Hãy chứng minh dân cư và xã hội của LB Nga có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế.
Liên Bang Nga có điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội thuận lợi để phát triển kinh tế. Quốc gia này đang từng bước khẳng định vai trò, vị thế của mình trong nền kinh tế thế giới. Kinh tế Liên Bang Nga phát triển ra sao? Những ngành kinh tế nào đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế Liên Bang Nga?
Tham khảo:
1. LB Nga từng là trụ cột của Liên bang Xô viết
- Năm 1917 Liên bang Xô viết được thành lập.
- LB Nga là một thành viên và đóng vai trò chính trong việc tạo dựng Liên Xô trở thành cường quốc. Nhiều sản phẩm công - nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao trong Liên Xô.
2. Thời kì đầy khó khăn, biến động (thập niên 90 của thế kỉ XX)
- Vào cuối những năm 80 của thế kỉ XX, nền kinh tế Liên Xô ngày càng bộc lộ nhiều yếu kém.
- Đầu những năm 1990, Liên Xô tan rã, Liên bang Nga độc lập nhưng gặp nhiều khó khăn:
+ Tốc độ tăng trưởng GDP âm.
+ Sản lượng các ngành kinh tế giảm.
+ Đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, tình hình chính trị, xã hội bất ổn.
+ Vị trí, vai trò của LB Nga trên trường quốc tế suy giảm.
3. Nền kinh tế Nga đang khôi phục lại vị trí cường quốc
a) Chiến lược kinh tế mới
Từ năm 2000, LB Nga bước vào thời kì mới với chiến lược :
+ Đưa nền kinh tế từng bước thoát khỏi khủng hoảng.
+ Tiếp tục xây dựng nền kinh tế thị trường.
+ Mở rộng ngoại giao, coi trọng châu Á.
+ Nâng cao đời sống nhân dân.
-> Khôi phục lại vị trí cường quốc.
b) Những thành tựu đạt được sau năm 2000
- Sản lượng kinh tế tăng.
- Dự trữ ngoại tệ lớn thứ 4 thế giới.
- Trả xong các khoản nợ nước ngoài.
- Xuất siêu.
- Đời sống nhân dân được cải thiện.
- Vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế.
- Nằm trong nhóm nước có nền công nghiệp hàng đầu thế giới ( G8).
- Tuy vậy, trong quá trình phát triển kinh tế, LB Nga còn gặp nhiều khó khăn như sự phân hóa giàu nghèo, nạn chảy máu chất xám.
Vẽ sơ đồ thể hiện những thuận lợi và khó khăn của dân cư Liên bang Nga đến phát triển kinh tế - xã hội.
Đặc điểm dân cư của LB Nga có những thuận lợi và khó khăn gì cho việc phát triển kinh tế?
- Thuận lợi: đông dân, đứng thứ 8 trên thế giới, có nguồn lao động dồi dào.
- Dân số giảm (do tỉ lệ gia tăng tự nhiên âm và có nhiều người Nga di cư sang nước ngoài), nguy cơ suy giảm lực lượng lao động.
- Nhiều dân tộc (hơn 100 dân tộc), 80% dân số là người Nga, đa dạng trong sản phẩm kinh tế.
- Mật độ dân số trung bình là 8,4 người/km2 (năm 2005). Trên 70% dân số sống ở thành phố, chủ yếu là các thành phố nhỏ, trung bình và các thành phố vệ tinh, thuận lợi cho phát triển công nghiệp và dịch vụ.
Dựa vào hình 8.4, hãy cho biết sự phân bố dân cư của LB Nga. Sự phân bố đó có thuận lợi và khó khăn gì đối với việc phát triển kinh tế?
- Tập trung chủ yếu ở phân phía tây và phía nam, đặc biệt ở phía nam đồng bằng Đông Âu, tại các thành phố.
- Thuận lợi: Nguồn lao động dồi dào tập trung ở các thành phố, ở các vùng phía nam đồng bằng Đông Âu.
- Khó khăn: Nơi giàu tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên khoáng sản, thiếu lao động khai thác.
Chứng minh rằng Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều thuận lợi về tự nhiên và kinh tế- xã hội để phát triển kinh tế. Hãy kể tên hai quần đảo xa bờ thuộc vùng kinh tế này và ba đảo đông dân có diện tích vào loại lớn nhất của nước ta ?
a) Thuận lợi về tự nhiên và kinh tế - xã hội để phát triển kinh tế ở Duyên hải Nam Trung Bộ.
* Về tự nhiên :
- Biển có nhiều loại hải sản với ngư trường lớn nhất là ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ và ngư trường quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa; trên các đảo ven bờ có nghề khai thác tổ yến; bờ biển có nhiều đầm phá, vịnh nước sâu (Dung Quất, Vân Phong, ,,,), nhiều bãi biển đẹp ( Nha Trang, Mũi Né, Non Nước,...)
- Khoáng sản chủ yếu là các loại vật liệu xây dựng, đặc biệt là các mỏ cát làm thủy tinh ở Khánh Hòa, vàng ở Bồng Miêu, Quảng Nam; dầu khí (thềm lục địa cực Nam Trung Bộ), Sông ngòi có tiềm năng thủy điện vừa và nhỏ
- Rừng có diện tích tương đối lớn ( hơn 1,77 triệu ha, che phủ rừng la 38,9%, trong đó hơn 97% là rừng gỗ). Trong rừng có nhiều gỗ, chim và thú quý.
- Đồng bằng Tuy Hòa ( Phú Yên) màu mỡ; các vùng gò đồi thuận lợi cho chăn nuôi bò, dê, cừu
* Về kinh tế :
- Số dân : gần 8,9 triệu người, 10,5% số dân cả nước ( năm 2006). Là vùng có nhiều dân tộc ít người; có một chuỗi đô thị tương đối lớn như Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Phan Thiết; vùng đang thu hút đầu tư dự án của nước ngoài
- Có các di tích văn hóa thế giới là Phố Cổ Hội An và di tích Mỹ Sơn (Quảng Nam), góp phần làm phong phú thêm thế mạnh du lịch của vùng
b) Tên hai quần đảo xa bờ thuộc vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ và ba đảo đông dân có diện tích vào loại lớn nhất nước ta
- Hai quần đảo : Hoàng Sa, Trường Sa
- Ba đảo : Phú Quốc, Cát Bầu, Cát bà
Nêu những khó khăn về dân cư xã hội của LB Nga ảnh hưởng đến phát triển kinh tế.
Những khó khăn về dân cư xã hội của LB Nga ảnh hưởng đến phát triển kinh tế.
- Liên bang Nga là một nước đông dân, tỉ suất gia tăng tự nhiên âm.
- Thập kỉ 1990 nhiều người Nga di cư ra nước ngoài, đây là vấn đề mà nhà nước quan tâm.
- Một số dân tộc sống ở các khu tự trị phân tán.
- Dân cư tâp trung đông ở vùng phía Tây dẫn đến nhiều vấn đề cần giải quyết: việc làm, nhà ở,...
- Phân biệt giàu, nghèo trong dân cư ngày càng lớn.
Hãy nêu đặc điểm dân cư xã hội, dân số, phân bố dân cư, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên, các thành phần chủng tộc.
Đánh giá những thuận lợi, khó khăn của đặc điểm dân cư xã hội với phát triển kinh tế xã hội.
Có ý kiến cho rằng điều kiện tự nhiên thuận lợi nhưng nền kinh tế -xã hội kém phát triển dân cư thưa thớt, còn khu vực điều kiện tự nhiên thuận lợi nên kinh tế- xã hội phát triển dân cư tập trung đông đúc? Em có đồng Ý với ý kiến trên không ?Vì sao?
Đồng ý. Vì ở nơi phát triển kinh tế - xã hội cao thì ở đó sẽ có những thành phố lớn, trung tâm kinh tế, giàu tài nguyên. Những vùng đó thường là vùng đồng bằng ven biển. Còn nơi thưa dân thì có thể do chế độ phúc lợi chưa cao, vị trí địa lý không thuận lợi,.. Đó có thể là vùng núi, cao nguyên,...
Đồng ý.
Vì ở nơi phát triển kinh tế - xã hội cao thì ở đó sẽ có những thành phố lớn, trung tâm kinh tế, giàu tài nguyên. Những vùng đó thường là vùng đồng bằng ven biển. Còn nơi thưa dân thì có thể do chế độ phúc lợi chưa cao, vị trí địa lý không thuận lợi,.. Đó có thể là vùng núi, cao nguyên,...
Có ý kiến cho rằng điều kiện tự nhiên thuận lợi nhưng nền kinh tế -xã hội kém phát triển dân cư thưa thớt, còn khu vực điều kiện tự nhiên thuận lợi nên kinh tế- xã hội phát triển dân cư tập trung đông đúc? Em có đồng Ý với ý kiến trên không ?Vì sao?Giúp mình với gấp lắm