muốn thể hiện phong cách sống tích cực của "Nguyễn Công Trứ" Tuổi trẻ cần phải có phẩm chất năng lực gì và phải làm gì để có phẩm chất năng lực ấy ?
nhanh giúp e vs ạ
muốn thể hiện phong cách sống tích cực của "Nguyễn Công Trứ" Tuổi trẻ cần phải có phẩm chất năng lực gì và phải làm gì để có phẩm chất năng lực ấy ?
nhanh giúp e vs ạ
phân tích hình ảnh bà Tú qua 2 câu thơ trong bài " Thương vợ"
" Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông"
Tham khảo:
Cuộc đời nhiều gian truân vất vả đó là sự thiệt thòi của bà Tú. Thế nhưng cũng chính cuộc đời đó đã làm nổi bật bao vẻ đẹp đáng quý ở người phụ nữ này, vẻ đẹp đầu tiên là vẻ đẹp của sự tảo tần, chịu thương chịu khó. Gánh cả một gánh nặng gia đình trên vai với bao khó khăn cơ cực, lại cô đơn thui thủi một mình, không người sẻ chia giúp đỡ, ấy vậy mà vẫn cần mẫn, không một chút chểnh mảng, bỏ bê công việc. Bà Tú cứ vậy, chăm chỉ, miệt mài, chịu thương, chịu khó, không nề hà khó khăn nguy hiểm, không quản ngại nắng mưa khuya sớm. Hình ảnh thơ không chỉ diễn tả bao nỗi vất vả mà còn làm nổi bật sự nhẫn nại, kiên trì kiếm sống chu tất cho chồng, cho con của bà Tú. Diễn tả đầy đủ nhất điều này có lẽ không câu thơ nào hơn hai câu:
"Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông."
Con cò, thân cò là hình ảnh quen thuộc trong văn học truyền thống, là biểu tượng cho người nông dân nói chung và người phụ nữ Việt Nam nói riêng. Dùng hình ảnh "lặn lội thận cò", Tú Xương đã khái quát được bao phẩm chất đẹp đẽ của người phụ nữ Việt Nam truyền thống mà đức tính nổi bật chính là sự tần tảo, chịu thương chịu khó.
Bà Tú còn đẹp ở sự đảm đang tháo vát, ở sự chu đáo với chồng, với con. Cảnh làm ăn kiếm sống của bà Tú thật không dễ dàng gì, nhưng không lúc nào ta thấy bà Tú bó tay chùn bước, lúc thì một mình lặn lội nơi quãng vắng, khi lại đua chen giành giật chốn đò đông. Tất cả đều để chu tất cho gia đình: nuôi đủ năm con với một chồng. Sức vóc một người đàn bà giữa thời buổi cơm cao gạo kém mà vẫn đảm bảo cho chồng cho con một cuộc sống dẫu chưa phải là sung túc nhưng không đến nỗi thiếu thốn như vậy thì quả là giỏi giang hiếm có. Đó là minh chứng cho cái tháo vát đảm đang ở bà Tú, cũng là biểu hiện thuyết phục về tấm lòng hết mực dành cho con cho chồng của người phụ nữ này.
Không chỉ có vậy, qua sự thể hiện của nhà thơ, bà Tú còn hiện lên với một đức hi sinh cao cả. Dẫu bao nhiêu khó khăn vất vả bà Tú vẫn không một lời kêu than phàn nàn, không một lời oán trách. Một mình bà âm thầm, lặng lẽ gánh trọn gánh nặng gia đình. Ngay cả khi ý thức một thực tế cay đắng trong quan hệ vợ chồng, một duyên hai nợ thì bà Tú vẫn chấp nhận tất cả sự vất vả nhọc nhằn về phía mình - Năm nắng mười mưa dám quân công. Đó là sự hi sinh quên mình, là tấm lòng vị tha hết mực của bà Tú dành cho ông Tú và những đứa con.
Thái độ sông ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ khi làm quan. Giúp mk với
Đề bài 1: Phong cách sống ngất ngưởng của NCT qua bài hát nói.
Đề bài 2: Ý nghĩa tích cực của phong cách sống ngất ngưởng của NCT trong bài hát nói. Theo anh/chị, ngất ngưởng khác với lối sống lập dị, sống gấp như thế nào?
mọi ng giúp mk vs mk cần gấp
Đề tài và chủ đề của bài thơ "Bài ca ngất ngưỡng" là gì?
Tham khảo:
Chủ đề: “Bài ca ngất ngưởng” thể hiện triết lý sống, khát vọng tự do, thái độ khinh đời ngạo thế, tự ý thức về tài năng và phẩm chất của một bậc danh sĩ phong lưu, tài tử
Muốn thể hiện phong cách sống như Nguyễn Công Trứ, tuổi trẻ cần phải có những phẩm chất năng lực gì phải làm gì để có những phẩm chất năng lực ấy?
Tham khảo:
"Một năm bắt đầu bằng mùa xuân, cuộc đời bắt đầu bằng tuổi trẻ", quả đúng là như vậy. Tuổi trẻ là độ tuổi đẹp nhất của cuộc đời mỗi con người, là độ tuổi sung sức với nhiều ước mơ, đam mê và hoài bão, có khát khao, mục tiêu, quyết tâm thực hiện những gì bản thân mong muốn, đồng thời dâng hiến tất cả sức xuân tươi trẻ của mình cho cuộc đời chung, cho đất nước. Và "Tuổi trẻ là phải sống đẹp", đó là một quan điểm vô cùng đúng đắn. "Sống đẹp" là sống một cách tích cực, không có những hành vi vi phạm chuẩn mực đạo đức xã hội, hay các hành vi lệch chuẩn, có thái độ văn hóa ứng xử phù hợp, thể hiện bản thân là một con người văn minh, lịch sự, có học thức. Vậy vì sao tuổi trẻ phải sống đẹp ?. Thứ nhất, tuổi trẻ là tương lai của mỗi quốc gia dân tộc, là lớp người tiên phong trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, có đầy đủ tư duy, năng lực và phẩm chất để trở thành lớp lực lượng kế cận, phát huy những thành quả sẵn có của quá khứ, đưa đất nước ngày một đi lên. Thứ hai, tuổi trẻ không bao giờ thiếu ước mơ, sự sáng tạo cùng phẩm chất tư duy trong công việc. Thứ ba, tuổi trẻ luôn là những người có nhiệt huyết nồng nàn, sự táo bạo và sẵn sàng dấn thân đến những nơi khó khăn để làm việc khó mà không bao giờ có ý nghĩ bỏ cuộc. Chính vì tuổi trẻ có vai trò quan trọng như vậy nên lớp người này lại cần thiết có một lối sống đẹp, tích cực, có lí tưởng và mục đích sống cao đẹp. Vì vậy, để rèn luyện cho mình một phong cách sống đẹp, tuổi trẻ cần ra sức học tập thi đua, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, hăng hái thi đua trong mọi lĩnh vực của đời sống, chủ động gánh vác những trách nhiệm to lớn mà các thế hệ đi trước giao phó. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận không nhỏ những người trẻ có lối sống buông thả, bồng bột ỷ lại, ăn chơi sa đọa, trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội,... Chúng ta cần khắc phục ngay những biểu hiện đó để trở thành những con người có nhân cách, trở thành niềm tự hào của gia đình xã hội. Đồng thời, xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng phồn thịnh, phát triển.
nếu ngất ngưởng là một phong cách sống thì phong cách sống ấy là như thế nào? Đó có phải là cách sống lập dị như một số người hiện đại?
Nêu sự giống nhau về nội dung của Bài ca ngất ngưỡng và Bài ca phong cảnh Hương Sơn
Tìm hiểu thêm về bi kịch nhà Nho cuối tK XIX qua các sáng tác của Nguyễn Khuyến, Tú Xương, CBQ và Nguyễn Công Trứ? Đâu là điểm giống và khác nhau giữa các tác giả?
Tham khảo:
- Bi kịch của những nhà nho trước hết là tấn bi kịch của cuộc xung đột giữa lý tưởng và hiện thực. Và ta đã chứng kiến trong lịch sử những thế hệ nhà nho để bảo vệ văn hóa của Nho giáo thậm chí đã phải chết để kết thúc tấn bi kịch đó.
- Có những nhà nho đã tìm lối thoát khác, một phương thức hữu hiệu khác, trở về với thiên nhiên trong sạch cao khiết (như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Khuyến…) Và ở trong từng giai đoạn khác nhau tấn bi kịch của nhà nho lại có nét riêng biệt.
Tìm hiểu thêm về bi kịch nhà Nho cuối tK XIX qua các sáng tác của Nguyễn Khuyến, Tú Xương, CBQ và Nguyễn Công Trứ? Đâu là điểm giống và khác nhau giữa các tác giả?