Trình bày sự chuyến dịch cơ cấu kinh tế nước ta trong thời kì đổi mới.
sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta trong thời kì đổi mới diễn ra như thế nào?
Tham khảo ạ :
Sự chuyển dịch nền kinh tế nước ta thể hiện ở 3 mặt:
+ Chuyển dịch cơ cấu ngành: Giảm tỷ trọng nông lâm-ngư nghiệp; tăng tỷ trọng công nghiệp- xây dựng và dịch vụ.
+ Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ: Chia 7 vùng kinh tế, 3 khu vực kinh tế trọng điểm nhiều khu công nghiệp, nhiều vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn.
+ Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế: Từ chủ yếu khu vực nhà nước và tập thể chuyển sang kinh tế nhiều thành phần. Gồm 5 thành phần kinh tế: Nhà nước, tập thể, tư nhân, tư bản nhà nước, có vốn đầu tư nước ngoài.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta trong thời kì đổi mới gồm:
Tham Khảo
Sự chuyển dịch nền kinh tế nước ta thể hiện ở 3 mặt:
+ Chuyển dịch cơ cấu ngành: Giảm tỷ trọng nông lâm-ngư nghiệp; tăng tỷ trọng công nghiệp- xây dựng và dịch vụ.
+ Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ: Chia 7 vùng kinh tế, 3 khu vực kinh tế trọng điểm nhiều khu công nghiệp, nhiều vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn.
+ Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế: Từ chủ yếu khu vực nhà nước và tập thể chuyển sang kinh tế nhiều thành phần. Gồm 5 thành phần kinh tế: Nhà nước, tập thể, tư nhân, tư bản nhà nước, có vốn đầu tư nước ngoài.
Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta trong thời kỳ đổi mới được thể hiện ở những mặt nào
Sự chuyển dịch nền kinh tế nước ta thể hiện ở 3 mặt:
+ Chuyển dịch cơ cấu ngành: Giảm tỷ trọng nông lâm-ngư nghiệp; tăng tỷ trọng công nghiệp- xây dựng và dịch vụ.
+ Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ: Chia 7 vùng kinh tế, 3 khu vực kinh tế trọng điểm nhiều khu công nghiệp, nhiều vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn.
+ Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế: Từ chủ yếu khu vực nhà nước và tập thể chuyển sang kinh tế nhiều thành phần. Gồm 5 thành phần kinh tế: Nhà nước, tập thể, tư nhân, tư bản nhà nước, có vốn đầu tư nước ngoài.
1.Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta trong thời kì đổi mới?
2. Đặc điểm đô thị hóa nước ta?
Đặc điểm đô thị hóa ở Việt Nam :
a) Quá trình đô thị hóa diễn ra chậm, trình độ đô thị hóa thấp.
- Thế kỉ thứ 3 TCN, thành Cổ Loa là đô thị đầu tiên ở nước ta.
- Dưới thời phong kiến hình thành nên một số đô thị ở những nơi có vị trí thuận lợi với chức năng hành chính, thương mại, quân sự : Thăng Long, Phú Xuân, Hội An, Đà Nẵng, Phố Hiến.
- Thời kì Pháp thuộc hình thành một số đô thị lớn : Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định.
- Thời kì kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) quá trình đô thị hóa diễn ra chậm, các đô thị thay đổi và còn bị tàn phá.
- Thời kì chống Mĩ (1954 – 1975) đô thị phát triển theo hai hướng : Miền Bắc tiến hành xây dựng XHCN gắn với công nghiệp hóa và hình thành một số đô thị :Thái Nguyên, Việt Trì, Vinh… ; miền Nam chính quyền Sài Gòn dùng “ đô thị hóa” để dồn dân phục vụ chiến tranh làm tăng số dân đô thị
- Thời kì 1975 – nay : đô thi hóa diễn ra tích cực hơn, nhưng cở sở hạ tầng còn chưa phát triển.
b) Tỉ lệ dân thành thị tăng :
- Số dân thành thị tăng lên nhanh và liên tục từ 12,9 triệu người (1990) lên 22,3 triệu người (2005).
- Tỉ lệ dân thành thị cũng tăng lên khá nhanh và liên tục từ 19,5% (1990) lên 26,9% (2005).
- Tỉ lệ dân thành thị còn thấp so với các nước trong khu vực.
c) Phân bố đô thị không đều giữa các vùng.
- Số lượng đô thị và số dân đô thị không đều giữa các vùng.
+ Trung du miền núi Bắc Bộ có số đô thị nhiều nhất (167 đô thị) nhưng chủ yếu là đô thị nhỏ (thị trấn thị xã), số dân số đô thị thấp .
+ Đông Nam Bộ có ít đô thị nhất (50 đô thị) nhưng tập trung nhiều đô thị có quy mô lớn và lớn nhất, số dân đô thị cao cao nhất.
+ Vùng có số dân đô thị cao nhất là Đông Nam Bộ (6928 nghìn người), gấp 5 lần vùng có số dân đô thị thấp nhất là Tây Nguyên (1368 nghìn người).
- Số thành phố còn quá ít so với mạng lưới đô thị (chỉ có 38 thành phố trong tổng 689 đô thị).
#Loigiaihay
Trình bày đặc điểm nền kinh tế nước ta trước thời kì đổi mới.
Gợi ý làm bài
Nền kinh tế nước ta đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển, gắn liền với quá trình dựng nước và giữ nước.
- Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã đem lại độc lập cho đất nước, tự do cho nhân dân. Tiếp sau đó là chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954).
- Đất nước bị chia cắt từ năm 1954 đến tận ngày giải phóng miền Nam 30 - 4 - 1975. Trong thời gian đó, miền Bắc vừa kiên trì chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ, vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội và chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam. Miền Nam dưới chế độ chính quyền Sài Gòn, nền kinh tế chỉ tập trung phát triển ở một số thành phố lớn như Sài Gòn, Đà Nẵng,... chủ yếu phục vụ chiến tranh.
- Đất nước thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Cho đến những năm cuối thập kỉ 80 của thế kỉ XX, do gặp nhiều khó khăn, nền kinh tế nước ta bị rơi vào khủng hoảng kéo dài, với tình trạng lạm phát cao, sản xuất bị đình trệ, lạc hậu.
Tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế của nước ta thời kì 1990 – 2009
Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (GDP) phân theo khu vực kinh tế của nước ta thời kì 1990 - 2009 là:
A. Biểu đồ miền
B. Biểu đồ hình tròn
C. Biểu đồ đường
D. Biểu đồ hình cột
Đáp án A
- Dựa vào bảng số liệu: có 3 đối tượng, 4 mốc năm
- Yêu cầu đề bài: thể hiện sự thay đổi cơ cấu tổng sản phẩm trong nước
=> Biểu đồ miền là biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (GDP) phân theo khu vực kinh tế của nước ta thời kì 1990 – 2009.
Trình bày sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn nước ta.
Gợi ý làm bài
- Kinh tế nông thôn đang chuyển dịch về cơ cấu ngành: họat động phi nông nghiệp có xu hướng ngày càng tăng mặc dù hoạt động nông nghiệp vẫn là bộ phận chủ yếu, cơ cấu sản phẩm cũng có sự thay đổi.
- Cơ cấu thành phần kinh tế nông thôn được đa dạng hoá gồm nhiều thành phần: doanh nghiệp (nhà nước, tư nhân, liên doanh,...), hợp tác xã, trang trại, hộ gia đình; tương quan giữa các thành phần có sự thay đổi.
- Kinh tế nông thôn đang từng bước chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hóa.
Trình bày sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở nước ta.
Gợi ý làm bài
- Cơ cấu ngành kinh tế trong GDP đang có sự chuyển dịch theo hướng:
+ Tăng tí trọng của khu vực II (công nghiệp và xây dựng).
+ Giảm tỉ trọng của khu vực I (nông - lâm - ngư nghiệp).
+ Khu vực III (dịch vụ) có tỉ trọng khá cao nhưng chưa ổn định.
- Xu hướng chuyển dịch như trên là phù hợp với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hoá. Tuy nhiên, tốc độ chuyển dịch còn chậm.
- Trong nội bộ từng ngành, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế thể hiện khá rõ.
+ Ở khu vực I:
• Giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, lăng tỉ trọng ngành thủy sản.
• Trong nông nghiệp (theo nghĩa hẹp), tí trọng của ngành trồng trọt giảm, tỉ trọng của ngành chăn nuôi tăng.
+ Ở khu vực II:
• Tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến, giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác.
• Trong từng ngành công nghiệp, cơ cấu sản phẩm cũng chuyển đổi theo hướng tăng tỉ trọng của các sản phẩm cao cấp, có chất lượng và cạnh tranh được về giá cả, giảm các loại sản phẩm chất lượng thấp và trung bình không phù hợp với yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu.
+ Ở khu vực III:
• Đã có những bước tăng trưởng ở một số mặt, nhất là trong lĩnh vực liên quan đến kết cấu hạ tầng kinh tế và phát triển đô thị.
• Nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời như viễn thông, tư vấn đầu tư, chuyển giao công nghệ,...
Tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế của nước ta thời kì 1990 – 2009
(Đơn vị: tỉ đồng)
Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (GDP) phân theo khu vực kinh tế của nước ta thời kì 1990 - 2009 là:
A. Biểu đồ miền
B. Biểu đồ hình tròn
C. Biểu đồ đường
D. Biểu đồ hình cột
Đáp án A
- Dựa vào bảng số liệu: có 3 đối tượng, 4 mốc năm
- Yêu cầu đề bài: thể hiện sự thay đổi cơ cấu tổng sản phẩm trong nước
=> Biểu đồ miền là biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (GDP) phân theo khu vực kinh tế của nước ta thời kì 1990 – 2009.