Nước Đại Việt thế kỉ XIII: Đơn vị hành chính;Bộ máy quan lại? Giáo dục?
chủ đề mk chọn đại nha
-Nêu và so sánh các chính sách quân đội, luật pháp của nước Đại Việt thời Lý – Trần?
-Nêu sự hiểu biết của em về ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên (thế kỉ XIII)?
Giống nhau:
- Về bản chất đều mang tính giai cấp và đẳng cấp.
- Mục đích chủ yếu là để bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị, trước hết là đặc quyền đặc lợi của vua, triều đình, của các quan lại cao cấp, củng cố chế độ quân chủ trung ương tập quyền.
- Đều có một số điều luật khuyến khích nông nghiệp phát triển, ổn định xã hội.
* Khác nhau:
Thời Lý - Trần | Thời Lê sơ |
- Bảo vệ quyền lợi tư hữu - Chưa bảo vệ quyền lợi của phụ nữ | - Bảo vệ quyền lợi của quốc gia, khuyến khích phát triển kinh tế. - Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc. - Bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ. - Hạn chế phát triển nô tì. - Pháp luật thời Lê sơ đầy đủ, hoàn chỉnh hơn thể hiện ở bộ "Luật Hồng Đức". |
Đầu thế kỉ XIII, nhà nước phong kiến Mông Cổ hùng manh, hiếu chiến được thành lập.
- Mông Cổ muốn xâm chiếm chiếm Đại Việt để đánh lên phía Nam Trung Quốc. Thực hiện kế hoạch gọng kìm tiêu diệt Nam Tống.
chúc học tốt
câu 1 : nước đại việt thời Lê sơ tồn tại trong khoảng thời gian nào ?
a . thế kỉ XIV đến thế kỉ XVI
b . thế kỉ XV đến thế kỉ XVI
c . thế kỉ XIII đến thế kỉ XV
d . thế kỉ XIV đến thế kỉ XV
Đầu thế kỉ XIII, quân Mông Cổ đã:
A. lo phòng thủ đất nước
B. mở rộng xâm lược các nước vùng lân cận
C. mở rộng xâm lược khắp châu Á, châu Âu
D. cho sứ giả sang Đại Việt thực hiên chính sách bang giao, hòa hảo
Đầu thế kỉ XIII, quân Mông Cổ đã:
A. lo phòng thủ đất nước
B. mở rộng xâm lược các nước vùng lân cận
C. mở rộng xâm lược khắp châu Á, châu Âu
D. cho sứ giả sang Đại Việt thực hiên chính sách bang giao, hòa hảo
Thế kỉ XIII, nhà vước phong kiến Mông Cổ được thành lập, tiến hành xâm lược nhiều nước ở khắp lục địa Á-Âu. Sự hung hãn đến mức người châu Âu thốt lên: “Vó ngựa quân Mông Cổ đi đến đâu, ở đó cỏ không mọc được". Nước Đại Việt cũng không nằm ngoài con đường chinh phạt của họ. Vậy, quân dân Đại Việt đã chuẩn bị, tổ chức đánh giặc và thắng giặc như thế nào? Thắng lợi đó bắt nguồn từ những nguyên nhân nào và có ý nghĩa lịch sử ra sao?
a. Chiến đấu chống quân Mông Cổ
- Hoàn cảnh:
+ Năm 1257, Mông cổ cho quân áp sát biên giới Đại Việt rồi ba lần cử sứ giả đến Thăng Long dụ hàng
+ Vua Trần Thái Tông cho bắt giam sứ giả, đồng thời ra lệnh cả nước ra sức tập luyện, chuẩn bị vũ khí, sẵn sàng đánh giặc.
- Diễn biến:
+ Đầu tháng 1- 1258, Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy 3 vạn quân Mông Cổ tiến vào Đại Việt
+ Ngày 17 -1- 1258: Vua Trần Thái Tông trực tiếp chỉ huy cuộc kháng chiến chặn giặc ở Bình Lệ Nguyên
+ Nhà Trần thực hiện chính sách “vườn không nhà trống” rút khỏi Thăng Long
+ Quân Mông Cổ chiếm thành Thăng Long trống rỗng lâm vào tình trạng khó khăn
+ Ngày 29 - 1 - 1258: Quân Trần tổ chức cuộc phản công lớn ở Đông Bổ đầu, quân Mông Cổ rút chạy
- Kết quả: cuộc kháng chiến giành thắng lợi
b. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên
- Năm 1271, Hốt Tất Liệt lập ra nhà Nguyên, năm 1279, chuẩn bị xâm lược Đại Việt
- Chuẩn bị của nhà Trần:
+ Năm 1282, vua Trần cho triệu tập hội nghị Bình Than (Bắc Ninh)
+ Năm 1285, triệu tập hội nghị Diên Hồng (Thăng Long)
+ Trần Hưng Đạo được cử làm tổng chỉ huy cuộc kháng chiến
+ Trức trận chiến, Hưng Đạo Vương đã viết Hịch tướng sĩ để khích lệ tinh thần quân sĩ
- Diễn biến:
+ Cuối tháng 1 - 1285, Thoát Hoan dẫn 50 vạn quân từ phía Bắc, Toa Đô dẫn 10 vạn quân từ phía Nam tấn công Đại Việt
+ Nhà Trần tiếp tục thực hiện chính sách “vườn không nhà trống”
+ Tháng 5 - 1285, quân Trần phản công, đánh bại quân địch ở Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương, tiến về giải phóng kinh đô
+ Toa Đô tử trận, Thoát Hoan phải chui ống đồng cho quân khiêng về nước
- Kết quả: Cuộc kháng chiến giành thắng lợi
c. Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên xâm lược 1287-1288
- Hoàn cảnh:
+ Sau hai lần thất bại ở Đại Việt, vua Nguyên tiếp tục cử Thoát Hoan xâm lược Đại Việt lần nữa
+ Nhà Trần lại khẩn trương chuẩn bị kháng chiến
- Diễn biến:
+ Tháng 12 - 1287, 50 vạn quân Nguyên do Thoát Hoan chỉ huy theo đường bộ tiến vào Đại Việt, 600 thuyền chiến do Ô Mã Nhi chỉ huy tiến vào biến đông Bắc, theo sau là thuyền lương
+ Trần Khánh Dư chỉ huy quân Trần đánh tan đoàn thuyền lương tại Vân Đồn
+ Quân Nguyên chiến Thăng Long lại rơi vào tình trạng vườn không nhà trống. Thoát Hoan quyết định rút lui về nước
+ Tháng 4- 1288: Trần Hưng Đạo bố trí trận địa trên sông Bạch Đằng, quân thủy bị tiêu diệt, Ô Mã Nhi bị bắt sống
- Kết quả: Cuộc kháng chiến giành thắng lợi
d. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử
- Nguyên nhân thắng lợi
+ Do lòng yêu nước, sự đoàn kết toàn dân, trên dưới một lòng
+ Nhà Trần đề ra kế hoạch đánh giặc đúng đắn, sáng tạo
+ Tài thao lược của các vua Trần cùng các danh tướng
- Ý nghĩa lịch sử
+ Đập tan ý chí xâm lược của quân Mông - Nguyên
+ Bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc
+ Mở ra nền thái bình hơn một thế kỉ cho Đại Việt
+ Chặn đứng làn sóng xâm lược của quân Mông-Nguyên đối với Nhật Bản và các nước Đông Nam Á
+ Khẳng định tinh thần quật cường của dân tộc
+ Để lại nhiều bài học kinh nghiệm
Nhận xét nào dưới đây không đúng về các thế lực ngoại xâm mà nhân dân Đại Việt phải đương đầu trong thế kỉ XI-XIII?
A. Đều là các thế lực đến từ phương Bắc.
B. Có tiềm lực mạnh hơn Đại Việt.
C. Hơn Đại Việt một phương thức sản xuất.
D. Đều có tư tưởng bành trướng Đại Hán.
Lời giải:
Trong thế kỉ XI-XIII, nhân dân Đại Việt đều phải đương đầu với các thế lực ngoại xâm đến từ phương Bắc, đều có tiềm lực mạnh hơn nhưng vẫn cùng một phương thức sản xuất phong kiến và đều mang theo tư tưởng bành trướng Đại Hán
Đáp án cần chọn là: C
Chính sách cai trị của chính quyền phong kiến phương Bắc. Các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược phương Bắc từ thế kỉ I - XVIII
Nhà nước Đại Việt từ thế kỉ X - XV, XVI - XVIII, nửa đầu thế kỉ XIX
Kinh tế và văn hóa từ thế kỉ X - XV, XVI - XVIII
giúp em với ạ 😖😖
Chính sách cai trị của chính quyền phong kiến phương Bắc ngắn gọn ( chi tiết bạn có thể tự tra mạng ):
Chia nước ta thành các quận, sát nhập vào Trung Quốc, cử người Hán sang quản lý đến cấp huyện.
Các quan cai trị phương Bắc chiếm ruộng đất của nhân dân Âu Lạc, lập thành ấp, trại và bắt dân ta cày cấy. Chúng cũng áp đặt chính sách tô thuế nặng nề, đặc biệt là dưới thời Đường.
Ngoài ra, chính quyền đô hộ còn nắm độc quyền về sắt và muối, bắt nhân dân ta cống nạp nhiều loại vải vóc, hương liệu, sản vật quý để đưa về Trung Quốc.
Kháng chiến:
Hai Bà Trưng-Bà Triệu-Lý Bí-Mai Thúc Loan-Phùng Hưng- Khởi nghĩa Lam Sơn.
Đại Việt thế kỉ X-XV: trải qua thời kì nhà Ngô-Đinh-Tiền Lê-LýTrần-Hồ-Hậu Lê. Đất nước quân chủ chuyên chế phong kiến được thành lập và từng bước phát triển, hoàn thiện đạt đến đỉnh cao. Kinh tế được phát triển.
Đại Việt thế kỉ XVI-XVIII: chia cắt Đàng Trong-Đàng Ngoài đến cuối thế kỉ XVIII. Hai đàng lấy sông Gianh làm ranh giới. Đất đai phát triển và mở rộng, kinh tế phục hồi - ngoại thương phát triển, nhưng rồi dần dần mục nát và bị Nguyễn Huệ lật đổ.
Tham khảo: Việt Nam thế kỉ XIX: nhà Nguyễn vẫn thi hành những chính sách đối nội, đối ngoại lỗi thời, lạc hậu. Việt Nam rơi vào khủng hoảng ngày càng nghiêm trọng. Kinh tế: nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp đình trệ, tài chính cạn kiệt.
Kinh tế, văn hóa thế kỉ X-XV: Nhân dân tích cực khai hoang vùng châu thổ sông lớn và ven biển.Thủy lợi được nhà nước quan tâm mở mang.
Các nhà nước Lý - Trần - Lê đều quan tâm bảo vệ sức kéo, phát triển của giống cây nông nghiệp.Chính sách của nhà nước đã thúc đẩy nông nghiệp phát triển , đời sống nhân dân ấm no hạnh phúc, trật tự xã hội ổn định, độc lập được củng cố.
Những thành tựu văn hóa đạt được, vừa là sản phẩm của sự nghiệp chung nói trên, vừa là nền móng vững chắc lâu dài cho dân tộc
Kinh tế văn hóa thế kỉ XVI-XVIII: Vùng đất Đàng Trong mới được khai thác, đất đai nhiều, màu mỡ, nhất là vùng Nam Bộ, dân cư thì còn thưa thớt. Khí hậu có nhiều thuận lợi cho nông nghiệp phát triển. Buôn bán phát triển, nhất là ờ các vùng đồng bằng và ven biển. Các thương nhân châu Á, châu Âu thường đến Phố Hiến và Hội An buôn bán tấp nập.
Nho giáo: vẫn được đề cao trong học tập, thi cử và tuyển chọn quan lại. - Phật giáo, Đạo giáo phục hồi và phát triển. Nếp sống văn hóa truyền thống được nhân dân ta giữ gìn, các hình thức sinh hoạt văn hóa qua các lễ hội cũng góp phần thắt chặt tình yêu quê hương, đất nước trong nhân dân.
Sự khác biệt về kẻ thù, tiềm lực đất nước của Việt Nam cuối thế kỉ XIX so với các thế kỉ XI đến XIII đã có tác động như thế nào đến cuộc kháng chiến chống Pháp?
A. Việc Việt Nam rơi vào tay thực dân Pháp là tất yếu
B. Việt Nam đứng vào thế bất lợi trước cuộc xâm lược vũ trang của thực dân Pháp
C. Việt Nam có đủ khả năng để đương đầu với cuộc xâm lược vũ trang của thực dân Pháp
D. Sự thất bại tất yếu của cuộc kháng chiến
-Về kẻ thù:
+ Kẻ thù của Việt Nam cuối thế kỉ XIX là thực dân Pháp- một kẻ thù mạnh, mới, hơn ta hẳn một phương thức sản xuất
+ Kẻ thù của Việt Nam ở thế kỉ XI-XIII là phong kiến Trung Hoa- mặc dù là một kẻ thù mạnh nhưng cùng trình độ phát triển với ta
- Về tiềm lực đất nước
+ Cuối thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Việt Nam đang lâm vào tình trạng khủng hoảng về mọi mặt
+ Thế kỉ XI- XIII, chế độ phong kiến Việt Nam ở thời kì đang lên, tiềm lực kinh tế- chính trị- quân sự hùng mạnh
=> Việt Nam bị lâm vào tình thế bất lợi trước cuộc xâm lược vũ trang của thực dân Pháp. Tuy nhiên mất nước không phải là điều tất yếu
Đáp án cần chọn là: B
Hầu hết các nước Đông Nam Á bước vào giai đoạn phát triển là khoảng thời gian nào. A. Đầu công nguyên B. Nửa sau thế kỉ XIII C. Đầu thế kỉ XIII D. Thế kỉ X- XIII
Trung tâm chính trị văn hóa và đô thị lớn nhất của nước Đại Việt trong các thế kỉ X – XV là
A. Phố Hiến (Hưng Yên)
B. Thanh Hà (Phú Xuân – Huế)
C. Hội An (Quảng Nam)
D. Thăng Long