Những câu hỏi liên quan
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
3 tháng 5 2018 lúc 8:52

Khí hậu nhiệt đới gió mùa Việt Nam có ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông, lâm nghiệp. Điều kiện nóng ẩm cho phép cây trồng phát triển quanh năm, có thể cấy cày và xen canh để tận dụng ánh sáng dồi dào, có thể kết hợp nông lâm theo hình thức VAC hay VACR (Vườn – ao – chuồng – rừng). Song do chế độ mưa theo mùa nên cùng bố trí mùa vụ hợp lí. Thời gian có mưa và sự phân bố lượng mưa chi phối sự bố trí mùa vụ và lựa chọn các loại cây trồng trên các địa phương nước ta.

Bình luận (0)
Phạm Thị Bích Thạch
Xem chi tiết
Ntt Hồng
4 tháng 2 2016 lúc 23:12

Đây là câu trả lời của mình. Bạn có thể tham khảo:

**) Ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp:

-Nền nhiệt ẩm cao, khí hậu phân mùa tạo điều kiện cho chúng ta phát triển nền nông nghiệp lúa nước, tăng vụ, đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi. Cần tận dụng mặt thuận lợi này để không ngừng nâng cao năng suất cây trồng và nhanh chóng phục hồi lớp phủ thực vật trên đất trống bằng mô hình nông-lâm kết hợp.

-Tính chất thường của các yếu tố thời tiết và khí hậu gây khó khăn cho hoạt động canh tác, cơ cấu cây trồng, kế hoạch thời vụ, phòng chống thiên tai, phòng trừ dịch bệnh….trong sản xuất nông nghiệp.

**)Ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất khác và đời sống:

-Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa tạo thuận lợi cho nước ta phát triển các ngành kinh tế như lâm nghiệp, thủy sản, giao thông vận tải, du lịch…. Và đẩy mạnh hoạt động khai thác, xây dựng….nhất là vào mùa khô.

-Tuy nhiên, các khó khăn, trở ngại cũng không ít:

+Các hoạt động giao thông vận tải, du lịch, công nghiệp khai thác….chịu ảnh hưởng trực tiếp của sự phân mùa khí hậu, chế độ nước của sông ngòi.

+Độ ẩm cao gây khó khăn cho việc bảo quản máy móc, thiết bị, nông sản.

+Các thiên tai như mưa bão, lũ lụt, hạn hán hằng năm gây tổn thất rất lớn cho mọi ngành sản xuất, thiệt hại về người và tài sản.

+Các hiện tượng thời tiết bất thường như dông, lốc, mưa đá, sương muối, rét hại, khô nóng….cũng gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống.

+Môi trường thiên nhiên dễ bị suy thoái.



 

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết

– Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nước ta được thể hiện thông qua nội dung sau:

+ Tổng bức xạ hàng năm lớn, điển hình là cán cân bức xạ luôn đạt dương.

+ Nhiệt độ trung bình năm trên toàn quốc đều lớn hơn 20°C.

+ Lượng mưa lớn trong năm, phân đều các khu vực, dao động từ 1500 – 2000 mm.

+ Độ ẩm không khí rất cao (trên 80%) và cân bằng ẩm luôn dương.

– Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đã ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất ở địa phương em như sau:

Ví dụ tham khảo: Em ở Tây Nguyên nên khí hậu quanh năm mát mẻ, chia ra 2 mùa mưa khô rõ rệt, người ta dựa vào đặc điểm này để phát triển du lịch vào mùa khô, còn mùa mưa thì tưới tiêu phát triển các loại nông sản.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
19 tháng 11 2018 lúc 17:24

- Khí hậu nhiệt đới gió mùa Việt Nam có ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông, lâm nghiệp. Điều kiện nóng ẩm cho phép cây trồng phát triển quanh năm, có thể cấy cày và xen cạnh để tận dụng ánh sáng dồi dào, có thể kết hợp nông lâm theo hình thức VAC hay VACR (Vườn – ao –chuồng – rừng). Song do chế độ mưa theo mùa nên cần bố trí mùa vụ hợp lí. Thời gian có mưa và sự phân bố lượng mưa chi phối sự bố trí mùa vụ và lựa chọn các loại cây trồng trên các địa phương nước ta.

- Miền Bắc nước ta vào mùa đông, tính chất nóng ẩm bị xáo trộn nhiều nhất.

Bình luận (0)
ミ★ᗰᗩIᗪᗩYY2K11★彡
Xem chi tiết
Đoàn Thái Hà
31 tháng 12 2021 lúc 15:21

Khí hậu nước ta nóng và mưa nhiều nên cây cối dễ phát triển. 

Tuy vậy, hằng năm thường hay có bão, có năm mưa lớn gây lũ lụt.

Bình luận (0)
Nguyễn Ngọc Hà My
31 tháng 12 2021 lúc 15:35

Khí hậu nước ta nóng và mưa nhiều nên cây cối dễ phát triển. 

Hằng năm thường hay có bão, có năm mưa lớn gây lũ lụt, sạt lở.

Bình luận (0)
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Ngọc Lan
5 tháng 6 2017 lúc 11:14

- Khí hậu nhiệt đới gió mùa Việt Nam có ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông, lâm nghiệp. Điều kiện nóng ẩm cho phép cây trồng phát triển quanh năm, có thể cấy cày và xen cạnh để tận dụng ánh sáng dồi dào, có thể kết hợp nông lâm theo hình thức VAC hay VACR (Vườn – ao –chuồng – rừng). Song do chế độ mưa theo mùa nên cần bố trí mùa vụ hợp lí. Thời gian có mưa và sự phân bố lượng mưa chi phối sự bố trí mùa vụ và lựa chọn các loại cây trồng trên các địa phương nước ta.

- Miền Bắc nước ta vào mùa đông, tính chất nóng ẩm bị xáo trộn nhiều nhất.

Bình luận (0)
Tuyết Nhi Melody
5 tháng 6 2017 lúc 11:15

- Khí hậu nhiệt đới gió mùa Việt Nam có ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông, lâm nghiệp. Điều kiện nóng ẩm cho phép cây trồng phát triển quanh năm, có thể cấy cày và xen canh để tận dụng ánh sáng dồi dào, có thể kết hợp nông lâm theo hình thức VAC hay VACR (Vườn - ao - chuồng - rừng). Song do chế độ mưa theo mùa nên cần bố trí mùa vụ hợp lí. Thời gian có mưa và sự phân bố lượng mưa chi phối sự bố trí mùa vụ và lựa chọn các loại cây trồng trên các địa phương nước ta.
tính chất nóng ẩm bị xáo trộn nhiều nhất.

Bình luận (0)
Hưng Nguyễn
Xem chi tiết
Q Player
28 tháng 10 2021 lúc 20:51

Ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đến sản xuất nông nghiệp nước ta.

-Thuận lợi: 

+Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa thuận lợi cho cây trồng vật nuôi phát triển quanh năm. Đó là cơ sở để phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới theo hướng sản xuất lớn, chuyên canh và đa canh. 

 +Mùa đông lạnh cho phép phát triển cây trồng vụ đông ở Đồng bằng sông Hồng và cây trồng, vật nuôi cận nhiệt, ôn đới trên các vùng núi. - Khó khăn:

 Nhiều thiên tai thường xuyên xảy ra bão,lũ lụt,hạn hán,sương muối,... gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp. .

 Khí hậu nóng ẩm tạo điều kiện cho sâu bệnh, dịch bệnh, nấm mốc phát triển gây hại cho cây trồng, vật nuôi. .

Bình luận (0)
lê thị ngọc bích
Xem chi tiết
lê thị thùy trang
Xem chi tiết
Cô Khánh Linh
19 tháng 7 2023 lúc 2:48

Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta được thể hiện qua tất cả các thành phần của tự nhiên: khí hậu, địa hình, sông ngòi, sinh vật. Trong đó, khí hậu là thành phần chi phối tính chất của các thành phần khác

1. Khí hậu mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa

a. Tính chất nhiệt đới

 Tính chất nhiệt đới của khí hậu Việt Nam được thể hiện qua:

- Nhiệt độ không khí trung bình năm trên cả nước đều lớn hơn 20oC (trừ vùng núi cao) và tăng dần từ Bắc vào Nam.

- Số giờ nắng đạt từ 1 400 - 3 000 giờ/năm, cán cân bức xạ từ 70 - 100 kcal/cm2/năm.

b. Tính chất ẩm

 - Nước ta có độ ẩm không khí cao, trung bình trên 80%.

- Lượng mưa lớn, trung bình dao động từ 1 500 - 2 000 mm/năm.

c. Tính chất gió mùa

 - Việt Nam nằm trong phạm vi hoạt động của Tín phong bán cầu Bắc. Mặt khác, nước ta còn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các khối khí hoạt động theo mùa.

- Nước ta chịu ảnh hưởng của gió mùa đông và gió mùa hạ.

2. Địa hình mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa

- Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm, đá bị phong hoá mạnh mẽ nên bề mặt địa hình được che phủ bởi một lớp vỏ phong hoá dày.

- Khí hậu nhiệt đới gió mùa với lượng mưa lớn và tập trung theo mùa làm cho địa hình bị xâm thực, xói mòn mạnh, càng khiến địa hình bị chia cắt. Bề mặt địa hình dễ bị biến đổi do hiện tượng trượt lở đất đá khi mưa lớn theo mùa.

- Lượng mưa lớn làm quá trình hoà tan đá vôi mạnh mẽ, tạo nên các dạng địa hình các-xtơ độc đáo, nước ngầm xâm thực sâu vào lòng núi đá hình thành những hang động lớn.

3. Sông ngòi mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa (do ảnh hưởng của khí hậu và địa hình chi phối)

- Khí hậu nằm trong vùng nhiệt đới, mưa nhiều => Sông nhiều nước, hơn 800 tỉ m3/năm.

- Địa hình bị xâm thực, xói mòn mạnh => Sông nhiều phù sa, tổng lượng phù sa khoảng 200 triệu tấn/năm.

- Địa hình phân hoá đa dạng, trải qua thời kì Tân kiến tạo bị nâng lên hạ xuống thành nhiều bậc khác nhau => Mạng lưới sông ngòi dày đặc, sông nhiều thác ghềnh.

- Khí hậu có hai mùa: mùa mưa và mùa khô => Chế độ nước sông có hai mùa: màu lũ và mùa cạn.

 
Bình luận (0)
Trần Anh
18 tháng 7 2023 lúc 12:31

Tính chất nhiệt đới gió mùa nóng ẩm: Sự tương tác giữa gió mùa Đông Nam và Tây Bắc. Mang theo nhiều hơi nước, mưa dồn dập, kéo dài từ tháng 5 tới tháng 9. Gió mùa ẩm cung cấp nước cho cây trồng và đất đai, làm phong phú nguồn nước cho sông và hồ. Tuy vậy, nó cũng có thể gây lũ lụt, ảnh hưởng tới cuộc sống và sản xuất. Nó cũng có vai trò quan trọng trong điều chỉnh khí hậu và duy trì đa dạng sinh thái!

Bình luận (0)