Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Lù Thị Nghề
Xem chi tiết
Cô Khánh Linh
6 tháng 6 2023 lúc 1:18

Giá trị của tài nguyên sinh vật biển nước ta:

- Đối với kinh tế: là nguyên liệu để phát triển ngành khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, xuất khẩu thuỷ sản có giá trị kinh tế cao. Không những vậy, thuỷ sản còn là mặt hàng hấp dẫn đối với thị trường nội địa.

- Đối với văn hoá, thường đi đôi với du lịch: việc phát triển các khu bảo tồn các loài sinh vật biển quý hiếm, các hoạt động du lịch lặn biển, ngắm san hô,... sẽ góp phần phát triển du lịch, đồng thời quảng bá đến thị trường sự đa dạng, giàu có của tài nguyên biển Việt Nam. Điều đó tạo nên văn hoá vùng biển ở từng vùng miền.

- Đối với môi trường sinh thái: tài nguyên sinh vật biển góp phần giúp cân bằng sinh thái môi trường biển.

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
4 tháng 6 2017 lúc 6:28

Đáp án: A

Giải thích: Giá trị kinh tế của tài nguyên sinh vật nước ta phát triển du lịch sinh thái, cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến,… Còn các ý B, C, D là ý nghĩa về mặt tự nhiên – môi trường.

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
24 tháng 11 2018 lúc 4:09

Đáp án A

Giá trị kinh tế của tài nguyên sinh vật nước ta phát triển du lịch sinh thái, cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến,… Còn các ý B, C, D là ý nghĩa về mặt tự nhiên – môi trường

Nhi Yến
Xem chi tiết
minh nguyet
5 tháng 5 2021 lúc 10:03

Giá trị của tài nguyên sinh vật.

a. Kinh tế.

- Cung cấp đồ gỗ xây dựng, làm đồ dùng

- Thực phẩm, lương thực

- Thuốc chữa bệnh

- Cung cấp nguyên liệu sản xuất thủ công nghiệp

b. Văn hoá, du lịch.

 - Sinh vật cảnh

 - Tham quan, du lịch

 - Nghiêm cứu khoa học

c. Môi trường sinh thái.

  - Điều hoà khí hậu, tăng ôxy, làm sạch không khí

 - Giảm ô nhiễm môi trường

 - Giảm nhẹ thiên tai, hạn hán

  - Ổn định độ phì của đất


 

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
17 tháng 9 2018 lúc 10:18

Đáp án: A

Giải thích:

- Đáp án A: phát triển du lịch ⇒ ý nghĩa về giá trị phát triển kinh tế ⇒ Đúng.

- Đáp án B: lưu giữ nguồn gen ⇒ ý nghĩa về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ⇒ Loại.

- Đáp án C, D: chống xói mòn, đảm bảo cân bằng nước, chống lũ lụt hạn hán ⇒ ý nghĩa về mặt bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai ⇒ Loại.

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
25 tháng 3 2019 lúc 12:01

Đáp án A

- Đáp án A: phát triển du lịch =>  ý nghĩa về giá trị phát triển kinh tế

=> Đúng

- Đáp án B: lưu giữ nguồn gen => ý nghĩa về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

=> Loại

- Đáp án C, D: chống xói mòn, đảm bảo cân bằng nước, chống lũ lụt hạn hán => ý nghĩa về mặt bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai.

=> Loại

Nguyễn Cơ
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Hà
5 tháng 2 2016 lúc 10:47

a) Những thay đổi của tài nguyên sinh vật 

- Diện tích rừng có nhiều biến động : từ năm 1943 đến năm 1983 giảm (từ 14.3 triệu ha năm 1943 xuống còn 7.2 triệu ha năm 1983), từ năm 1983 đến năm 2005 tăng (từ 7.2 triệu ha năm 1983 lên 12.7 triệu ha năm 2005)

- Chất lượng rừng suy giảm. Năm 1943 loại rừng giàu của cả nước có gần 10 triệu ha (chiếm 70% diện tích rừng). Đến nay, tuy đã có gần 40% diện tích đất có rừng che phủ nhưng phần lớn là rừng non mới phục hồi và rừng trồng cây khai thác được. Vì thế 70% diện tích rừng là rừng nghèo và rừng mới phục hồi.

- Đa dang sinh học suy giảm. Sinh vật tự nhiên nước ta có tính đa dạng (thể hiện ở số lượng thành phần loài, các kiểu hệ sinh thái và nguồn gen hiếm) nhưng đang bị suy giảm. Nguồn tài nguyên sinh vật dưới nước, đặc biệt nguồn lợi hải sản cũng bị giảm sút rõ rệt.

b) Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi tài nguyên sinh vật.

- Diện tích rừng tăng là do Nhà nước có chính sách bảo vệ và phát triển rừng; xây dựng các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên; triển khai  Luật bảo vệ và phát triển rừng....

- Tài nguyên sinh vật suy giảm là do khai thác quá mức của con người, môi trường bị ô nhiễm

Lê Minh Đức
5 tháng 2 2016 lúc 15:35

Giới sinh vật tự nhiên ở nước ta có tính đa dạng cao thể hiện ở số lượng thành phần loài, các kiểu hệ sinh thái và nguồn gen quý hiếm, nhưng hiện nay tài nguyên sinh vật đang bị suy giảm vì: - Khai thác tài nguyên sinh vật vượt quá mức sinh sản của sinh vật. - Rừng bị giảm diện tích, sinh vật mất nơi cư trú. - Ô nhiễm và tình trạng mất cân bằng sinh thái cũng de dọa sự sông của sinh vật. - Tác động của con người làm thu hẹp diện tích rừng tự nhiên, đồng thời còn làm nghèo tính đa dạng của các kiểu hệ sinh thái, thành phần loài và nguồn gen. - Nguồn tài nguyên sinh vật dưới nước, đặc biệt nguồn hải sản của nước ta cũng bị giảm sút rõ rệt. Vùng biển Tây Nam, nơi có nguồn hải sản rất lớn thì sản lượng đánh bắt cá, tôm cũng giảm sút đáng kể. Đó là hậu quả của sự khai thác quá mức và tình trạng ô nhiễm môi trường nước, nhất là vùng cửa sông, ven biển. b) Ý nghĩa của việc bảo vệ và phát triển vốn rừng: Giúp bảo vệ môi trường sống, giữ gìn nguồn gen các sinh vật quý hiếm, điều hòa nguồn nước, hạn chế tác hại các cơn lũ đột ngột. Ven biển trồng rừng để chắn gió, chắn cát. 

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
14 tháng 8 2023 lúc 23:45

Tham khảo

- Ví dụ 1 (về đa dạng sinh học): Việt Nam là một trong 16 quốc gia sở hữu sự đa dạng sinh học cao nhất thế giới với hơn 50.000 loài đã được xác định. Trong đó có nhiều loài thực vật và động vật quý hiếm, như: (thực vật) trầm hương, trắc, sâm Ngọc Linh, gõ đỏ, cẩm lai, vàng tâm,..; (động vật) sao la, voi, bò tót, hươu xạ,…

- Ví dụ 2 (về suy giảm đa dạng sinh học): Nhiều loài động vật ở Việt Nam hiện đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, như: tê giác, voi, hổ,…

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
25 tháng 9 2018 lúc 4:09

- Giá trị về kinh tế- xã hội, nâng cao đời sống:

   + Tài nguyên thực vật cung cấp gỗ, tinh dầu, nhựa, ta-nanh, chất nhuộm, dùng làm thuốc, thực phẩm, nguyên liệu sản xuất thủ công nghiệp…

   + Tài nguyên động vật cung cấp cho ta nhiều sản phẩm để làm thức ăn, làm thuốc và làm đẹp cho con người.

   + Là cơ sở để phát triển dụ lịch, tham gia, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, nghiên cứu khoa học…

- Giá trị về bảo vệ môi trường sinh thái.

   + Điều hòa khí hậu, giữ cho môi trường không khí trong lành.

   + Bảo vệ đất, chống xói mòn.

   + Cố định bồi đắp, chắn gió.

   + Hạn chế thiên tai lũ bùn, lũ quét, lũ đá…