Những câu hỏi liên quan
Lê Khánh Vy
Xem chi tiết
Bồ Công Anh
31 tháng 8 2016 lúc 21:33

Bà Tâm dù đau đớn nhưng vẫn biết kiểm soát hành vi của mình, chăm sóc con tận tình và giúp đỡ nhưng người bị HIV/AIDS. 

=> Bad Tâm có tính tự chủ

Bình luận (0)
Trịnh Thị Kim Chi
Xem chi tiết
Lê Thị Quyên
30 tháng 9 2019 lúc 16:34

Cả 3 người: P, H và bà Tâm đều vi phạm pháp luật.

- P và H vi phạm pháp luật về tội cờ bạc, nghiện hút.

- Bà Tâm vi phạm pháp luật vì dụ dỗ người chưa thành niên và tổ chức bán ma tuý.

- Pháp luật sẽ xử lý p, H và bà Tâm theo quy định của luật pháp: bà Tâm sẽ bị xử lý theo Điều 3 “Luật phòng, chống ma tuý”, P và H sẽ bị xử lý theo Điều 199 Bộ luật Hình sự 1999.

Bình luận (0)
Ngọc Ngân
Xem chi tiết
Blake Rose
17 tháng 5 2017 lúc 15:43
Khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc, ông Hai đau đớn tủi hổ vô cùng. Tác giả đã diễn tả rất cụ thể diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai trước cái tin dữ đó. Thoạt đầu, nghe được tin đột ngột từ người đàn bà tản cư nói ra, ông Hai bàng hoàng đến sững sờ. “Cổ họng ông nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân, ông lão lặng đi tưởng như không thở được”. “Ông snh ra nghi ngờ, cố chưa tin vào cái tin ấy. Nhưng những người tản cư đã kể rành rọt quá làm ông không thể không tin”. Từ lúc ấy, tâm trạng ông Hai bị ám ảnh, ray rứt với mặc cảm là kẻ phản bội. Nghe tiếng chửi bọn Việt gian, ông cúi gằm mặt xuống mà đi.
Về đến nhà, ông nằm vật ra giường, tủi thân khi nhìn đàn con. “nước mắt ông lão cứ giàn ra”. “Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi đấy ư?” Ông giận lây và trách cứ những người trong làng phản bội. Tủi thân, ông Hai thương con, thương dân làng chợ Dầu, thương thân mình phải mang tiếng là dân lang Việt gian.
Suốt mấy ngày hôm sau, ông Hai không dám đi đâu, chỉ quanh quẩn ở xó nhà, nghe ngóng binh tình bên ngoài. Ông sống trong tâm trạng nơm nớp lo sợ, xấu hổ và nhục nhã. Cứ thoáng nghe thấy Tây, Việt gian, cam-nhông là ông lại “lủi ra một góc nhà nín thít”.
Ông Hai tiếp tục bị đẩy vào một tình huống thử thách căng thẳng, quyết liệt khi nghe tin mụ chủ nhà sẽ đuổi hết người làng chợ Dầu ở nơi tản cư. Ông cảm nhận được hết nỗi nhục nhã, lo sợ vì tuyệt đường sinh sống: “Biết đi đâu bây giờ”. Bị đẩy vào đường cùng, tâm trạng ông Hai vô cùng bế tắc, mâu thuẫn nội tâm được đẩy đến đỉnh điểm. Ông nghĩ hay là quay về làng nhưng lại hiểu rõ thế là phản bội cách mạng, phản bội Cụ Hồ. Thế rồi ông đã dứt khoát theo cách của ông: “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Rõ ràng, tình yêu nước đã rộng lớn hơn, bao trùm lên tình cảm với làng quê. Nhưng ông vẫn không thể dứt bỏ được tình cảm với làng. Vì thế mà ông càng đau xót, tủi hổ.
Trong tâm trạng bị dồn nén và bế tắc ấy, ông chỉ còn biết trút nỗi lòng của mình vào những lời tâm sự với đứa con út. Qua lời tâm sự với con, chúng ta thấy rõ 1 tình cảm sâu nặng và bền chặt với cái làng chợ Dầu, 1 tấm lòng thủy chung với kháng chiến, với cách mạng của con người ông Hai. Tình cảm đó là sâu nặng và thiêng liêng.
Bình luận (0)
Lê Minh Hiếu
Xem chi tiết
Phía sau một cô gái
9 tháng 5 2022 lúc 22:15

a) Sự quan tâm, chăm sóc của ông bà đối với G là sự quan tâm thái quá. Làm như vậy sẽ khiến G chỉ biết đến việc học mà không biết kỹ năng sống.

b) Nếu em là G, em sẽ nói cho ông bà hiểu, cố gắng học tập thật tốt và giúp đỡ ông bà những việc vừa sức của  mình vào thời gian rảnh

Bình luận (0)
✨Linz✨
9 tháng 5 2022 lúc 22:17

a) Theo em sự quan tâm, yêu thương của ông bà dành cho G là chưa đúng cách vì nếu chỉ học mà không làm việc thì kĩ năng sống của G sẽ rất kém và sau này sẽ khó tự lập.

b) Nếu em là G, em sẽ nói với ông bà rằng em muốn học các việc như nấu ăn, rửa bát, quét nhà, ... để giúp đỡ ông bà và cải thiện tính tự lập.

Bình luận (0)
Di Di
9 tháng 5 2022 lúc 22:17

a.Ông bà đối với G rất quan tâm ,chăm sóc  tuy nhiên quan tâm quá mức sẽ làm cho G hư 

b,nếu em là G em sẽ giải thích cho ông bà đừng chiều chuộng mik quá mức mà đối xử bình thường

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
11 tháng 12 2017 lúc 9:47

- Câu nói của Bà thể hiện ý chí, nguyện vọng thiết tha của Bà là "giành lại giang sơn cởi ách nô lệ".

- Bà Triệu là con người khảng khái, giàu lòng yêu nước, có chí lớn, Bà là tiêu biểu cho ý chí bất khuất của người phụ nữ Việt và dân tộc Việt trong việc kiên quyết đấu tranh chống quân đô hộ giành độc lập cho dân tộc.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
19 tháng 2 2017 lúc 6:30

Mẹ của thầy Mạnh Tử:

- Có tấm lòng yêu thương con hết mực, vừa nghiêm khắc vừa hiền hậu.

- Chọn cho con môi trường sống tốt nhất.

- Giáo dục con lòng trung thực, tự trọng và chăm chỉ

Bình luận (0)
Dương Đức Lâm
Xem chi tiết
Mina
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Thư
18 tháng 12 2017 lúc 21:03
Đó là người mẹ thương con nhưng lựa chọn cách giáo dục nghiêm khắc, đạo đức mẫu mực. Thương yêu không có nghĩa là nuông chiều, mà tìm ra cách giáo dục con đúng đắn.Bà mẹ Mạnh Tử không chỉ là người mẹ mà bà còn là người thầy mẫu mực, vĩ đại cho con mình.  Bà mẹ Mạnh Tử là người mẹ thông minh, khéo léo, tinh tế, cương quyết trong việc dạy dỗ, giáo dục con cái. 
Bình luận (0)
Cô nàng Thiên Bình
18 tháng 12 2017 lúc 21:03
Đó là người mẹ thương con nhưng lựa chọn cách giáo dục nghiêm khắc, đạo đức mẫu mực. Thương yêu không có nghĩa là nuông chiều, mà tìm ra cách giáo dục con đúng đắn.Bà mẹ Mạnh Tử không chỉ là người mẹ mà bà còn là người thầy mẫu mực, vĩ đại cho con mình.  Bà mẹ Mạnh Tử là người mẹ thông minh, khéo léo, tinh tế, cương quyết trong việc dạy dỗ, giáo dục con cái. 
Bình luận (0)
vgfghtyhgnghj
18 tháng 12 2017 lúc 21:04

 Mạnh Tử mồ côi cha và chịu sự giáo dục nghiêm túc của mẹ là Chương Thị, sau này được gọi là Mạnh Mẫu. Mạnh Mẫu nổi tiếng với câu chuyện 3 lần chuyển nhà để cho con trai mình được sống, học tập trong ngôi trường và môi trường giáo dục tốt nhất.

>> Giới trẻ thời nay khiến mẹ thầy Mạnh Tử chuyển nhà lần ba

Chuyện kể rằng, lần thứ nhất, mẹ con Mạnh Tử sống gần bãi tha ma. Hàng ngày, Mạnh Tử vẫn thường ra đây nô đùa, Mạnh Tử thường diễn lại những cảnh ông nhìn thấy ở bãi tha ma. Mạnh Mẫu nhận thấy đây không phải là chỗ ở tốt cho con trai mình, bà liền chuyển nhà sang một khu phố mua bán sầm uất nhưng tình hình không khả quan cho lắm. Mạnh Tử học cách cân, đong, đo, đếm của những kẻ mua bán, hay khoe khoang đồ của mình. Lần này, Mạnh Mẫu chuyển nhà đến gần một ngôi trường, Mạnh Tử sống gần đây nên học những khuôn mẫu lễ giáo, học hành chăm chỉ, lúc bấy giờ Mạnh Mẫu mới thở phào: “Đây mới là chỗ ở của con ta”.

Một lần, nhà hàng xóm giết lợn, Mạnh Tử thấy vậy hỏi mẹ giết lợn để làm gì, Mạnh mẫu lỡ miệng nói đùa:“Để cho con ăn”. Sau đó, bà đi mua thịt lợn về cho con ăn vì bà nghĩ nếu mình nói dối con chẳng khác nào dạy con nói dối. Một câu chuyện nổi tiếng khác về Mạnh Mẫu dạy con đó là khi đang dệt vải, thấy con trốn học đi về. Bà kêu Mạnh Tử đến gần rồi cầm dao chặt đứt tấm vải và mắng: “Con đi học mà bỏ học chẳng khác nào mẹ dệt vải mà chặt đứt nó vậy”. Thấm thía lời mẹ dạy, Mạnh Tử chăm học, dần trở thành học sinh giỏi nhất lớp và bậc đại hiền triết sau này

Mạnh Mẫu nổi tiếng là một bà mẹ có cách giáo dục con nghiêm khắc và chu đáo nhất trong lịch sử. Bà có những cách dạy con hiệu quả như chấp nhận chuyển nhà để chọn môi trường sống thích hợp với con để tránh những ảnh hưởng xấu từ môi trường bên ngoài đem lại. Đồng thời, bà gieo vào tiềm thức con cái đức tính chân thật để tạo cho con nếp sống đạo đức sau này, dạy con tính cần cù, chăm chỉ, siêng năng, không biếng nhác, có một thái độ kiên trì nhẫn nại, khắc phục khó khăn, gian khổ.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Quỳnh Trang
Xem chi tiết
qwerty
9 tháng 10 2016 lúc 8:15

Tham Khảo tại: Nếu em là người được chứng kiến cảnh chị dậu đánh tên cai lệ thi em sẽ kể lại chuyện ấy với các bạn như thế nào - ๑๑۩۞۩๑๑...TuThienBao.Com...๑๑۩۞۩๑๑

Bình luận (1)
Thảo Phương
23 tháng 12 2016 lúc 11:39

Bình luận (0)
Ham Học Hỏi
24 tháng 10 2018 lúc 20:43

Tôi vốn là hàng xóm của chị Dậu. Hôm đó, tôi vừa đi chợ về thì chợt thấy cai lệ và người nhà lí trưởng sầm sập đi vào nhà chị Dậu. Biết là có chuyện, tôi vội bỏ dở công việc, chạy tắt hàng rào sang báo cho chị Dậu. Thế là vô tình tôi đã được chứng kiến cảnh chị Dậu đánh nhau với cai lệ.

Khi tôi sang, ở góc nhà, thằng Dần đang vục đầu húp soàn soạt bát cháo loãng, còn chị Dậu thì đang quạt một bát khác cho nhanh nguội. Sau đó, chị bê bát cháo ra cho anh Dậu và ngồi xem anh ăn có ngon miệng không. Nhìn hoàn cảnh đáng thương của gia đình chị, tôi không khỏi xót xa. Anh Dậu hình như biết ý vợ nên cố gắng ngồi dậy. Anh vừa kề bát cháo vào miệng thì cai lệ và người nhà lí trưởng tay roi, tay gậy hùng hổ bước vào. Cai lệ hống hách gõ đầu gậy xuống đất, cất giọng khàn khàn, bắt vợ chồng anh Dậu phải nộp sưu ngay lập tức. Sợ quá, anh Dậu lăn đùng ra phản. Lúc đó trông anh thật tội nghiệp. Cái anh này sức lực đã yếu lại còn bị ốm một trận dài từ năm ngoái nên mọi việc đều do một mình chị Dậu cáng đáng hết. Chỉ vì thiếu tiền sun mà anh đã bị cùm trói cả ngày đến mức ngất đi chúng mới thả cho về. Chắc sợ quá, anh rúm người lại, không dám nói năng gì. Đã vậy, khi nhìn thấy anh Dậu như thế, người nhà lí trưởng còn mỉa mai: “Anh ta lại sắp phải gió như đêm qua đấy”. Cái anh người nhà lí trưởng này cũng hách dịch ghê quá. Anh ta quay sang bảo chị Dậu muốn khất sưu thì hãy đi gặp ông lí mà khất còn anh ta không cho chị khất thêm một giờ nào nữa. Nghe thấy thế, chị Dậu khẩn thiết van xin, giãi bày. Chị bảo nhà chị đã túng lại phải đóng thêm suất sưu cho chú em nên chưa xoay kịp chứ chị không dám khất sưu “nhà nước”. Cai lệ không để chị nói hết câu, hắn trợn ngược hai mắt lên, quát chị, không đồng ý cho chị khất sưu. Chị Dậu vẫn nhẫn nhục hạ mình van xin trong tiếng chửi mắng quát nạt của cai lệ và người nhà lí trưởng. Để được khất sưu, chị đã “một điều ông hai điều cháu” với cai lệ. Chị đã hạ mình hết mức để cứu chồng. Là hàng xóm của chị, tôi biết lắm chứ, nhà chị hiện nay đâu còn gì bán được. Để đóng suất sưu cho chồng, chị đã phải bán hết mấy gánh khoai, đàn chó và cả đứa con gái đầu lòng mới sáu, bảy tuổi. Vì chồng, chị đã hạ mình để khơi dậy chút lương tâm ít ỏi của tên cai lệ, nhưng hắn đâu còn là người nữa. Nghe những lời van xin thống thiết của chị, chẳng những hắn không động lòng mà còn quay sang hét người nhà lí trưởng trói anh Dậu lại. Trong khi người nhà lí trưởng còn đang lóng ngóng – anh ta không nỡ trói một người đang ốm bê ốm bết – thì cai lệ chạy đến giật phắt lấy sợi dây thừng, xông đến để trói anh Dậu. Chị Dậu mặt xám lại. Tôi nghĩ hình như chị đã căm tức lắm rồi nhưng vẫn cố nhịn. Chị kêu khóc van xin tha cho chồng chị. Nhìn cảnh đấy, tôi trào nước mắt vì thương anh chị Dậu. Tôi cũng nghèo, tôi bất lực, không giúp được gì cho chị cả. Tên cai lệ vẫn bỏ mặc ngoài tai những lời van vỉ, hắn gạt chị ra, xông vào trói anh Dậu. Đến nước này, không chịu được nữa, không “ông – cháu” nữa, chị lớn tiếng: “Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!”. Chị hiền lành nhưng cũng thật sắc sảo, lời nói của chị thật thấu tình đạt lí. Nhưng tên cai lệ đâu có để ý, hắn tát chị Dậu đánh “bốp” một cái để thách thức rồi lại tiếp tục xông vào trói anh Dậu. Đến nước này thì không thể nào chịu đựng hơn được nữa, chị xông vào kéo tên cai lệ ra, mồm rít lên, thách thức : “Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!”. Chị lao vào trận chiến giằng co với tên cai lệ để bảo vệ chồng. Cuối cùng, sức lực của một anh chàng nghiện đành thua sức lực của một người đàn bà lực điền. Hắn bị chị Dậu tóm gáy, lẳng ra thềm. Tên người nhà lí trưởng xông vào ứng cứu nhưng rồi cũng phải chịu trận như cai lệ. Tôi nhìn cảnh ấy mà lòng hả hê sung sướng. Lúc chúng mới đến thì hùng hổ, tráo trâng bây giờ thì như một lũ chuột ngập nước, trông thảm hại rúm ró. Nhưng khi nghe anh Dậu khuyên can vợ và nói: “Người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta thì phải tù, phải tội”, tôi lại thấy lo cho chị Dậu quá. Chị đã dám đứng lên tự bảo vệ gia đình mình, giờ đây, ai bảo vệ cho chị? Cuộc đời chị sẽ thế nào đây? Tôi chỉ biết cầu mong cho cuộc đời của chị sẽ tốt đẹp hơn.

Ra về, tôi cứ suy nghĩ mãi về chị Dậu – người phụ nữ giàu lòng yêu chồng thương con nhưng cũng rất dũng cảm, kiên cường. Chị là người đầu tiên trong làng đã dám chống lại “người nhà nước”. Rồi đây chắc chắn sẽ có nhiều người khác theo gương chị, bởi “tức nước” thì “vỡ bờ”.

Bình luận (2)