Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
8 tháng 5 2017 lúc 12:37

- Nhan đề bài thơ: "Khi con tu hú" – trạng ngữ chỉ thời gian

    Nhan đề bài thơ để nửa chừng, bỏ ngỏ → gợi mở khiến cho người đọc tò mò muốn khám phá nội dung bài thơ.

    - "Khi con tu hú là bài thơ đặc tả chân thực bước chuyển mình cùng vẻ đẹp sôi động của mùa hè và trong không gian tù túng, ngột ngạt của phòng giam người chiến sĩ cách mạng lắng nghe tiếng tu hú- âm thanh rạo rực của sự sống- hối thúc khát khao tự do, tình yêu cuộc sống cháy bỏng."

    - Tiếng chim tu hú có tác động mạnh tới nhà thơ vì đó là tín hiệu của mùa hè, là sự gọi mời của tự do, của trời cao lồng lộng vì thế tiếng chim tác động mạnh mẽ tới tình cảm, tâm tư của nhà thơ.

Bình luận (0)
masud
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Trần Nguyễn Bảo Quyên
27 tháng 4 2017 lúc 10:32

Câu hỏi 1. Nên hiểu nhan đề bài thơ như thế nào ? Hãy viết một câu văn có bốn chữ đầu là “Khi con tu hú” để tóm tắt nội dung bài thơ. Vì sao tiếng tu hú kêu lại tác động mạnh mẽ đến tâm hồn nhà thơ như vậy?

- Nhan đề bài thơ “Khi con tu hú” như là điểm gợi, là nguyên nhân để nhà thơ bộc lộ tâm trạng cùa mình. Tiếng chim tu hú báo hiệu mùa hè, gợi trong lòng nhà thơ - người tù cách mạng một sự liên tường đến cuộc sống sôi động, phóng khoáng bên ngoài. Nhà thơ khát khao muốn thoát khỏi tình trạng bị giam cầm, ngột ngạt của mình.

- Có thế tóm tăt nội dung bài thơ bát đáu băng bốn chừ “Khi con tu hú” như sau: Khi con ru hú gọi bay báo hiệu mùa hè đến, nhà thơ - người tù cách mang càm thấy ngột ngạt vì bị giam cầm và khao khát được tự do.

- Tiêng tu hú gợi cho nhà thơ liên tương đên mùa hè tràn trề nhựa sống, rộn rã àm thanh, rực rở sắc màu, ngot ngào hương vi. Tiếng tu hú kêu như là một tín hièu cùa mùa hè đã tác động tới tâm hốn trẻ trung, nhạy cảm, yêu đời, yêu tự do cua ngươi chiên sĩ cộng sản trẻ tuổi.

Câu hỏi 2. Nhận xét về cảnh mùa hè được miêu tả trong 6 câu thơ đầu. Những chi tiết nào khiên em có nhận xét đó?

6 câu thơ lục bát mở đầu bài thơ là một mùa hè tươi đẹp, dào dạt sức sống, khung cảnh đất trời cao lộng.

Nhiều hình ảnh tiêu biểu, chọn lọc : tiêng ve ran, lúa chín vàng trên cánh đồng, bầu trời cao rộng với nhừng cánh diều bay liệng và trái cây trong vườn thơm ngọt...

Câu hỏi 3. Phân tích tâm trạng người tù - chiến sĩ dược thể hiện ở 4 câu thơ cuối. Mở đầu và kết thúc bài thơ đều có tiếng tu hú kêu, nhưng tâm trạng của người tù khi nghe tiếng tu hú ở đoạn thơ dấu và đoạn thơ cuối rất khác nhau, vì sao?

- Trái với cánh mùa hò bèn ngoài là cánh ngột ngạt, chật hẹp bổn trong nhà tù. Người tù câm thấy đau khổ, bức bôi và khát khao mành liệt muôn thoát ra cái cánh tù ngục tăm tói, trở về với cuộc sống tự do. Nhịp thơ 6/ 2 của câu 8 và nhịp thơ 3/ 3 của câu 9 cùng với những từ ngữ mạnh mẽ như đập tan phòng;, chết uất và những từ cám thán như ôi, thôi, làm sao đã diễn ta một cách chân thực tâm trạng ấy của người tù - chiến sĩ.

- Tiếng tu hú kêu ở đoạn thơ đầu và đoạn thơ cuối đều là tiếng gọi tha thiết của tự do. Nhưng tâm trạng của người từ khi nghe tiếng tu hú kêu ở hai lần rất khác nhau. Tiếng tu hú kêu mở đầu bài thư đã gợi ra cảnh tượng trời đất bao la, tưng bừng của sự sống lúc vào hè khiến cho tâm trạng của người tù phấn chấn muốn hướng ra cuộc sổng tự do ngoài dời; tiếng tu hú kêu ở câu kết làm cho người tù cam thây bức bối, đau khổ vì phái bị giam cầm.

Câu hỏi 4. Theo em, cái hay của bài thơ được thể hiện nổi bật ở những điểm nào?

- Tiếng chim tu hú là một chi tiết nghệ thuật độc đáo. Tiếng chim tu hú khơi nguồn cảm xúc của tác giả. Nghe tiếng chim tu hú, người tù - chiến sĩ cảm thấy bức xúc, ngột ngạt vì mất tự do, náo nức hướng ra cuộc sống bên ngoài nhà tù, khát vọng muôn trơ về với cuộc sống tự do, với hoạt động cách mạng. Tiếng chim tu hú được tác giả sử dụng như là một biện pháp hoán dụ (tiếng chim - cuộc sống bên ngoài nhà tù), là điểm tựa để tác giả liên tưởng với cuộc sống tự do.

- Bài thơ gồm có hai đoạn kết hợp với nhau làm thành một chính thể thống nhất. Đoạn đầu tả cánh và đoạn sau tả tình. Cảnh trời đất vào hè quen thuộc, tươi đẹp, có hồn và đầy ấn tượng. Tinh của nhà thơ sôi nổi, da diết và sâu sắc.

- Thể thơ lục bát uyên chuyển, mềm mại và linh hoạt, giọng điệu thơ tự nhiên, cảm xúc nhất quán.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Hồng Ngọc
7 tháng 5 2017 lúc 8:55

Giải thích nhan đề " Khi con tu hú"

- Là vế phụ trong một câu trọn ý, gợi cảm xúc toàn bài.

- Là tín hiệu của mùa hè.

- Tác động mạnh mẽ đến tâm hồn người tù cách mạng, làm thức tỉnh cảnh đẹp nhưng cũng làm tăng thêm sự bức bối.

Bình luận (0)
Trần Yến Nhi
11 tháng 1 2018 lúc 20:39

Câu 1 ( trang 20 sgk Ngữ văn 8 tập 2) :

- Nhan đề bài thơ: "Khi con tu hú" – trạng ngữ chỉ thời gian

Nhan đề bài thơ để nửa chừng, bỏ ngỏ → gợi mở khiến cho người đọc tò mò muốn khám phá nội dung bài thơ.

- "Khi con tu hú là bài thơ đặc tả chân thực bước chuyển mình cùng vẻ đẹp sôi động của mùa hè và trong không gian tù túng, ngột ngạt của phòng giam người chiến sĩ cách mạng lắng nghe tiếng tu hú- âm thanh rạo rực của sự sống- hối thúc khát khao tự do, tình yêu cuộc sống cháy bỏng."

- Tiếng chim tu hú có tác động mạnh tới nhà thơ vì đó là tín hiệu của mùa hè, là sự gọi mời của tự do, của trời cao lồng lộng vì thế tiếng chim tác động mạnh mẽ tới tình cảm, tâm tư của nhà thơ.

Câu 2 ( trang 18 sgk Ngữ văn 8 tập 2) :

Tiếng chim tu hú gọi bầy đã làm sống dậy trong lòng tác giả cảnh sắc của mùa hè rạo rực, mê say:

Những chi tiết biểu hiện vẻ đẹp, nhịp sôi động của mùa hè:

+ Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần – hương vị ngọt ngào, mời gọi.

+ Tu hú gọi bầy, vườn râm ve ngân – gợi liên tưởng âm thanh vui nhộn, đặc trưng của mùa hè.

+ Trời xanh cao, diều sáo lộn nhào tầng không – không gian khoáng đạt, tự do.

→ Tiếng chim tu hú gọi mùa đã mở ra vẻ đẹp chào mời hấp dẫn của mùa hè. Mọi diễn đạt đều bắt nguồn từ cảm nhận bằng hồn thơ tinh tế, tình yêu cuộc sống, khao khát tự do mãnh liệt. Bức tranh thiên nhiên cũng vì thế vui nhộn, giàu sức sống.

Câu 3 ( trang 18 sgk Ngữ văn 8 tập 2) :

Tâm trạng của người chiến sĩ khi ở trong nhà tù:

+ Cách ngắt nhịp bất thường: 6/2 ; 3/3

+ Các động từ mạnh: dậy, đạp tan, ngột, chết uất → nhấn mạnh tâm trạng bức bối, ngột ngạt của người chiến sĩ.

+ Các từ cảm thán: ôi, thôi, làm sao → sự tiếc nuối, muốn vượt thoát khỏi thực tại.

- Mở đầu bài thơ và cuối bài thơ đều có hình ảnh tiếng chim tu hú- âm thanh của sự sống tự do, tươi sáng vọng vào gọi mời người chiến sĩ.

+ Tâm trạng của người chiến sĩ ở đầu và cuối bài thơ khác nhau: mở đầu bài thơ là cuộc sống tự do háo hức, rộn ràng >< cuối bài thơ cảm giác ngột ngạt, u uất lên tới đỉnh điểm.

+ Tiếng chim đầu bài thơ báo hiệu mùa hè tươi mới, rộn ràng đến cuối bài thơ tiếng chim như tô đậm thêm tâm trạng đau khổ vì cảnh giam hãm, mất tự do.

Câu 4 (trang 18 sgk Ngữ văn 8 tập 2) :

Cái hay của bài thơ thể hiện nổi bật ở cả nội dung lẫn nghệ thuật của tác phẩm.

- Nội dung:

+ Bức tranh thiên nhiên mùa hè sôi động đầy màu sắc, âm thanh và hương vị

+ Thể hiện tình yêu cuộc sống, khao khát tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng khi bị giam hãm trong nhà tù thực dân.

- Nghệ thuật:

+ sử dụng nhiều hình ảnh gần gũi, bình dị, thân thuộc.

+ sử dụng thể thơ lục bát, lời thơ tự nhiên, giản dị dễ đi vào lòng người.

+ cái tôi được thể hiện chân thực, trong sáng, hồn nhiên.

Bình luận (0)
H T T
Xem chi tiết
minh nguyet
16 tháng 3 2021 lúc 16:16

Tham khảo nha em:

- Tiếng chim tu hú:

+ Nếu như tiếng chim tu hú ở những câu thơ đầu là tiếng gọi náo nức của bức tranh mùa hè thì tiếng chim tu hú ở cuối tác phẩm như một niềm ám ảnh, gợi niềm nhức nhối, bực bội đến đau khổ.

+ Nhưng hai âm thanh ấy, tiếng chim tu hú ở đầu và cuối bài thơ đều vang lên từ thế giới của tự do, của cuộc sống.

Bình luận (0)
Trịnh Long
16 tháng 3 2021 lúc 16:38

Tham khảo :

undefined

Bình luận (0)
hanh
Xem chi tiết
Vũ Quang Huy
8 tháng 3 2022 lúc 17:11

tham khảo

– Mở đầu và kết thúc bài thơ đều có tiếng tu hú kêunhưng tâm trạng người tù nghe tiếng tu hú ở đoạn đầu chủ yếu là sự háo hức, yêu đời thì ở cuối bàitiếng chim tu hú như thúc giục khiến nhà thơ cảm thấy đau khổ, ngột ngạt  muốn phá bỏ  ngục về với cuộc sống tự do bên ngoài.

Bình luận (0)
":-
8 tháng 3 2022 lúc 17:12

THAM KHẢO

Mở đầu và kết thúc bài thơ đều có tiếng tu hú kêu nhưng tâm trạng của người tù khi nghe tiếng tu hú kêu rất khác nhau,vì :

- Tiếng chim tu hú mở đầu như một lời báo hiệu mùa hè rực rỡ,sức sống tưng bừng,cho nhà thơ cảm giác nhớ thương về bầu trời lồng lộng ngoài ngục tù chật hẹp,mùa hè nồng nàn nơi quê hương thân yêu.Sức sống mãnh liệt,tràn trề nhựa sống,nỗi niềm tự do cháy bỏng được thể hiện một cách rõ nét,sâu sắc.

-Tiếng chim tu hú kết thúc tựa như lời giục giã,nhắc nhở tới nghịch cảnh của nhà thơ,tâm trạng và gợi sức mạnh bị dồn nén,khát khao bấy lâu của người chiến sĩ cách mạng trẻ.Cái cảm giác u uất, muốn phá tan xiềng xích,thoát khỏi chốn ngục tù trở về cùng đồng bào ,tiếp tục hoạt động cách mạng cứ trào dâng theo tiếng chim tu hú ngoài trời

Bình luận (0)
Đông Hải
8 tháng 3 2022 lúc 17:13

Vì tác giả đã chuyển biến tâm trạng của mình từ việc hân hoan, vẻ vẻ khi mùa hè đến thì chợt nhận ra rằng bản thân mình đang bị giam cầm nên từ đó mới cảm thấy uất ức, đau khổ.

Bình luận (0)
Chang Đinh
Xem chi tiết
minh nguyet
29 tháng 3 2021 lúc 21:19

Tham khảo:

Trong bài thơ, tiếng chim tu hú được xuất hiện tất cả 3 lần. Trong đó :

* Lần 1 và lần 3 : Là tiếng chim tu hú kêu thật ngoài đời (khi con tu hú gọi bầy , khi con tu hú ngoài trời cứ kêu)

* Lần 2 : Là tiếng chim tu hú kêu được tác giả cảm nhận bằng tâm tưởng, vì tu hú là loài chim xuất hiện và kêu ran mỗi độ hè về kéo theo hàng loạt những biểu hiện đầy sức sống của ngày hè, nên "tai nghe hè dậy bên lòng" là cách nói hoán dụ để chỉ những biểu hiện của ngày hè .

- Ý nghĩa và giá trị lên tưởng của âm thanh gợi lên :

* Lần 1 và 3 : Tiếng chim tu hú có giá trị liên tưởng, nó gợi mở ra cả một loạt những hình ảnh biểu hiện sinh động của thiên nhiên với : lúa chiêm đương chín, tái cây ngọt dần, tiếng ve ngân, bắp vàng hạt, nắng đào, trời xanh cao rộng, diều sáo lộn nhào từng không ... Đó là mùa của sự đơm hoa kết quả, của sức sống căng tràn... Những biểu hiện này, khi còn ở ngoài đời - lúc chưa bị địch bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ (Huế) - tác giả đã sống, đã cảm nhận bằng cả tâm hồn ...nên giờ đây, khi ngồi trong 4 bức tường giam, chỉ nghe tiếng tu hú bên ngoài vọng vào, tác giả đã liên tưởng như thấy hiện ra trước mắt mình hàng loạt những hình ảnh biểu hiện ấy của mùa hè... -> Hình ảnh mang giá trị cụ thể và hiện thực cao

* Lần 2 : "Tai nghe hè dậy bên lòng" là cách nói nói hoán dụ, chỉ nghe tiếng tu hú, tác giả như thấy cả mùa hè đang bừng nhực sống và càng cảm giác rõ hơn hiện thực mất tự do của mình trong tù : chân muốn đạp tan phòng, cảm thấy ngột ngạt bức bối, muốn vùng vẫy thoát ra với mùa hè tự do bên ngoài khung cửa buồng giam... -> Hình ảnh mang giá trị biểu cảm và khái quát cao

Bình luận (0)
hanh
Xem chi tiết
sky12
8 tháng 3 2022 lúc 17:03

Mở đầu và kết thúc bài thơ đều có tiếng tu hú kêu nhưng tâm trạng của người tù khi nghe tiếng tu hú kêu rất khác nhau,vì :

- Tiếng chim tu hú mở đầu như một lời báo hiệu mùa hè rực rỡ,sức sống tưng bừng,cho nhà thơ cảm giác nhớ thương về bầu trời lồng lộng ngoài ngục tù chật hẹp,mùa hè nồng nàn nơi quê hương thân yêu.Sức sống mãnh liệt,tràn trề nhựa sống,nỗi niềm tự do cháy bỏng được thể hiện một cách rõ nét,sâu sắc.

-Tiếng chim tu hú kết thúc tựa như lời giục giã,nhắc nhở tới nghịch cảnh của nhà thơ,tâm trạng và gợi sức mạnh bị dồn nén,khát khao bấy lâu của người chiến sĩ cách mạng trẻ.Cái cảm giác u uất, muốn phá tan xiềng xích,thoát khỏi chốn ngục tù trở về cùng đồng bào ,tiếp tục hoạt động cách mạng cứ trào dâng theo tiếng chim tu hú ngoài trời.

Bình luận (1)
Trang Thu
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thanh Mai
8 tháng 2 2021 lúc 19:10

Giống và khác nhau:- Tiếng tu hú ở đầu bài là tiếng chim trong những hình ảnh tươi đẹp của quê hương mà tác giả vẫn còn nhớ khi chưa bị giam lại trong bốn bức tường.-Tiếng tu hú ở cuối bài là tiếng chim ngoài trời kia khi tác giả đã bị giam cầm. Tiếng chim lại như là một lời kêu gọi, thúc giục tác giả hãy tự giải phóng bản thân mình đi.

gửi bạn~~~

chúc bạn học tốt 

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
15 tháng 3 2018 lúc 11:25

Bài thơ nhắc tới tiếng chim tu hú trong chương trình ngữ văn THCS: "Khi con tu hú" của Tố Hữu.

Khi con tu hú gọi bầy

Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần

Tiếng chim tu hú trong hai bài thơ:

    + Trong bài "Bếp lửa" của Bằng Việt: tiếng chim tu hú báo hiệu mùa hè, mở ra sự ấm áp, tha thiết của tình bà cháu, tiếng chim tu hú gợi nhớ về những ngày tháng tuổi thơ được bà chăm sóc, dạy dỗ.

    + Trong bài "Khi con tu hú" của Tố Hữu: tiếng chim tu hú quen thuộc, báo hiệu mùa hè. Tiếng tu hú gọi bầy như thôi thúc người chiến sĩ phá bỏ rào cản để đón nhận vẻ đẹp, sự tự do của sự sống tươi đẹp bên ngoài.

Bình luận (0)