Những câu hỏi liên quan
Trang Nhung
Xem chi tiết
Phạm Ngọc Minh Tú
17 tháng 6 2016 lúc 21:28

Cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật và việc mở rộng giao lưu, hợp tác kinh tế quốc tế, đã cho phép khai thác có hiệu quả lợi thế của các ngành kinh tế biển, góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, đảm bảo vấn đề an ninh quốc phòng trên biển... Vì thế,kinh tế biển có vai trò ngày càng cao trong nền kinh tế nước ta

Bình luận (0)
Đỗ Nguyễn Như Bình
18 tháng 6 2016 lúc 7:30

- Cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật và việc mở rộng giao lưu, hợp tác kinh tế quốc tế, đã cho phép khai thác có hiệu quả lợi thế của các ngành kinh tế biển, góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, đảm bảo vấn đề an ninh quốc phòng trên biển... Vì thế, kinh tế biển có vai trò ngày càng cao trong nền kinh tế của nước ta.

 



 

Bình luận (0)
Trịnh Thảo Nguyên
Xem chi tiết
Lê Nguyên Hạo
4 tháng 9 2016 lúc 12:21

Tây Nguyên là một trong những vùng có mật độ dân cư thấp nhất so với cả nước với mật độ phổ biến từ 50- 100 người/ km2

Giải thích:

– Do Tây Nguyên có địa hình cao, là vùng kinh tế chưa phát triển, hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp và lâm nghiệp, cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng còn hạn chế.

– Ngay trong vùng cũng có biểu hiện phân bố dân cư không đều.

+ Những nơi có mật độ đạt từ 201- 500 người/ km2 và 501- 1000 người/ km2 như các thành phố Plâyku, Buôn Ma Thuột, Đà Lạt, thị xã Bảo Lộc và vùng phụ cận.

+ Cấp từ 50- 100 người/ km2 và 101- 200 người/ km2 tập trung ở ven các đô thị và các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm như vùng ven thành phố Buôn Ma Thuột, Đà Lạt và thị xã Bảo Lộc…

+ Cấp dưới 50 người/ km2 tại các khu vực núi cao, rừng hoặc các nơi có điều kiện khó khăn cho sản xuất, vùng núi cao phía bắc cao nguyên Lâm Viên…

a. Điều kiện thuận lợi sản xuất cây công nghiệp:

– Đất: có nhiều loại đất thích hợp nhiều loại cây công nghiệp (feralit, phù sa cổ).

– Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có sự phân hoá.

– Nguồn lao động dồi dào

– Mạng lưới cơ sở chế biến

b. Sự phân bố các cây công nghiệp chủ yếu:

– Cà phê: tập trung nhiều ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Bắc trung Bộ

– Cao su: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ

– Hồ tiêu: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ

– Chè: Trung du và miền núi Bắc Bộ, một phần ở Tây nguyên

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Người Già
16 tháng 8 2023 lúc 1:15

Tham khảo

* Một số hoạt động kinh tế ở vùng biển đảo nước ta:

- Khai thác và nuôi trồng thủy sản.

- Khai thác tài nguyên khoáng sản (muối, dầu mỏ, khí tự nhiên,…)

- Phát triển các hoạt động du lịch biển.

* Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế vùng biển đảo

- Thuận lợi:

Tài nguyên biển (sinh vật, khoáng sản,...) đa dạng, phong phú tạo điều kiện để phát triển nhiều ngành kinh tế biển, như: khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, làm muối, khai thác dầu khí,...

+ Vị trí nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế trên Biển Đông, dọc bờ biển có nhiều vịnh biển kín để xây dựng các cảng nước sâu,... là điều kiện để phát triển giao thông vận tải biển, là cửa ngõ để Việt Nam giao thương với thị trường quốc tế.

+ Nhiều bãi biển đẹp, nước biển ấm, chan hoà ánh nắng, nhiều vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển ven biển và trên các đảo,... tạo điều kiện để phát triển du lịch biển đảo.

- Khó khăn:

+ Vùng biển nhiệt đới nước ta nhiều thiên tai, đặc biệt là bão. Những năm gần đây, biến đổi khí hậu đã tác động lớn tới thiên nhiên vùng biển đảo, gây khó khăn cho phát triển kinh tế biển đảo.

+ Cơ sở hạ tầng các vùng biển và hải đảo nhìn chung còn chưa đầy đủ và đồng bộ, không tương xứng với tiềm năng và thế mạnh biển đảo.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
27 tháng 5 2019 lúc 17:00

Đáp án: C

Giải thích: Nguyên nhân các ngành kinh tế biển có vai trò ngày càng cao trong nền kinh tế nước ta, vì kinh tế biển đóng góp ngày càng lớn trong GDP của cả nước.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
27 tháng 3 2018 lúc 9:04

HƯỚNG DẪN

a) Phân tích những thuận lợi về tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế biển của Việt Nam

− Nguồn lợi sinh vật biển phong phú, giàu thành phần loài (cá, tôm và các loại đặc sản…); nhiều loài có giá trị kinh tế cao, một số loài quý hiếm.

− Nhiều loại khoáng sản (dầu mỏ, khí tự nhiên, titan…).

− Nhiều vũng, vịnh, cửa sông thuận lợi cho xây dựng cảng.

− Đường bờ biển dài với hơn 125 bãi biển, có hơn 4000 hòn đảo, thuận lợi cho phát triển du lịch biển – đảo.

b) Vai trò của hệ thống đảo và quần đảo trong sự phát triển kinh tế và bảo vệ an ning vùng biển nước ta.

− Đối với kinh tế

+ Là cơ sở để khai thác hiệu quả các nguồn lợi của vùng biển, hải đảo và thềm lục địa.

+ Là căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương, tạo điều kiện phát triển kinh tế biển (khai thác tài nguyên sinh vật biển và hải đảo, khai thác tài nguyên khoáng sản, phát triển du lịch biển, giao thông vận tải biển).

− Đối với an ninh

+ Là hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền.

+ Là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo và quần đảo.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
4 tháng 1 2020 lúc 15:04

Hướng dẫn: Cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật và việc mở rộng giao lưu, hợp tác kinh tế quốc tế, đã cho phép khai thác có hiệu quả lợi thế của các ngành kinh tế biển, góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, đảm bảo vấn đề an ninh quốc phòng trên biển,... đóng góp ngày càng lớn trong GDP của cả nước. Vì thế, kinh tế biển có vai trò ngày càng cao trong nền kinh tế nước ta

Chọn: B.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
18 tháng 6 2018 lúc 4:01

Đáp án C

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
29 tháng 11 2018 lúc 7:01

Đáp án B

Các ngành kinh tế biển quan trọng nhất hiện nay ở nước ta là khai thác chế biến khoáng sản biển – đặc biệt khai thác và chế biến dầu khí, đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản, giao thông vận tải biển và du lịch biển – đảo. Sự phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển đã đóng góp ngày càng lớn trong quy mô GDP của cả nước,  đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân và đảm bảo vấn đề an ninh quốc phòng trên biển,....

=> Do đó kinh tế biển có vai trò ngày càng cao trong nền kinh tế nước ta

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
9 tháng 9 2017 lúc 18:08

Đáp án B

Các ngành kinh tế biển quan trọng nhất hiện nay ở nước ta là khai thác chế biến khoáng sản biển – đặc biệt khai thác và chế biến dầu khí, đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản, giao thông vận tải biển và du lịch biển – đảo. Sự phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển đã đóng góp ngày càng lớn trong quy mô GDP của cả nước,  đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân và đảm bảo vấn đề an ninh quốc phòng trên biển,....

=> Do đó kinh tế biển có vai trò ngày càng cao trong nền kinh tế nước ta

Bình luận (0)