Những câu hỏi liên quan
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Tuyết Nhi Melody
26 tháng 4 2017 lúc 21:58
Giống nhau: Cơ thể thực vật và động vật đều có khả năng tiếp nhận kích thích từ các tác nhân của môi trường và phản ứng với các kích thích đó. Khác nhau: Về phương thức tiếp nhận kích thích và trả lời kích thích: Ở thực vật: chưa có cấu trúc đặc hiệu đảm trách việc tiếp nhận và truyền kích thích cũng như phản ứng trả lời như ở động vật. Phản ứng trả lời đối với các kích thích của các tác nhân môi trưởng ở thực vật dựa trên 2 cơ chế: Sự sai lệch về tốc độ sinh trưởng của các tế bào được kích thích và không được kích thích tại miền sinh trưởng của 2 phía đối diện nhau của cơ quan (ví dụ, hướng động và ứng động sinh trưởng). Sự biến động về hàm lượng nước và lan truyền kích thích trong các tế bào và mô chuyển hoá của cơ quan (ví dụ, ứng động sức trương nước ở cây trinh nữ và ứng động bắt côn trùng ở cây gọng vó). Ở động vật, sự xuất hiện cảm ứng liên quan đến tổ chức đặc hiệu gồm cơ quan thụ cảm, hệ thần kinh với chức năng phân tích, tổng hợp thông tin để quyết định hình thức, mức độ phản ứng và bộ phận thực hiện phản ứng trả lời.
Bình luận (0)
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
10 tháng 8 2018 lúc 10:07

Đáp án D.

Nguyên nhân là vì biểu hiện của cảm ứng ở thực vật thường gắn với sự sinh trưởng của cây hoặc các vận động chất nguyên sinh với tốc độ thực hiện chậm nên khó nhận thấy hơn các cảm ứng của động vật

Bình luận (0)
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
2 tháng 2 2018 lúc 16:36

Tốc độ cảm ứng ở động vật nhanh hơn tốc độ cảm ứng ở thực vật

Đáp án cần chọn là: B

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
animepham
26 tháng 2 2023 lúc 13:50

1-tiếp nhận 

2-phản ứng

3-môi trường

4-thích nghi 

5-động vật 

6-thực vật

Bình luận (0)
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
19 tháng 3 2017 lúc 15:29

   + Cơ quan trao đổi khí ở động vật là bề mặt cơ thể, mang, hệ thống ống khí, phổi. Cơ quan trao đổi khí ở thực vật là tất cả các bộ phận có khả năng thấm khí của cơ thể. Tuy nhiên, trao đổi khí giữa cơ thể thực vật với môi trường chủ yếu thông qua các khí khổng ở lá và bì khổng (lỗ vỏ) ở thân cây.

    + So sánh sự trao đổi khí ở cơ thể thực vật và cơ thể động vật:

          • Giống nhau: Lấy O2 và thải CO2

          • Khác nhau:

      - Trao đổi khí giữa cơ thể thực vật với môi trường được thực hiện chủ yếu thông qua các khí khổng ở lá và bì khổng ở thân cây. Động vật trao đổi khí với môi trường xung quanh nhờ cơ quan hô hấp, đó là bề mặt cơ thể, hệ thống ống khí, mang, phổi.

      - Động vật chỉ trao đổi khí với môi trường nhờ quá trình hô hấp (lấy khí O2, thải khí CO2). Thực vật trao đổi khí với môi trường nhờ cả hô hấp (lấy khí O2, thải khí CO2) và quang hợp (lấy khí CO2, thải khí O2)

Bình luận (0)
Trần Phan Thanh Thảo
Xem chi tiết
Nhã Yến
22 tháng 10 2017 lúc 9:34

*Giống nhau :Cơ thể thực vật và động vật đều có khả năng tiếp nhận các kích thích từ các tác nhân của môi trường và phản ứng với các kích thích đó.

* Khác nhau : về phương thức tiếp nhận và trả lời lại các kích thích đó:

- Ở thực vật :

+ Cảm ứng ở thực vật thường là các phản ứng thường diễn ra chậm ,biểu diễn bằng ứng động và hướng động.

+ Cảm ứng của thực vật do các thành phần đặc biệt bên trong thực hiện

- Ở động vật:

+ Phản xạ ở động vật diễn ra nhanh hơn.

+ Phản xạ ở động vật có sự tham gia của hệ thần kinh.

Bình luận (0)
cmmhoc24
22 tháng 10 2017 lúc 10:17

- Giống nhau: Đều là phản ứng trả lời kích thích => giúp sinh vật thích nghi với môi trường.

- Khác nhau: Phản xạ được điều khiển bởi hệ thần kinh (cảm ứng ở TV ko thông qua hệ TK), tốc độ nhanh, chính xác và hình thức đa dạng (cảm ứng ở TV tốc độ Pư chậm, thiếu chính xác và hình thức kém đa dạng)

Bình luận (0)
Trọng
Xem chi tiết
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
20 tháng 11 2017 lúc 10:11

* Giống nhau:

   - Có sự kết hợp của giao tử đực (n) và giao tử cái (n) để hình thành hợp tử (2n).

   - Con sinh ra mang đặc điểm di truyền của cả bố và mẹ.

* Khác nhau:

  Sinh sản hữu tính ở động vật Sinh sản hữu tính ở thực vật
Quá trình tạo giao tử Giao tử đực tạo ra ở cơ quan sinh dục đực, giao tử cái tạo ra ở cơ quan sinh dục cái. Hạt phấn (chứa giao tử đực) hình thành trong bao phấn, noãn (chứa giao tử cái) hình thành trong bầu.
Quá trình thụ tinh Thụ tinh ngoài hoặc thụ tinh trong Thụ tinh kép
Quá trình phát triển phôi Diễn ra trong trứng hoặc trong tử cung của con cái hoặc trong túi của con đực (cá ngựa). Diễn ra trong bầu, vách bầu hình thành vỏ quả để bảo vệ phôi.
Bình luận (0)
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
4 tháng 5 2019 lúc 7:26

* Giống nhau:

    - Không có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái, các cá thể con sinh ra giống hệt nhau và giống hệt mẹ về di truyền.

    - Cơ thể mới được tạo ra bằng hình thức nguyên phân.

* Khác nhau:

Sinh sản vô tính ở động vật Sinh sản vô tính ở thực vật
Hình thức sinh sản: Trinh sinh, phân đôi, nảy chồi,phân mảnh. Hình thức sinh sản: Sinh sản bằng bào tử, sinh sản sinh dưỡng
Bình luận (0)