Nói tiếp ý của mỗi khổ thơ sau cho thành câu :
(Em đọc khổ thơ 2, 3, 4 và nói tiếp lời của bố)
Bài 1: Cho câu thơ sau và trả lời câu hỏi:
"Chú bé loắt choắt..."
1. Chép tiếp những câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ 2 và 3 trong một bài thơ em đã học ?
2. Hai khổ thơ trên trích trong bài thơ nào, của ai?
3. Nêu nội dung chính của hai khổ thơ trên?
4. Tìm các từ láy và biện pháp tu từ được sử dụng trong hai khổ thơ trên? Em cho biết việc sử dụng các từ láy và biện pháp tu từ ấy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung của hai khổ thơ ấy?
1, Chép tiếp :
Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh
Ca lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng
Cháu đi liên lạc,
Vui lắm chú à.
Ở đồn Mang Cá,
Thích hơn ở nhà!”
Cháu cười híp mí,
Má đỏ bồ quân:
- “Thôi, chào đồng chí!”
Cháu đi xa dần...
Câu 2 : Trong bài thơ : Lượm
`-` Tác giả : Tố Hữu
Câu 3 : ND chính : miêu tả chú bé Lượm và hành trình làm liên lạc của mình.
Câu 4, Từ láy : loắt choắt ; xinh xinh ; thoăn thoắt ; nghênh nghênh.
`-` BPTT : so sánh , ẩn dụ , từ láy.
`-` Tác dụng : Miêu tả hình ảnh chú bé lượm hồn nhiên, đáng yêu, ngây thơ khi làm công việc liên lạ giúp cho người đọc, người nghe liên tưởng được hình ảnh chú bé Lượm.
Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh
Ca-lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng...
- “Cháu đi liên lạc
Vui lắm chú à
Ở đồn Mang Cá
Thích hơn ở nhà!”
Câu 2: Hai khổ thơ trên trích trong bài thơ là của Tố Hữu.
- Hai khổ thơ trên trích trong bài thơ Lượm.
Câu 3: Nội dung chính: Tả hình dáng của Lượm khi làm công việc liên lạc.
Câu 4: Các từ láy: loắt choắt ; xinh xinh ; thoăn thoắt ; nghênh nghênh.
biện pháp tu từ được sử dụng trong hai khổ thơ trên : so sánh , ẩn dụ , từ láy.
Đọc câu thơ sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
a. Câu thơ trên được trích từ bài thơ nào? Ai là tác giả? Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ đó.
b. Chép lại chính xác 3 câu tiếp theo để hoàn thành khổ thơ.
c. Nêu cảm nhận của em về khổ thơ trên.
a. Câu thơ trên được trích từ bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương.
Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ:
- Bài thơ được viết vào tháng 4 năm 1976, một năm sau ngàygiải phóng miền Nam, đất nước vừa được thống nhất. Đó cũng là khi lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa được khánh thành, đáp ứng nguyện vọng tha thiết của nhân dân cả nước là được đến viếng lăng Bác. Tác giả là một người con của miền Nam, suốt ba mươi năm hoạt động và chiến đấu ở chiến trường Nam Bộ xa xôi. Cũng như đồng bào và chiến sĩ miền Nam, nhà thơ mong mỏi được ra thăm Bác và chỉ đến lúc này, khi đất nước đã thống nhất, ông mới có thể thực hiện được ước nguyện ấy.
- In trong tập thơ “Như mây mùa xuân” (1978)
b. Chép lại chính xác 3 câu tiếp theo để hoàn thành khổ thơ.
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này...
c. Nêu cảm nhận của em về khổ thơ trên.
+ Dù vẫn ở trong lăng nhưng tác giả đã hình dung cảnh chia lìa, phải xa Bác vào ngày mai để trở về miền Nam. Nghĩ đến đó thôi, Viễn Phương đã không kìm nổi xúc động mà “thương trào nước mắt”.
+ Ước nguyện của nhà thơ được mãi mãi ở bên Bác. Tác giả ước muốn hoá thân vào những cảnh vật, sự vật ở bên Bác: muốn làm con chim cất cao tiếng hót, muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây, và nhất là muốn làm cây tre trung hiếu để có thể mãi mãi ở bên Bác.
Bài tập 3: Cho câu thơ: “Ta nghe hè dậy bên lòng…”
1. Chép tiếp 3 câu thơ còn lại để hoàn thành khổ thơ?
2. Đoạn thơ em vừa chép có trong bài thơ nào? Ai là tác giả? Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ?
3. Nêu ý nghĩa nhan đề của bài thơ em vừa chép.
4. Ở đầu và ở cuối bài thơ em vừa chép có một âm thanh được lặp lại. Đó là âm thanh nào? Cùng là âm thanh đó nhưng mỗi lần lắng nghe, tâm trạng của nhân vật trữ tình lại có sự khác nhau như thế nào? Vì sao?
5. Chép lại nguyên văn một câu cảm thán trong đoạn thơ em vừa chép và cho biết có những dấu hiệu nào khiến em nhận ra đó là câu cảm thán.
6. Em hãy viết đoạn văn diễn dịch khoảng 8-10 câu phân tích tâm trạng của người chiến sĩ – thi sĩ được thể hiện qua khổ thơ trên, trong đoạn có sử dụng câu cảm thán và trạng ngữ (Gạch chân và chỉ rõ)
LUYỆN TẬP BÀI NHỚ RỪNG
BÀI TẬP SỐ 1
Cho câu thơ:
“Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu”
Câu 1: Chép chính xác khổ thơ có câu thơ trên. Cho biết tên bài thơ và nêu
ngắn gọn hiểu biết của em về tác giả.
Câu 2: Chỉ rõ trình tự mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình - con hổ - trong bài
thơ.
Câu 3: Viết một đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu, phân tích để làm rõ thân
phận và tâm trạng của con hổ được thể hiện qua khổ thơ nói trên.
BÀI TẬP SỐ 2
Cho câu thơ:
“ Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối”
Câu 1: Chép 9 câu tiếp theo để hoàn thành đoạn thơ.
Câu 2: Trong đoạn thơ em vừa chép kiểu câu (phân theo mục đích nói) nào
được sử dụng chủ yếu? Chúng được dùng trực tiếp hay gián tiếp? Nêu ngắn gọn
hiệu quả của việc sử dụng kiểu câu ấy trong việc biểu đạt nội dung đoạn thơ.
Câu 3: Câu thơ:"Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?" xét theo mục đích nói
thuộc những kiểu câu gì?
Câu 4: Viết đoạn văn 15 câu trình bày theo cách diễn dịch làm rõ ý của câu chủ
đề sau “Đoạn thơ là bộ tranh tứ bình lộng lẫy hiện ra giữa nỗi nhớ tiếc khôn
nguôi và tâm trạng uất hận của con hổ khi sa cơ, thất thế. ”
Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu,
Ghét những cảnh không đời nào thay đổi,
Những cảnh sửa sang, tầm thường, giả dối:
Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng;
Dải nước đen giả suối, chẳng thông dòng
Len dưới nách những mô gò thấp kém;
Dăm vừng lá hiền lành, không bí hiểm,
Cũng học đòi bắt chước vẻ hoang vu
Của chốn ngàn năm cao cả, âm u.
Thế Lữ - Nhớ rừng
Mạch cảm xúc: hiện tại - quá khứ - hiện tại
Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn,
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng.
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?
Câu nghi vấn
Phần4:Cho câu thơ sau:“Ta nghe hè dậy bên lòng”
a. Hãy chép tiếp các câu thơ còn lại để hoàn thành khổ thơ?
b. Khổ thơ vừa chép trích trong tác phẩm nào? Tên tác giả?
c. Đoạn thơ có mấy câu cảm thán? Câu cảm thán đó dùng để thực hiện hành động nói là gì?
d. Tiếng chim tu hú ở cuối bài có ý nghĩa gì?
e. Viết đoạn văn khoảng 8 câu theo phương thức lập luận TPH nêu cảm nhận về tâm trạng của người tù qua khổ thơ vừa chép.
Câu 2: Cho câu thơ sau:
“Ta nghe hè dậy bên lòng”
a. Hãy chép tiếp các câu thơ còn lại để hoàn thành khổ thơ?
b. Khổ thơ vừa chép trích trong tác phẩm nào? Tác giả nào?
c. Đoạn văn có mấy câu cảm thán? Câu cảm thán đó dùng để thực hiện hành động nói là gì?
d. Tiếng chim tu hú ở cuối bài có ý nghĩa gì?
e. Viết đoạn văn khoảng 10 - 12 câu theo hình thức tổng phân hợp nêu cảm nhận về tâm trạng người tù qua khổ thơ vừa chép.
BÀI TẬP ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
Bài tập 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
“Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Ðôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Ðôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã.”
(Trích SGK Ngữ văn 6, tập II, trang 3)
1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên.
2. Nội dung của đoạn văn là gì?
3. Hãy chỉ ra câu văn có hình ảnh so sánh và nêu tác dụng của phép so sánh ây?
4. Để có sức khoẻ tốt không bị lây nhiễm COVID- 19, em phải làm gì?
Bài tập 2: Cho câu thơ sau và trả lời câu hỏi:
"Chú bé loắt choắt..."
Câu 1. Chép tiếp những câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ 2 và 3 trong một bài thơ em đã học ?
Câu 2. Hai khổ thơ trên trích trong bài thơ nào, của ai?
Câu 3. Nêu nội dung chính của hai khổ thơ trên?
Câu 4. Tìm các từ láy và biện pháp tu từ được sử dụng trong hai khổ thơ trên? Em cho biết việc sử dụng các từ láy và biện pháp tu từ ấy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung của hai khổ thơ ấy?
Bài tập 1:
1.Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên : Miêu tả
2. Nội dung của đoạn văn : Miêu tả vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn
3. Câu có sử dụng biện pháp so sánh : Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua.
Tác dụng : Nhấn mạnh rõ vẻ đẹp của Dế Mèn
4.Để có sức khỏe tốt không bị lây nhiễm COVID - 19 , em sẽ :
- Rửa tay thường xyên bằng xà phòng
- Ra đường nhớ đeo khẩu trang
- Ăn chín uống sôi
- Không khạc nhổ bừa bãi
- Không tập trung nơi đông người...
Bài tập 2:
Câu 1:
"Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh
Ca lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng..."
Câu 2:
Hai khổ thơ trên trích trong bài "Lượm" của nhà thơ Tố Hữu
Câu 3 :
Nội dung chính : Miêu tả chú bé Lượm
Câu 4 :
Từ láy : loắt choắt , xinh xinh , thoăn thoắt , nghênh nghênh
*Tự làm tiếp nha!
Câu 1 Cho câu thơ sau:”Ta nghe hè dạy bên lòng...”
a. Hãy chép tiếp câu thơ còn lại để hoàn thành khổ thơ?
b. Khổ thơ vừa chép trích trong tác phẩm nào? tác giả nào?
c. Đoạn văn có mấy câu cảm thán? Câu cảm thán đó dùng để thực hiện hành động nói là gì?
d. Tiếng chim tu hú ở cuối bài có ý nghĩa gì?
Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không...
Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!
Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!
viết tiếp câu thơ nêu cảm nghĩ của em về tiếng nói hà nội( khổ đầu vần ôi, khổ 2 vần iên)
đạc trưng hà nội
tiếng nói nhất rồi
.............................
.............................
lời nói thân thiện
thái độ tự nhiên
..........................
...........................
-Đặc trưng Hà Nội
Tiếng nói nhất rồi
Làm tôi thích thú
Bạn ơi đến đây
Thưởng thức tiếng nói
Hà Nội của tôi
Nhớ ghé thăm đấy
-Lời nói thân thiện
Thái độ tự nhiên
Tính cách hiền dịu
Tiếng nói ngọt êm
Bạn ơi có thích
Cảm nghĩ:Người Hà Nội đã từ lâu nổi tiếng là hào hoa, thanh lịch và mến khách. Đặc biệt những cô gái Hà Nội với vẻ đẹp điển hình của người con gái xứ Bắc, làn da trắng, mái tóc đen dài, nụ cười ngời sáng, tiếng nói ngọt êm nghe chuẩn đến từng âm sắc
Đặc trưng Hà Nội
Tiếng nói nhất rồi
Cử chỉ rất tôi
Không thể từ chối.
Lời nói thân thiện
Thái độ tự nhiên
Người đẹp như tiên
Nết lại dịu hiền.
Đặc trưng Hà Nội
Tiếng nói nhất rồi
Cử chỉ rất tôi
Không thể từ chối.
Lời nói thân thiện
Thái độ tự nhiên
Rộng lòng vô biên
Nết lại dịu hiền.