Những câu hỏi liên quan
Văn Trung
Xem chi tiết
Cầm Đức Anh
26 tháng 9 2017 lúc 20:59

Vì chí lớn của lẽ làm trai,ông tự để cao vai trò của mình trong cõi trời đất'' Không việc gì không phải phận sự của ta''.KHoe tài năng hơn người
giỏi văn chương(thủ khoa) tài quân sự(thao lược)
ý nói văn võ song toàn
khoe danh vị xã hội hơn người:tham tán,tổng đốc,đại tướng,phủ doãn thừa thiên,...
thể hiện một ý thức rõ nét trang trọng về tài năng và địa vị bản thân
vì Nguyễn Công Trứ đang muốn chơi ngông với thiên hạ dựa trên tài năng và sự nghiệp bản thân.Khoe hoang chỉ là cái vỏ để giấu bên trong cái tôi về ý thức tài năng

Bình luận (1)
Nguyễn Vĩnh An
Xem chi tiết
Cao Tùng Lâm
1 tháng 10 2021 lúc 10:20

A. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Công Trứ và bài thơ Bài ca ngất ngưởng.

- Giới thiệu về thái độ ngất ngưởng trong bài thơ "Bài ca ngất ngưởng"

B. Thân bài

1. Ông tự khoe tài, khoe danh vị của mình

- Nguyễn Công Trứ đã khoe hết, phô diễn hết những cái danh vị của bản thân mình, khoe hết cả cái tài văn võ song toàn của bản thân

→ Việc ông thị tài khoe tài không chỉ là cách ông thể hiện cái ngông, cái ngất ngưởng của mình.

2. Phong cách sống khác đời, khác người

- Nguyễn Công Trứ lại lựa chọn sống cuộc đời bình dị, thậm chí là "nên dạng từ bi".

3.Bản lĩnh sống của một con người tài năng, không quan tâm tới việc được - mất, khen - chê

- Ông chưa một lần quan tâm, để ý tới việc người đời sẽ khen, chê mình như thế nào và mình có thể dành được hay mất đi những gì

- Nguyễn Công Trứ là một nhà nho chân chính bởi vậy tư tưởng nhà Nho vẫn luôn sống mãi trong ông.

C. Kết bài

- Nêu cảm nghĩ của bản thân

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Huong Giang Nguyen
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
5 tháng 1 2020 lúc 14:05

Nguyễn Công Trứ đã tự kể về mình, tự thuật, tự đánh giá về bản thân

    + Giọng điệu tự thuật khảng khái, đầy cá tính

    + Ông ý thức được rõ ràng tài năng, phong cách sống của bản thân

    + Ông tự hào vì có cuộc sống hoạt động tích cực trong xã hội

    + Ông tự hào vì dám sống cho mình, bỏ qua sự gò bó của lễ và danh giáo

Bình luận (0)
Nguyễn trọng toàn
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
31 tháng 1 lúc 2:28

- Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ) là con người cá nhân công danh, hưởng lạc ngoài khuôn khổ, mang nội dung yêu nước.

- Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu): Sự biết ơn những người đã hi sinh vì Tổ quốc, mang nội dung nhân đạo. 

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
10 tháng 5 2017 lúc 10:33

Hát xoan (hát xuân) không phải thể loại của Bài ca ngất ngưởng.

Đáp án cần chọn là: C

Bình luận (0)
Thanh Chu
Xem chi tiết
Diệu Huyền
14 tháng 9 2020 lúc 6:05

Tham khảo:

I. Đặt vấn đề:

- Nguyễn Công Trứ là nhà chính trị, nhà quân sự và nhà thơ thời nhà Nguyễn

- Với bài thơ "Bài ca ngất ngưởng" Nguyễn Công Trứ đã thể hiện mạnh mẽ lối sống ngất ngưởng của mình

II. Giải quyết vấn đề:

- Trong chế độ xưa, cái "nợ công danh" mà nam nhi phải trả đó là cái nợ đeo đẳng suốt cuộc đời người con trai. Có lẽ chính vì thế mà Nguyễn Công Trứ cũng dấn thân vào quan trường. Và cái sống "ngất ngưởng" của tác giả cũng bắt đầu từ đây

- Nhà thơ đã vơ tất cả mọi việc trong thiên hạ vào cái túi phận sự của mình "Vũ trụ nội mạc phi phận sự". Có rất ít nhà nho dám thốt lên câu nói tự tin và đầy bản lĩnh như vậy

- Nhà thơ không ngần ngại, ngượng ngùng khoe với đời về những thành tích trong cuộc đời ông. Đó là những công danh mà hiếm ai đạt được

- Phong cách ngất ngưởng của ông còn được nêu rõ hơn trong câu " Ông Hi văn tài bộ đã vào lồng". Ông tài chí thông minh nhưng coi thường tất cả. Ông coi việc làm quan chỉ như cái nợ trong đời mà thôi

- Chính vì lối sống ngất ngưởng chức vụ ông có nhiều thay đổi: lúc làm quan lúc lại làm lính quèn

- Nguyễn Công Trứ thời trai trẻ từng nhiều lần làm chức cao nhưng ông xem thường chúng, chỉ biết cống hiến cho nhân dân. Tất cả đã tạo nên một Nguyễn Công Trứ đầy ngang tàng, kiêu bạc

- Sự kiện về hưu là một việc làm rất quan trọng với Nguyễn Công Trứ bởi thời điểm này ông sống rất trái khoáy, khác đời. Ông đeo đạc ngựa cho bò, tay cầm kiếm, cung mà giảng dạy từ bi hiền lành

- Nhà thơ còn phá tan cái uy nghi, thiêng liêng của nhà chùa khi đi chùa mà còn dắt theo hầu gái. Không biết bao nhiêu người đánh giá việc làm của ông nhưng ông đều bỏ ngoài tai, bỏ mặc lời khen chê

- Nguyễn Công Trứ không phải là người của Phật của tiên, ông chỉ là một con người không vướng tục

- Ông luôn bày ra sự trái ngược với người khác nhưng lý tưởng ông theo đuổi suốt đời là lòng trung quân. Tổng kết lại đời mình, ông tự rút ra kết luận là nam nhi là phải có trách nhiệm kinh bang tế thế

III. Kết thúc vấn đề:

- "Bài ca ngất ngưởng" là những câu ca nói thay quan niệm, suy nghĩ của Nguyễn Công Trứ về một cuộc sống ngất ngưởng coi tiền tài, danh vọng nhẹ tựa lông hồng.

Bình luận (0)
Nguyễn Cơ
Xem chi tiết
tiểu thư họ nguyễn
22 tháng 2 2016 lúc 10:48

Câu 1. Trong bài, từ “ ngất ngưởng” được sử dụng 4 lần.

- “Ngất ngưởng” tại triều: ông là một vị quan trí dũng có thừa nhưng chỉ để “ làm nên tay ngất ngưởng”. Sự ngất ngưởng mà ông thể hiện khi làm quan là coi việc làm quan như bị trói buộc hay giam trong lồng, cũi…

- “ngất ngưởng” khi “ Đô môn giải tổ” : sống theo ý thích mà không quan tâm đến sự đàm tiếu của dư luận. Ông muốn là một người sống tự nhiên, không cao siêu như tiên, như Phật nhưng cũng không phải sống cuộc sống dung tục tầm thường.

- Ngất ngưởng => thể hiện bản lĩnh cá nhân, nhất là bản lĩnh này lại thể hiện trong xã hội Nho giáo đề cao lễ nghĩa, thủ tiêu cá nhân.

Câu 2: NCT cho rằng làm quan bị gò bó nhưng ông vẫn ra làm quan vì:

- Ông có tư tưởng giúp nước cứu đời

- Kiêu hãnh, tự hào về sự có mặt của mình trên cõi đời

- “nợ công danh” ( Phạm Ngũ Lão” : NCT từng nói “ Làm trai đứng ở trong trời đất / Phải có danh gì với nuí sông” => khẳng định vai trò lớn lao mình phải đảm nhiệm,gánh vác trong cuộc đời.

=> Những việc đó cho thấy sự tự tin, tự ý thức, đề cao cái tôi cá nhân của NCT.

Câu 3: NCT cho mình là ngất ngưởng. Vì :

- Ông có tài năng khác người. Ông ra làm quan nhưng chỉ coi đó như một việc đùa, thoải mái suy nghĩ, nói năng…

- Có lúc ông phóng túng nhưng không trần tục để rồi Bụt cũng phải “ nực cười tay ngất ngưởng”.

- NCT đề cao, tự hào về phong cách, lối sống ngất ngưởng. Vì:

+ Với tư cách là một nhà nho, ông đã nhập thế tích cực, trải qua nhiều cương vị làm quan khác nhau, có mặt ở nhiều nơi trên đất nước, có những công lao đáng tự hào mà vẫn giữ đúng nghĩa vua tôi.

+ Mặt khác, ông cũng giữ được bản lĩnh cá nhân, giữ được cá tính của mình.

 

Câu 4: Thể hát nói có nhiều nét tự do, nhất là so với thơ Đường:

- TRong một bài thường có 11 câu nhưng ngoại lệ khá nhiều ( bài này 19 câu)

- Số chữ mỗi câu không hạn định

- Vần linh hoạt, không khắt khe về đối bằng trắc như thơ Đường

=> TÍnh chất tự do, phù hợp với cách diễn đạt những cảm xúc mới mẻ, khoáng đạt, phóng túng.

 

 

Bình luận (0)