đó vẫn tới trói anh Dậu thì chị Dậu đã vùng dậy lúc này, chị không còn sợ những tên lính này nữa, chúng tới trói chị đã mạnh mẽ nói: Chúng bay tới trói chồng ta đi tao cho chúng mày biết tay, những lời nói đó đã thể hiện sự mạnh mẽ của chị Dậu, khi bị bọn chúng dồn tới đường cùng chị đã đấu tranh cho quyền lợi của chồng mình.Diễn biến tâm lí còn thay đổi qua cách xưng hô: từ cháu – ông, nhà tôi – ông, bà – mày. Những từ ngữ miêu tả và giọng văn pha chút hài hước của tác giả ở đây đã làm nổi bật sức mạnh ghê gớm của chị Dậu và hình ảnh bất lực thảm hại của tên cai lệ khi bị chị "ra đòn" bất ngờ.

--> Cho thấy những tâm trạng phẫn uất, những chịu đựng bị dồn nén. Sự vùng dậy của chị thể hiện một sức mạnh to lớn của chị đối với cái bọn quan lại thối nát và không có nhân tính, chị đã vùng dậy sau sự độc ác áp 

Bình luận (0)
Bùi Đức Anh
12 tháng 10 2017 lúc 14:59

Tắt đèn là một “đoản thiên tiểu thuyết” xuất sắc về đề tài người nông dân trước Cách mạng tháng Tám.Cùng viết về nỗi khổ cực của người nông dân nhưng Ngô Tất Tố lại chọn một lối đi riêng.Ông muốn lột trần bộ mặt tàn ác của bọn thực dân thông qua chính sách thuế khóa hà khắc ở nông thôn.Tắt đèn sừng sững một tượng đài nông dân - chị Dậu. Đó là một con người quyết chống lại cường quyền gian ác để giữ lấy chính cuộc sống của mình. Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” chính là một lần chị phải đấu tranh như thế.

Chị Dậu chạy đôn, chạy đáo bán bòn đủ thức mới đủ suất sưu cho chồng. Vất vả nhưng được tai qua nạn khỏi nghĩ cũng mừng. Vậy mà ngờ đâu suất của chồng vừa mới lo xong lại sinh thêm suất sưu của người chết. Thế là trăm dâu đổ đầu tằm, biết là oan ức mà chẳng thể nào giải được. Lo một suất sưu chị đã “khuynh gia bại sản” nay lại thêm suất nữa, chị Dậu bị đẩy đến đường cùng. Đoạn trích Tức nước vỡ bờ mở đầu bằng sự thở phào của chị. Anh Dậu sau khi bị đánh liên hồi kỳ trận được bọn chúng thả về. May thay bà láng giềng cho nắm gạo, thế là chị Dậu tất tả nấu cho chồng bát cháo mong cứu cho chồng  ra khỏi cơn nguy khốn. Nhưng đáng thương thay, bát cháo vừa mới kịp đưa lên miệng thì bọn cai lệ ầm ầm xô tới với roi với thước. Trước sự hách dịch và hung ác, chị Dậu nhất nhất chỉ còn biết kêu oan “Hai ông  làm phúc nói với ông lý cho cháu khất”. Nhưng cái câu nói ấy của chị Dậu có nghĩa gì đâu. Cai lệ trừng trợn trút một hai câu tai ngược “Mày định nói cho mày nghe đấy à? Sưu của Nhà nước mà dám mở mồm xin khất”.

Đúng là “tức nước” sẽ đến “vỡ bờ”. Ở trong một hoàn cảnh khác, chị Dậu hẳn đã phải có vài câu đáp lại cái thói cư xử coi người như  rác của bọn cai lệ nhà ông Lý. Nhưng chị Dậu vẫn kiên nhẫn van nài. Chị hẳn đã hiểu quá  rõ cái thân phận hèn mọn của mình và lại càng hiểu hơn cái thói hung ác của bọn tay sai. Chị vẫn tha thiết “Khốn nạn! Nhà cháu  đã không có, dẫu ông chửi mắng cũng thế thôi. Xin ông trông lại”. Rõ ràng là ở  đấy, câu  nói của chị Dậu đã cứng cỏi hơn, đã có những dấu hiệu “không chịu được”. Lời xin của chị Dậu tỏ vẻ bất cần và không còn ngại ngùng nể sợ hoàn toàn như trước nữa.

Đến đây kịch tính của tình huống bắt đầu được đẩy lên cao.Cai lệ hầm hề “Nếu không có tiền nộp sưu cho ông bây giờ,thì ông sẽ dở cả nhà mày đi,chửi mắng thôi à?”. Câu nói vẫn đầy hách dịch của những kẻ bề trên quen coi người lao động là con trâu,con ngựa.Vừa nói hắn vừa lao sầm sầm vào anh Dậu.Thế là “chị Dậu xám mặt”,vội vàng chạy đến kêu xin.

Chị vẫn năm ông mười ông mong khơi gợi một chút lòng thương hại từ tên cai lệ.Nhưng những lời khẩn khoản của chị ác thay lại được đáp lại bằng những hậu quả đấm chắc nịch từ tay cai lệ.Như lửa đã được đổ thêm dầu, chị Dậu “không thể chịu được”đành “liều cự lại”.Tâm lý chị Dậu rõ ràng đã có những biến đổi nhưng chưa phải là hành động hoàn toàn chủ động. Sự tàn ác của tên cai lệ đã đảy chị vào tình thế phải “liều mình”.

Song kịch tính của đoạn trích thực sự được đẩy đến cao trào khi cai lệ mạnh tay “tát ngang vào mặt chị Dậu”.Tức nước vỡ bờ,người đàn bà lực điền nghiến hai hàm răng “Mày trói ngay chồng bà đi,bà cho mày xem”.Rồi chị túm cổ tên cai lệ ấn dúi ra phía cửa.Sức của anh chàng nghiện không chịu nổi một cái lẳng của người đàn bà.Đoạn văn là một sự thay thế “ngôi vị”.Từ lời xưng hô hèn mọn “cháu-ông”, chị Dậu bực mình đưa mình lên “bà” và hạ hắn xuống thành “mày”.Còn nữa,từ thế bị động chị Dậu đã không thể chịu được sự đè nén,quyết đứng ra bảo vệ chồng mình.

Tức nước vỡ bờ miêu rả một quá trình tâm lý.Ngô Tất Tố đã tạo ra một tình huống giàu kịch tính để rồi cứ thế nhân vật chính va chạm với những tính cách khác từ đó bộc lộ phẩm chất của mình.Quá trình diễn biến tâm lý của chị Dậu diễn ra nhanh chóng nhưng tinh tế. Đặc biệt nó rất phù hợp với quy luật phát triển tính cách cũng như hoàn toàn phù hợp với phẩm chất con người nhân vật. Đó là một sự thể hiện có tính toán và rất sắc sảo của nhà văn.

Bình luận (0)
nhi tam
Xem chi tiết