Những câu hỏi liên quan
Hoàng Trọng Tấn
Xem chi tiết
Lan Anh
19 tháng 3 2016 lúc 19:30

-Lực lượng chủ yếu tham gia vào phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam năm 1919-1925 là tư sản,tiểu tư sản và công nhân Việt Nam
-Mục tiêu đấu tranh:
Giai cấp tư sản:chống tư bản nước ngoài,tư sản mại bản,đòi quyền lợi kinh tế là chủ yếu.
Giai cấp tiểu tư sản:đòi dân sinh,dân chủ,đòi quyền lợi kinh tế,quyền lợi chính trị,độc lập,dân chủ,dân sinh.
Giai cấp công nhân:Chống đế quốc,phong kiến tay sai,tự do dân sinh,dân chủ,giải phóng dân tộc
-Nhận xét
Các giai cấp,tầng lớp tham gia phong trào dân tộc dân chủ có những mục tiêu giống nhau là chống Pháp,đòi tự do,dân chủ.Bên cạnh đó,các giai cấp khác nhau còn có những mục tiêu đấu tranh khác nhau.Suy cho cùng thì tất cả đều là phong trào yêu nước,phong trào dân tộc,dân chủ,bước đầu cho cách mạng vô sản.

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
20 tháng 8 2017 lúc 7:29

Đáp án A

Từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến cuối những năm 20, trên đất nước Việt Nam đã diễn ra những biến đổi quan trọng về kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục. Mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam ngày càng sâu sắc, trong đó chủ yếu là mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai.

=> Các phong trào đấu tranh của giai cấp tư sản và tiểu tư sản ở Việt Nam từ năm 1919 đến 1925 đều nhằm chống đế quốc, tay sai đòi các quyền lợi về kinh tế- chính trị, dưới hình thức công khai, hợp pháp và đều mang tính chất dân tộc dân chủ công khai

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
11 tháng 8 2018 lúc 11:55

Đáp án A

Từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến cuối những năm 20, trên đất nước Việt Nam đã diễn ra những biến đổi quan trọng về kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục. Mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam ngày càng sâu sắc, trong đó chủ yếu là mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai.

=> Các phong trào đấu tranh của giai cấp tư sản và tiểu tư sản ở Việt Nam từ năm 1919 đến 1925 đều nhằm chống đế quốc, tay sai đòi các quyền lợi về kinh tế- chính trị, dưới hình thức công khai, hợp pháp và đều mang tính chất dân tộc dân chủ công khai

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
5 tháng 7 2017 lúc 3:38

- Về quy mô: rộng lớn, diễn ra rộng khắp cả nước, trên nhiều mặt trận.

- Về lực lượng: thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.

- Về hình thức đấu tranh: đa dạng, phong phú với nhiều hình thức công khai, bán công khai.

=> Phong trào dân chủ 1936 -1939 là cuộc diễn tập lần thứ 2, chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.

Bình luận (0)
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Võ Đông Anh Tuấn
8 tháng 4 2017 lúc 10:52

Phong trào dân chủ 1936-1939 là một cao trào dân tộc dân chủ có lực lượng tham gia đông đảo, quy mô rộng lớn, mục tiêu và hình thức đấu tranh phong phú.

-Lực lượng: Ngoài tầng lớp cơ bản là công nhân và nông dân, có sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân khác có tinh thần dân chủ chống phát xít, chống chiến tranh như tiểu tư sản, địa chủ vừa và nhỏ và cả ngoại kiều ở Đông Dương.

-Quy mô: diễn ra khắp cả nước ta, rộng lớn, đặc biệt như phong trào Đông Dương đại hội, “đón rước”, các cuộc bãi công, hoạt động kỉ niệm Quốc tế lao động 1-5-1938.

-Về mục tiêu: đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ, cơm áo, hòa bình, chống phát xít, chống chiến tranh.

-Về hình thức đấu tranh: phong phú, kết hợp đấu tranh hợp pháp, bất hợp pháp, công khai, bí mật, đấu tranh kinh tế, văn hóa, chính trị v.v….

Bình luận (0)
hihi
Xem chi tiết
Vy trần
4 tháng 10 2021 lúc 17:11

* Ýnghĩa:

- Tiêu biểu cho tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân Ấn Độ, thể hiện tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm, đánh dấu thời kì đấu tranh mới của nhân dân Ấn Độ.

- Hoà chung vào trào lưu dân tộc, dân chủ của nhiều nước Châu Á trong những năm đầu thế kỷ XX, góp phần thức tỉnh các dân tộc khác ở châu Á tiến hành đấu tranh cách mạng chống chủ nghĩa thực dân.

Bình luận (0)
Nguyễn Đức Đạt
Xem chi tiết
Đỗ Thùy Dương
29 tháng 2 2016 lúc 13:55

-  Hoạt động của giai cấp tư sản Việt Nam :

Tư sản Việt Nam tổ chức phong trào tẩy chay tư sản Hoa kiều (1919), vận động người Việt Nam mua hàng của người Việt Nam.

Năm 1923, địa chủ và tư sản Việt Nam chống độc quyền cảng Sài Gòn, độc quyền xuất cảng lúa gạo tại Nam Kỳ của tư bản Pháp.

Năm 1923, địa chủ và tư sản ở Nam Kì lập Đảng Lập hiến, đòi tự do, dân chủ.

- Phong trào đấu tranh của các tầng lớp tiểu tư sản trí thức trong nước :

 Diễn ra sôi nổi :

 Thành lập tổ chức chính trị như Việt Nam nghĩa đoàn, Hội Phục Việt, Đảng Thanh niên ...

 Ra những tờ báo tiến bộ như: Chuông rè, An Nam trẻ, Người nhà quê, Tiếng Dân. lập nhà xuất bản tiến bộ như  Nam đồng thư xã (Hà Nội), Cường học thư xã (Sài Gòn), Quan hải tùng thư (Huế).

 Sự kiện nổi bật : đấu tranh đòi trả tự do cho Phan Bội Châu (1925), cuộc truy điệu và để tang Phan Châu Trinh (1926).

- Nhận xét về phong trào :

Tác động của hoàn cảnh quốc tế và những chuyển biến về kinh tế, giai cấp, xã hội ở Việt Nam đã thúc đẩy phong trào dân tộc có những điểm mới.

Lực lượng tham gia gồm có tư sản dân tộc (một số rất ít), tiểu tư sản trí thức, học sinh, sinh viên, nhà văn, nhà báo, công nhân v.v...

Mục tiêu đấu tranh đòi quyền lợi về kinh tế, văn hoá và quyền chính trị.

Hình thức đấu tranh bằng báo chí, yêu sách chính trị, mít tinh, biểu tình, bãi công và đặc biệt về tổ chức đã xuất hiện các tổ chức hoạt động văn hoá yêu nước và dân chủ, hội, đảng chính trị.

 

 

 

Bình luận (0)
Quỳnh Huỳnh
Xem chi tiết
Vũ Nguyễn Gia Hiển
Xem chi tiết
Đỗ Xuân Long
29 tháng 2 2016 lúc 14:33

- Diễn biến phong trào dân chủ 1936 – 1939 

+  Đấu tranh đòi các quyền tự do, dân sinh, dân chủ

 Phong trào Đông Dương Đại hội

    Năm 1936, Đảng phát động nhân dân thảo ra bản dân nguyện gửi tới phái đoàn chính phủ Pháp tiến tới triệu tập Đông Dương Đại hội (8-1936).

Các ủy ban hành động thành lập, phát truyền đơn, ra báo chí, tổ chức mít tinh, hội họp, thảo luận những yêu cầu về dân chủ, dân sinh.... Tháng 9/1936 Pháp giải tán ủy ban hành động. tịch thu các báo...

 Qua phong trào, đông đảo quần chúng đã thức tỉnh, đoàn kết đấu tranh đòi quyền sống. Đảng thu được một số kinh nghiệm về phát động và lãnh đạo đấu tranh công khai, hợp pháp.

 Phong trào đón Gô-đa và Brêviê : năm1937, lợi dụng sự kiện đón Gôđa và Brêviê, Đảng tổ chức quần chúng mít tinh “đón rước”, biểu dương lực lượng ; tranh thủ đưa yêu sách về dân sinh, dân chủ.

 - Nhận xét phong trào :

 Phong trào đấu tranh diễn ra trên quy mô lớn, phạm vi cả nước. nhưng tiêu biểu nhất là những hoạt động ở thành thị, ở những thành phố lớn : Hà Nội, Huế, Sài Gòn.

Mục tiêu : chống bọn phản động thuộc điạ và tay sai đòi tự do dân chủ, cơm áo hoà bình.

 Lực lượng tham gia đông đảo bao gồm công nhân, nông dân, tiểu thương, tiểu chủ, công chức, tiểu tư sản trí thức.

 Hình thức đấu tranh công khai hợp pháp, nhiều hình thức đấu tranh lần đầu tiên được Đảng ta áp dụng.

 

Bình luận (0)