Những câu hỏi liên quan
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Hiiiii~
1 tháng 4 2017 lúc 16:56

- Phát triển kinh tế là sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với cơ cấu kinh tế hợp lí, tiến bộ và công bằng xã hội.

+ Phát triển kinh tế biểu hiện trước hết ở sự tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng kinh tế là sự tăng lên về số lượng, chất lượng sản phẩm và các yếu tố của quá trình sản xuất ra nó. Quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế là căn cứ quan trọng để xác định phát triển kinh tế, trong đó có sự tác động của mức tăng dân số. Vì vậy, để phát triển kinh tế, các quốc gia không chỉ chú ý thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, mà còn phải có chính sách dân số phù hợp. Ở nước ta trong những năm gần đây, sự tăng trưởng kinh tế đang theo chiều hướng đi lên. Theo số liệu của Tổng cục thống kê cho thấy, mức tăng trưởng năm 2013 là 5.42%, năm 2014 là 5.89%, năm 2015 là 6.68%

+ Sự tăng trưởng kinh tế phải dựa trên cơ cấu kinh tế hợp lí, tiến bộ để đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững. Ở nước ta, cơ cấu kinh tế hiện đang có sự chuyển dịch mạnh mẽ, tỉ trọng của ngành dịch và công nghiệp trong tổng sản phẩm quốc dân tăng dần, tỉ trọng của ngành nông nghiệp giảm dần.

+ Tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với công bằng xã hội, tạo điều kiện cho mọi người có quyền bình đẳng trong đóng góp và hưởng thụ kết quả của tăng trưởng kinh tế. Đồng thời tăng trưởng kinh tế phải phù hợp với sự biến đổi nhu cầu phát triển toàn diện của con người và xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái. Mức độ thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người thể hiện ở sự tăng lên của thu nhập thực tế và chất lượng văn hóa, giáo dục, y tế, môi trường… mà mỗi người dân được hưởng. Nội dung này của phát triển kinh tế phản ánh mối quan hệ biện chứng giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội. Tăng trưởng kinh tế cao tạo điều kiện thuận lợi để giải quyết công bằng xã hội. Khi công bằng xã hội được đảm bảo sẽ tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế.

Bình luận (0)
Dương Ánh Ngọc
Xem chi tiết
Lê Viết Lưu Thanh
2 tháng 2 2016 lúc 13:03

- Sự phát triển :

   + Từ năm 1952-1960 kinh tế phát triển nhanh.

   + Từ năm 1960-1973 kinh tế Nhật phát triển thần kì.

   + Tăng trưởng kinh tế cao, năm 1960-1969 tăng trưởng 10,8% năm . Từ năm 1970 - 1973, tăng trưởng 7.8% năm. Từ một nước bại trận, chịu hậu quả chiến tranh rất nặng nề, chỉ sau một thời gian ngắn, Nhật Bản đã vươn lên thành một siêu cường kinh tế (thứ 2 sau Mĩ)

   + Đầu những năm 70, trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính thế giới.

- Nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển :

   + Ở Nhật Bản, con người được coi là vốn quý nhất, nhân tố quyết định hàng đầu.

   + Vai trò lãnh đạo, quản lý có hiệu quả của Nhà nước.

   + Chế độ làm việc suốt đời, chế độ hưởng lương theo thâm niên và chủ nghĩa nghiệp đoàn xí nghiệp được coi là ba "kho báu thiêng liêng" làm cho các công ty có sức mạnh và tính cạnh tranh cao.

   + Ứng dụng các thành tựu khoa học - kĩ thuật hiện đại để nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.

   + Chi phí cho quốc phòng của Nhật Bản thấp.

   + Tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài để phát triển.

- Kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam

   +  Đào tạo, nâng cao trình độ nguồn nhân lực.

   + Đầu tư thích ứng cho nghiên cứu áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật.

   + Sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư của nước ngoài.

   + Nhà nước có chính sách và biện pháp điều tiết kịp thời, phù hợp.

  

 

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Anh Lê Quốc Trần
6 tháng 8 2023 lúc 2:12

Tham khảo:

- Bra - xin là quốc gia đông dân nhất với hơn 200 triệu người. Tỉ lệ gia tăng dân số khá tháp và mức đô thị hóa cao khoảng 87%, có gần 6% sống trong những khu ổ chuột tai các đô thị

- Với thành phần dân cư đa dạng, phân hóa giàu nghèo cao.

- Bra - xin là một trong những nước có ngành công nghiệp phát triển.

- Tình trạng mất an ninh, trật tự xã hội ở Bra -xin thuộc mức cao trên thế giới.

Bình luận (0)
30-Ng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn acc 2
5 tháng 3 2022 lúc 7:05

tham khảo :

*  Những điều kiện thuận lợi để các nước Đông Nam Á hợp tác phát triển kinh tế:

- Vị trí gần nhau, hầu hết các nước Đông Nam đều tiếp giáp với biển, rất thuận lợi cho giao lưu, liên kết với nhau bằng giao thông đường biển.

-  Phát triển đi lên từ nông nghiệp với nền văn minh lúa nước, truyền thống văn hóa, sản xuất có nhiều nét tương đồng ⟹ giao lưu hợp tác về văn hóa.

- Lịch sử đấu tranh, xây dựng đất nước có những điểm giống nhau.

*  Biểu hiện sự hợp tác của các nước ASEAN :

- Tam giác tăng trưởng kinh tế XI-GIÔ-RI;

- Nước phát triển hơn giúp các nước chậm phát triển đào tạo nghề, chuyển giao công nghệ, đưa công nghệ mới vào sản xuất và chế biến lương thực, thực phẩm đảm bảo đáp ứng nhu cầu trong khu vực và để xuất khẩu;

- Tăng cường trao đổi hảng hóa giữa các nước;

- Xây dựng tuyến đường sắt, đường bộ qua các nước;

- Phối hợp khai thác, bảo vệ lưu vực sông Mê Công.

Bình luận (0)
trâm lưu
Xem chi tiết
Ng Bảo Ngọc
27 tháng 12 2022 lúc 19:20

Một số nước và vùng lãnh thổ có mức độ công nghiệp hóa khá cao và nhanh như Xin-ga-po, Hàn Quốc, Đài Loan... được gọi là những nước công nghiệp mới.

Bình luận (0)
Name
Xem chi tiết
Xu 6 xí=))
10 tháng 4 2022 lúc 11:05

tham khảo:

Lòng yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần đó lại trở nên vô cùng mạnh mẽ. Trong quá khứ, những vị anh hùng như Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi… đã đứng lên lãnh đạo nhân dân giành thắng lợi. Từ các cụ già đến trẻ nhỏ, từ kiều bào nước ngoài đến đồng bào bị tạm chiếm đều chung một lòng yêu nước ghét giặc. Đến hôm nay, tinh thần yêu nước lại được thể hiện qua những hành động tưởng chừng như đơn giản nhưng rất yêu nghĩ. Tuổi trẻ cố gắng học tập để thật tốt để đóng góp vào công cuộc xây dựng đất nước. Cũng có thể đến từ sự bảo vệ và phát huy những nét văn hóa truyền thống của quê hương. Đặc biệt là lòng quyết tâm chiến đấu bảo vệ đất nước của mỗi con người trong những lúc gian nguy rình rập. Có thể nói tinh thần yêu nước giống như các thứ của quý. Và nhân dân ta phải có trách nhiệm làm cho tinh thần ấy đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.

Bình luận (0)
Linh Nguyễn nè hihi =))
10 tháng 4 2022 lúc 11:05

Tham khảo
Tinh thần yêu nước là một ngọn lửa lớn cháy mãi trong lòng nhân dân Việt Nam. Đến lớp trẻ ngày hôm nay, chúng em vinh dự được tiếp nối ngọn lửa ấy. Cuộc sống hòa bình hiện nay có được là do cha ông ta đã vất vả dành lấy, chúng em sẽ cố gắng hết sức mình để gìn giữ và xây dựng đất nước ngày càng phát triển hơn. Chúng em thể hiện tình yêu nước của mình theo những cách riêng của mình. Chúng em học tập và rèn luyện chăm chỉ để mai sau có thể cống hiến được nhiều cho tổ quốc, có thể đưa nước Việt ta sánh vai cùng các cường quốc năm châu như Bác Hồ mong đợi. Chúng em sẵn sàng lên tiếng bảo vệ chủ quyền quốc gia trên mọi diễn đàn dành cho mình mà không e ngại bất cứ điều gì. Chúng em tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, giúp đỡ các bạn nhỏ có hoàn cảnh khó khăn, giúp đỡ những người già neo đơn, để thắt chặt tình đồng bào. Chúng em đem niềm tự hào về dân tộc Việt Nam lên báo chí, âm nhạc và rất nhiều các hoạt động khác mà mình tham gia. Mỗi bạn, với một thế mạnh riêng sẽ có cách thể hiện tình yêu nước riêng. Nhưng tất cả đều có một điểm chung đó là chúng em là công dân nước Việt Nam, chúng em yêu và tự hào về quốc gia của mình.

Bình luận (0)
Name
10 tháng 4 2022 lúc 11:06

nhanh các bẹn

 

Bình luận (0)
AhJin
Xem chi tiết
Tèo Miner
Xem chi tiết
@Anh so sad
1 tháng 1 2021 lúc 21:25

      Đặc điểm phát triển kinh tế xã hội của các nước và lãnh thổ châu Á hiện nay:

  - Trình độ phát triển giữa các nước và vùng lãnh thổ rất khác nhau. Có thể phân biệt :

   + Nhật Bản là nước có trình độ phát triển cao nhất châu Á, đứng thứ hai thế giới (sau Hoa Kì) và là nước có nền kinh tế - xã hội phát triển toàn diện.

    + Một số nước và vùng lãnh thổ có mức độ công nghiệp hóa khá cao và nhanh như Xin-ga-po, Hàn Quốc, Đài Loan... được gọi là những nước công nghiệp

    + Một số nước đang phát triển có tốc độ công nghiệp hóa nhanh, song nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng như Trung Quốc, Ấn Độ. Ma-lai-xi-a, Thái Lan... Các nước này tập trung phát triển dịch vụ và công nghiệp chế biến để xuất khẩu, nhờ đó tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao.

    + Một số nước đang phát triển, nền kinh tế dựa chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp như Mi-an-ma. Lào, Băng-la-đét, Nê-pan Cam-pu-chia...

    + Ngoài ra, còn một số nước như Bru-nây, Cô-oét, A-rập Xê-Út... nhờ có nguồn dầu khí phong phú được nhiều nước công nghiệp đầu tư khai thác, chế biến, trở thành những nước giàu nhưng trình độ kinh tế - xã hội chưa phát triển cao.

   - Một số quốc gia tùy thuộc loại nước nông - công nghiệp nhưng lại có các ngành công nghiệp rất hiện đại như các ngành điện tử, nguyên tử, hàng không vũ trụ... Đó là các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Pa-ki-xtan...

   - Hiện nay, ở châu Á số lượng các quốc gia có thu nhập thấp, đời sống nhân dân nghèo khổ... còn chiếm tỉ lệ cao.

  * Một số nước châu Á có nền công nghiệp hiện đại: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Xin-ga-po, Ấn Độ,…

Chúc bn hok tốt~~

Bình luận (2)
Trịnh Thị Kim Chi
Xem chi tiết
Lê Thị Quyên
14 tháng 12 2019 lúc 2:09

- Kinh tế tư nhân là thành phần kinh tế dựa trên hình thức sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, có vai trò quan trọng, là một trong những động lực của nền kinh tế.

- Cơ cấu và vai trò của thành phần kinh tế tư nhân ở nước ta hiện nay:

   + Kinh tế cá thể, tiểu chủ, dựa trên hình thức tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất và lao động của bản thân người lao động. Kinh tế cá thể, tiểu chủ có vị trí rất quan trọng trong nhiều ngành nghề, có điều kiện phát huy nhanh và hiệu quả tiềm năng về vốn, sức lao động, tay nghề của từng gia đình, từng người lao động. Do đó, việc mở rộng sản xuất, kinh doanh của kinh tế cá thể, tiểu chủ được Nhà nước khuyến khích phát triển.

   + Kinh tế tư bản tư nhân dựa trên chế độ sử hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất. Kinh tế tư bản tư nhân có vai trò đáng kể trong việc phát triển kinh té thị trường, giải quyết việc làm cho người lao động, có những đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng kinh tế của đất nước, do đó cần được khuyến khích phát triển trong những ngành nghề sản xuất kinh doanh mà pháp luật không cấm.

Bình luận (0)