Những câu hỏi liên quan
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
6 tháng 12 2023 lúc 21:58

Dịch nghĩa

Dịch thơ

Sương móc trắng xoá làm tiêu điều cả rừng cây phong

Lác đác rừng phong hạt móc sa

=> chưa dịch sát nghĩa từ “điêu thương” – gợi không khí âm u, ảm đạm

Núi Vu, kẽm Vu hơi thu hiu hắt

Ngàn non hiu hắt, khí thu loà

=> Không có tên núi cụ thể

Giữa lòng sông, sóng vọt lên tận lưng trời

Lưng trời sóng rợn lòng sông thẳm

=> chữ “thẳm” diễn đạt chưa trọn vẹn nghĩa

Trên cửa ải, mây sa sầm giáp mặt đất

Mặt đất mây đùn cửa ải xa

=> Dịch chưa sát nghĩa từ “sa sầm”

Khóm cúc nở hoa đã hai lần tuôn rơi nước mắt ngày trước

Khóm cúc tuôn thêm dòng lệ cũ

=> dịch thiếu từ “lưỡng khai” (lặp lại)

Con thuyền lẻ loi buộc mãi tấm lòng nhớ nơi vườn cũ

Con thuyền buộc chặt mối tình nhà

=> dịch thiếu cữ “cô” (lẻ loi, cô đơn)

Chỗ nào cũng rộn ràng dao thước để may áo rét

Lạnh lùng giục kẻ tay dao thước

Về chiều, thành Bạch Đế cao, tiếng chày đập áo nghe càng dồn dập

Thành Bạch, chày vang bóng ác tà

=> dịch thiếu chữ “dồn dập”

Bình luận (0)
Buddy
Xem chi tiết
Đoàn Trần Quỳnh Hương
1 tháng 3 2023 lúc 23:00

Ý nghĩa của bài thơ không bị ảnh hưởng nhiều nhưng các câu thơ trong phần dịch thơ có phần vượt trội hơn, chau chuốt hơn.

  
Bình luận (0)
Nguyễn Thái Trường
Xem chi tiết
Lạc Vĩ
Xem chi tiết
Uyên trần
27 tháng 3 2021 lúc 19:38

"Trong tù không rượu cũng không hoa,Cảnh đẹp đem nay, khó hững hờ;     Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ, Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ."

Trong bản dịch thơ các câu dịch so với bản gốc ta thấy có những câu thơ dịch chưa thoát ý, chưa sát nguyên tác, cụ thể:

+Câu 3 bản dịch nghĩa là 'trước cảnh đêm nay biết làm thế nào?"  trong bản dịch thơ là "khó hững hờ", câu thơ như làm giảm đi sự xao xuyến, bối dối trong bài.

+Hai câu cuối ý thơ dịch chưa thoát ý: từ nhòm trong câu thơ cuối là câu thơ giảm đi phần lãng mạn, tuy nó là từ đồng nghĩa.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
3 tháng 2 2019 lúc 4:07

Đối chiếu giữa các nguyên tác, bản dịch nghĩa, dịch thơ:

  - Ở câu thơ thứ hai: cụm từ "nại nhược hà?" nghĩa là "biết làm thế nào?" diễn tả sự bối rối, xốn xang của nhân vật trữ tình.

   + Nếu dịch thơ cụm từ "nại nhược hà" thành "khó hững hờ" vô hình chung đã làm mất đi sự tinh tế trong cảm nhận.

   → Gây người đọc hiểu rằng nhân vật trữ tình quá "tỉnh táo", thậm chí "hững hờ" trước cảnh đẹp tự nhiên.

  - Ở hai câu thơ cuối, bản dịch thơ chưa thật đúng và sát với nguyên tác.

   + Hai câu cuối đăng đối trong từng câu, và giữa hai câu: chữ "song" mang lại giá trị cao. Chữ "nhân" đối với chữ "nguyệt" trong cùng một câu. Chữ "nguyệt" đối với "thi gia" ở cuối câu 4. Trong khi bản dịch thơ không đảm bảo được sự đăng đối này.

   + Trong nguyên tác, chữ "khán" nghĩa là ngắm, câu thơ thứ 2 dịch thành "nhòm" làm mất đi tính hàm súc, sự nhã nhặn của ý thơ.

Bình luận (0)
H T T
Xem chi tiết
Suzanna Dezaki
18 tháng 3 2021 lúc 18:31

Câu thứ hai : “Đối thử lương tiêu nại nhược hà ?” (có nghĩa là “Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào ?” ). Câu thơ này thể hiện tâm trạng xốn xang, bứt rứt của người nghệ sĩ trước cảnh trăng đẹp đêm nay. Câu thơ dịch “Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ” làm mất đi cấi xốn xang, bối rối đó, do vậy, cũng làm giảm đi lòng yêu trăng sôi nổi của tác giả. Và dịch như vậy cũng không thật sát.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
17 tháng 4 2019 lúc 6:59

- Câu 2 dịch chưa sát nghĩa, cụm từ “cô vân mạn mạn” dịch là trôi nhẹ vẫn không lột tả hết được sự lững lờ của đám mây, cũng như sự cô đơn, lẻ loi của “chòm mây”

- Câu 3 dịch thừa từ “tối” , dịch từ “thiếu nữ” thành “cô em” không phù hợp với cách nói của Bác

- Câu 4: dịch thoát ý

Bình luận (0)
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết